Bánh mì và nước ngọt có gas dễ khiến trẻ béo phì
Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013
Theo PGS.TS Lê Bạch Mai (Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng), thói quen cho trẻ ăn các thức ăn sẵn như: mì ăn liền, đồ rán, nước ngọt hoặc bánh mì... rất nguy hại cho các cháu.
Giảm chất bột tăng chất đạm
Phân tích về vấn đề thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ, phó giáo sư Lê Bạch Mai cho biết, những thay đổi về kinh tế xã hội đã dẫn đến những thay đổi về cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ em như: giảm chất bột, tăng chất đạm và đặc biệt là chất béo. Trẻ em thành phố có xu hướng tiêu thụ giảm lương thực, tăng thức ăn động vật, chất béo và đường ngọt cao hơn so với khẩu phần ăn chung. Điều đó một mặt giúp cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng cho trẻ nhưng mặt khác lại làm tăng nguy cơ thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì, thừa cân và các bệnh mạn tính không lây.
Ăn ít các món xào rán
Cũng theo bà Bạch Mai tại Hội thảo "Thực trạng dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam" do Viện Nghiên cứu Y- Xã hội học vừa tổ chức, khẩu phần ăn của trẻ em dưới 5 tuổi ở thành thị đang tăng lượng thịt rất nhanh. Việc lựa chọn đồ ăn nhanh và các thức ăn sẵn như mì ăn liền, bánh mì... cũng gây nhiều nguy cơ béo phì cho trẻ. Đặc biệt, theo kết quả khảo sát, các gia đình cho con ăn các món xào rán đang tăng gấp đôi thay vì các món hấp, luộc cũng không tốt cho sức khỏe của bé.
Không nêm mặn khi mới ăn dặm
Theo lời khuyên của một số chuyên gia dinh dưỡng, khi cho trẻ ăn bổ sung (từ tháng thứ tư đến tháng thứ sáu), cần cung cấp đủ năng lượng cho trẻ bằng cách bổ sung dầu ăn vào khẩu phần cho đến suốt hai năm đầu đời. Không nên nêm nếm nhiều gia vị trong thức ăn của trẻ, đặc biệt là bột ngọt và cũng không nên nêm mặn. Nhiều mẹ thường cho trẻ ăn quá thừa đạm, tinh bột nhưng lại thiếu rau xanh và chất béo. Điều đó khiến trẻ vừa khó tiêu hóa, sinh ra biếng ăn, đồng thời thiếu những vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Không xem ti vi khi ăn
Phải bảo đảm trẻ được ăn đầy đủ bốn nhóm: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Khi cho con ăn, các bà mẹ thường mở ti vi có chương trình quảng cáo, ca nhạc để trẻ xem. Thói quen này khiến trẻ ăn một cách thụ động, không có cảm nhận về món ăn, không có giao tiếp với cha mẹ nên hấp thụ kém.
Thức ăn nhanh như bánh mì, nước có gas không tốt cho trẻ (Ảnh: Internet)
Uống quá nhiều nước ngọt và sữa
Kết quả khảo sát nhanh "Thực trạng dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam" tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do Viện nghiên cứu Y- Xã hội học tiến hành vào tháng 6-7/2013 cho thấy, kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con từ 7 tháng đến 6 tuổi còn nhiều bất cập. Đề cập đến vấn đề chăm sóc trẻ em, thạc sỹ Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y- Xã hội học cho rằng, các bà mẹ chưa có hiểu biết về cân nặng nên có của trẻ. Có 30% bà mẹ có con bị thừa cân không biết trẻ đã thừa cân, 15% số bà mẹ có con thừa cân vẫn mong muốn con mình tiếp tục tăng cân, nhiều bà mẹ muốn con dư cân, béo khỏe để có thể lực cho phát triển và dự phòng những lúc trẻ ốm. Các gia đình thường cho con uống quá nhiều nước ngọt, nước có gas cũng gây béo phì và không tốt cho sức khỏe bé.
Suy dinh dưỡng mới khám
Nếu bị suy dinh dưỡng trong 5 năm đầu đời, trẻ không chỉ lùn, chậm phát triển chiều cao mà còn chậm phát triển trí não hơn trẻ thông thường. Các chỉ số sau biểu hiện suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 12 tháng nhưng chỉ nặng 7,7kg; 24 tháng nặng 9kg. Tuy nhiên, chỉ số này có thể điều chỉnh, phục hồi được. Nhưng các chỉ số sau, các mẹ phải cho con đi khám và khó hồi phục vì bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi: Bé 12 tháng nhưng chỉ cao 68,6cm, 24 tháng: cao 80cm. Khi thấy con rơi vào các chỉ số trên, bố mẹ hãy đưa con đi khám để có tư vấn về dinh dưỡng hợp lý.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đô thị lớn đã ở mức thấp: 7,5% về suy dinh dưỡng nhẹ cân và 15% suy dinh dưỡng thấp còi. Tuy nhiên, số tuyệt đối về suy dinh dưỡng thấp còi còn hơn 215.000 trẻ, suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi tại các thành phố lớn vẫn còn hơn 108.000 trẻ.
Tags:
ban-tre, suc-khoe
Ăn uống sai khoa học sẽ dẫn đến béo phì (Ảnh: Internet) |
Phân tích về vấn đề thừa cân, béo phì ở trẻ nhỏ, phó giáo sư Lê Bạch Mai cho biết, những thay đổi về kinh tế xã hội đã dẫn đến những thay đổi về cơ cấu khẩu phần ăn của trẻ em như: giảm chất bột, tăng chất đạm và đặc biệt là chất béo. Trẻ em thành phố có xu hướng tiêu thụ giảm lương thực, tăng thức ăn động vật, chất béo và đường ngọt cao hơn so với khẩu phần ăn chung. Điều đó một mặt giúp cải thiện tình trạng thiếu dinh dưỡng cho trẻ nhưng mặt khác lại làm tăng nguy cơ thừa dinh dưỡng dẫn đến béo phì, thừa cân và các bệnh mạn tính không lây.
Ăn ít các món xào rán
Cũng theo bà Bạch Mai tại Hội thảo "Thực trạng dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam" do Viện Nghiên cứu Y- Xã hội học vừa tổ chức, khẩu phần ăn của trẻ em dưới 5 tuổi ở thành thị đang tăng lượng thịt rất nhanh. Việc lựa chọn đồ ăn nhanh và các thức ăn sẵn như mì ăn liền, bánh mì... cũng gây nhiều nguy cơ béo phì cho trẻ. Đặc biệt, theo kết quả khảo sát, các gia đình cho con ăn các món xào rán đang tăng gấp đôi thay vì các món hấp, luộc cũng không tốt cho sức khỏe của bé.
Không nêm mặn khi mới ăn dặm
Theo lời khuyên của một số chuyên gia dinh dưỡng, khi cho trẻ ăn bổ sung (từ tháng thứ tư đến tháng thứ sáu), cần cung cấp đủ năng lượng cho trẻ bằng cách bổ sung dầu ăn vào khẩu phần cho đến suốt hai năm đầu đời. Không nên nêm nếm nhiều gia vị trong thức ăn của trẻ, đặc biệt là bột ngọt và cũng không nên nêm mặn. Nhiều mẹ thường cho trẻ ăn quá thừa đạm, tinh bột nhưng lại thiếu rau xanh và chất béo. Điều đó khiến trẻ vừa khó tiêu hóa, sinh ra biếng ăn, đồng thời thiếu những vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Không xem ti vi khi ăn
Phải bảo đảm trẻ được ăn đầy đủ bốn nhóm: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. Khi cho con ăn, các bà mẹ thường mở ti vi có chương trình quảng cáo, ca nhạc để trẻ xem. Thói quen này khiến trẻ ăn một cách thụ động, không có cảm nhận về món ăn, không có giao tiếp với cha mẹ nên hấp thụ kém.
Thức ăn nhanh như bánh mì, nước có gas không tốt cho trẻ (Ảnh: Internet)
Uống quá nhiều nước ngọt và sữa
Kết quả khảo sát nhanh "Thực trạng dinh dưỡng trẻ em đô thị Việt Nam" tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh do Viện nghiên cứu Y- Xã hội học tiến hành vào tháng 6-7/2013 cho thấy, kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của bà mẹ có con từ 7 tháng đến 6 tuổi còn nhiều bất cập. Đề cập đến vấn đề chăm sóc trẻ em, thạc sỹ Nguyễn Đức Minh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Y- Xã hội học cho rằng, các bà mẹ chưa có hiểu biết về cân nặng nên có của trẻ. Có 30% bà mẹ có con bị thừa cân không biết trẻ đã thừa cân, 15% số bà mẹ có con thừa cân vẫn mong muốn con mình tiếp tục tăng cân, nhiều bà mẹ muốn con dư cân, béo khỏe để có thể lực cho phát triển và dự phòng những lúc trẻ ốm. Các gia đình thường cho con uống quá nhiều nước ngọt, nước có gas cũng gây béo phì và không tốt cho sức khỏe bé.
Suy dinh dưỡng mới khám
Nếu bị suy dinh dưỡng trong 5 năm đầu đời, trẻ không chỉ lùn, chậm phát triển chiều cao mà còn chậm phát triển trí não hơn trẻ thông thường. Các chỉ số sau biểu hiện suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: 12 tháng nhưng chỉ nặng 7,7kg; 24 tháng nặng 9kg. Tuy nhiên, chỉ số này có thể điều chỉnh, phục hồi được. Nhưng các chỉ số sau, các mẹ phải cho con đi khám và khó hồi phục vì bị rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi: Bé 12 tháng nhưng chỉ cao 68,6cm, 24 tháng: cao 80cm. Khi thấy con rơi vào các chỉ số trên, bố mẹ hãy đưa con đi khám để có tư vấn về dinh dưỡng hợp lý.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em đô thị lớn đã ở mức thấp: 7,5% về suy dinh dưỡng nhẹ cân và 15% suy dinh dưỡng thấp còi. Tuy nhiên, số tuyệt đối về suy dinh dưỡng thấp còi còn hơn 215.000 trẻ, suy dinh dưỡng nhẹ cân của trẻ em dưới 5 tuổi tại các thành phố lớn vẫn còn hơn 108.000 trẻ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét