Tìm Kiếm


Sữa bột cho trẻ em được bình ổn giá

15:26 |
Từ 20/11, các mặt hàng sữa trước đây núp dưới tên gọi 'sản phẩm dinh dưỡng' sẽ chính thức được coi là sữa và nằm trong danh mục hàng hóa phải bình ổn giá.
Bộ Y tế yêu cầu Cục An toàn thực phẩm hàng tháng công bố danh mục chi tiết sữa dành cho trẻ em.


Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu Cục An toàn thực phẩm, các Sở Y tế triển khai thực hiện Thông tư số 30/2013/TT-BYT ngày 4/10/2013 của Bộ Y tế ban hành Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.

Cụ thể, để triển khai thực hiện nghiêm chỉnh Thông tư, Bộ Y tế yêu cầu Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Thông tư đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sữa trên địa bàn.

Đồng thời, chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính trong việc thực hiện các biện pháp bình ổn giá sữa khi có yêu cầu.

Các đơn vị trên cần phối hợp với các đơn vị đầu mối của các bộ và sở: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về giá.

Trước đó, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 30 về Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá.

Theo đó, Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điểm h Khoản 2 Điều 15 Luật Giá bao gồm: Sản phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ đến 36 tháng tuổi theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành.

Sữa và các sản phẩm dinh dưỡng có chứa sữa động vật dưới dạng bột hoặc dạng lỏng có công bố sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhưng không theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Theo Thông tư, danh mục quy định tại trên là cơ sở để Bộ Tài chính thực hiện quản lý giá theo quy định của pháp luật về giá.

Định kỳ hàng tháng, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế có trách nhiệm công bố danh mục chi tiết sữa quy định tại danh mục trên.
Đọc Thêm…

Nho TQ giá bèo "tấn công" thị trường Hà Nội

14:51 |
Thời gian gần đây, các loại nho xanh, nho đỏ vào mùa lại nhan nhản khắp các tuyến phố Hà Nội. Điều đáng nói là hầu hết các loại nho này đều nhập từ Trung Quốc nhưng được người bán hàng gắn cho cái mác nho Ninh Thuận, nho Mỹ để che mắt người tiêu dùng.


Dạo quanh các tuyến phố ở Hà Nội, đâu đâu cũng thấy nho xanh, nho đỏ tràn ngập. Trên tuyến phố Tôn Thất Tùng, khu vực đối diện bệnh viện Đại học Y Hà Nội, nho bày la liệt trên các xe đạp bán hàng rong. Một người phụ nữ tầm ngoại tứ tuần có cả một mẹt nho xanh mướt, cao ngất ngu, khi có khách tới mua, băn khoăn về nguồn gốc hàng hóa, người phụ nữ nhanh nhảu thuyết phục : "Nho không hạt của Ninh Thuận đấy em ạ, tươi roi rói, ăn ngọt lịm". Loại nho xanh "Ninh Thuận" này được rao với giá 45.000 đồng/kg, nếu ai khéo mặc cả, mua nhiều sẽ chỉ có giá 30.000 đồng/kg

Nho xanh TQ đội lốt nho Ninh Thuận đang làm mưa làm gió trên thị trường
Kế bên cạnh, người bán hàng là nam đang bán một mẹt đủ các loại hoa quả hỗn độn: cóc, lựu, cam, nho xanh và nho đỏ. Loại nho tím quả tròn, to, trông bắt mắt được giới thiệu với khách hàng là nho Mỹ 100%, bán giá 60.000 đồng/kg, có khách "ép giá" xuống còn 40.000 đồng/kg cũng thấy người đàn ông này vui vẻ bán.

Ở phố Trần Thánh Tông, từng mẹt nho xanh gánh quang gánh nối đuôi nhau tập trung gần khu vực cửa hàng vàng Bảo Tín Minh Châu, Phú Qúy. Nho xanh bán ở khu vực này là "hàng chọn" nên trông quả to, đẹp mắt hơn so với loại bán ở các tuyến phố bình dân. Vì thế, giá cũng nhỉnh hơn, nếu dưới 40.000 đồng/kg, người bán hàng nhất định không cân.

Nhiều người được thuyết phục, không rõ "lai lịch" hàng hóa thế nào, đều cắm đầu vào mua vì giá rẻ, mặc dù tâm lý vẫn e ngại hàng Trung Quốc. Trong khi thực tế, loại nho xanh nhập từ TQ có vỏ bóng, mọng, không hạt, vị ngọt lịm, trong khi nho Ninh Thuận vị hơi chua, có hạt, vỏ dày hơn và giá cũng cao hơn gấp nhiều lần, khoảng 90.000 đồng/kg. Trong khi đó, nho đỏ của Mỹ quả dài, nhỏ hơn và màu cũng nhạt hơn nho đỏ Trung Quốc, quả nho Mỹ kết thành từng chùm to, dài, có giá khoảng 180.000 đồng/kg.

Để tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc loại nho xanh không hạt, nho đỏ giá bèo gắn mác Ninh Thuận, Mỹ, PV Kiến Thức đã tới khảo sát tại chợ hoa quả đầu mối Long Biên, Hà Nội. Tại đây, khoảng gần 2h sáng hàng trăm chiếc xe tải lớn nhỏ từ Bắc Giang, Lạng Sơn lại nườm nượp đổ về. Mùa này, hàng hóa chính tại chợ Long Biên chủ yếu là táo, lựu, thanh long và các loại nho trong đó chủ yếu là nho Trung Quốc, lác đác vài xe bán nho tím không hạt của Đà Lạt.

Nho TQ giá bèo


Nho TQ giá bèo
Nho xanh không hạt và nho đỏ Trung Quốc tại chợ đầu mối Long Biên.Ảnh: Nguyên Đan.

Nho xanh không hạt đựng trong các giỏ nhựa, dán tem chữ Trung Quốc được bày la liệt khắp lối đi. Loại nho này được lái thương bán theo thùng, mỗi thùng khoảng 9 kg với giá 250.000 đồng/thùng, tính ra chỉ hơn 25.000 đồng/kg. Loại nho đỏ, quả tròn, to, vẫn được người bán hàng rong giới thiệu là nho Mỹ tại đây cũng chỉ có giá 180.000 đồng/thùng 6,5 kg, tính ra có giá khoảng 26.000 đồng/kg. Trong khi đó, nho đỏ không hạt của Đà Lạt có giá 700.000 đồng/thùng 9kg. Các lái thương tại chợ Long Biên đều không ngần ngại nói về nguồn gốc xuất xứ của các loại nho xanh không hạt, nho đỏ giá rẻ là nhập từ Trung Quốc.

Theo ông Nguyễn Văn Mọi, Phó chủ tịch hiệp hội nho Ninh Thuận, hơn một năm nay ông đã biết việc nho xanh Trung Quốc gắn mác nho Ninh Thuận bán trên thị trường. Tại Hà Nội, ông Mọi từng tận mắt chứng kiến nhiều cơ sở bán sản phẩm nho Trung Quốc gắn mác nho Ninh Thuận. Về vấn đề này, ông Mọi đã báo cáo với Chủ tịch Hiệp hội nho Ninh Thuận, đồng thời có văn bản gửi Hội Tiêu chuẩn & Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam, và các cơ quan chức năng khác để làm minh bạch thị trường nho.
Đọc Thêm…

DN nổi giận vì phải trả tiền cho EVN chơi tennis

14:49 |
Giá điện liên tục tăng và "phát lộ" việc EVN đưa cả hạng mục xây dựng biệt thự kèm bể bơi, sân tennis...vào giá điện như giáng một đòn mạnh vào niềm tin của doanh nghiệp, người dân đối với ngành điện.

Trong khi hàng loạt doanh nghiệp khó khăn rơi vào tình trạng đóng cửa, ngừng hoạt động thì EVN liên tục kêu lỗ, đòi tăng giá mà không hề có lí do rõ ràng.

Việc Thanh tra Chính phủ tiết lộ thông tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa cả hạng mục xây dựng nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự, liền kề, chung cư kèm bể bơi, sân tennis ... với giá trị đầu tư trên 595 tỷ đồng vào chi phí xây dựng dự án điện, các doanh nghiệp đang phải mua giá điện cao không nén nổi bức xúc.

Ông Trần Xuân Dưỡng, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp Hà Nam thẳng thẳn "EVN làm như vậy thì thật sự rất phi lý".

Theo vị Trưởng ban quản lý các KCN, điện là ngành độc quyền nên dù tăng thì doanh nghiệp cũng không còn cách nào khác là phải tuân thủ theo. Nhưng mỗi lần tăng giá điện là một lần doanh nghiệp lại đối mặt với khó khăn mới bởi nó đẩy chi phí sản xuất tăng lên.

"Ngay trong hợp đồng giữa ngành điện và đơn vị kinh doanh cũng đã có nhiều bất cập. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp nộp tiền điện muộn, không đủ tải...thì phạt doanh nghiệp. Trong khí đó doanh nghiệp đang sản xuất nhưng đột nhiên mất điện thì phía ngành điện chỉ thông báo là do sự cố mà không chịu bất ký trách nhiệm nào. Rõ ràng thiệt thòi vẫn thuộc về phía người sử dụng, doanh nghiệp", ông Dưỡng nói.


Khá bức xúc khi biết thông tin người dân, doanh nghiệp đang phải trả tiền cho biệt thự, sân tennis, chung cư và những khoản nợ, đầu tư bất hợp lý của ngành điện lên đến hàng nghìn tỷ đồng, Anh Phạm Huy Tâm, đại diện Công ty Cổ phần giấy H.T cho biết mỗi tháng công ty phải trả hơn 200 triệu tiền điện.

"Cách tính giá điện như vậy thì không chỉ công ty tôi mà chắc chắn các doanh nghiệp khác cũng kịch liệt phản đối. Gía điện ảnh hưởng rất lớn đến những doanh nghiệp sản xuất trực tiếp sản phẩm như công ty tôi. Nó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Nhưng phía doanh nghiệp đâu thể nói tăng giá bán là tăng được bởi còn phụ thuộc nhiều yếu tố trên thị trường. Chúng tôi chỉ mong muốn giá điện được ổn định và minh bạch", anh Tâm nói.

Mỗi lần tăng giá điện, ngoài chi phí phát sinh từ việc tăng giá điện còn là sự tăng giá từ các nguồn nguyên liệu khác. Chia sẻ khó khăn với ngành điện, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm, điều chỉnh sản xuất phù hợp nhưng phía EVN lại coi thường người dân khi bắt người dân phải "cõng" những khoản đầu tư vô lý của mình.

Ông Nguyễn Hải Ca, Phó GĐ công ty cổ phần sản xuất giấy ở Chương Mỹ, Hà Nội cũng cho rằng trong khi bao doanh nghiệp làm ăn khó khăn, cắt giảm nhiều khoản họ lại còn phải gánh hậu quả của ngành điện thì quá phi lý.

Mỗi lần tăng giá EVN lấy lí do than, chi phí sản xuất tăng, thua lỗ và cho rằng phải tăng thì mới thu hút được các nguồn vốn đầu tư vào ngành điện. Thực tế thì sự thua lỗ của EVN lên đến hàng nghìn tỷ đồng do đầu tư ngoài ngành đều được tính vào giá điện.

Sau khi đọc được thông tin trên báo, không chỉ doanh nghiệp mà người dân cũng vô cùng bức xúc. Ngọc An, sinh viên ĐH Bách Khoa cho biết: "Bản thân bọn em là sinh viên, phải đi thuê trọ nhưng phải chịu giá điện rất cao. Ngay khi EVN tăng giá điện đợt tháng 8, chủ nhà đã thông báo tăng giá, hiện tại em đang phải trả 4.500 đồng cho mỗi KWh, thậm chí nhiều nơi sau đợt tăng giá vừa rồi còn 5.000- 5.500 đồng/KWh".

Anh Đình Khương ở Hoàng Mai bức xúc, lây nay DN và người dân gồng gánh chi tiêu vì giá điện liên tục tăng hóa ra để trả cho những thứ xa xỉ đó. Quá thất vọng về ngành điện. Hi vọng cơ quan quản lý sớm vào cuộc đem lại sự minh bạch trong giá điện, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Đọc Thêm…

Bắt đầu 'quản chặt' giá sữa

14:47 |
Sau những nhập nhằng về tên gọi, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi vừa được trả lại tên và chính thức bị Bộ Tài chính "quản chặt" về giá.
Trong thông cáo gửi báo chí, Bộ Tài chính cho biết Bộ đã nhanh chóng vào cuộc quản lý giá sữa ngay sau khi Bộ Y tế ban hành Thông tư số 30/2013/TT- BYT ngày 4/10/2013 về việc ban hành Danh mục sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc hàng hóa thực hiện bình ổn giá có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2013.

Cụ thể, Bộ Tài chính đã gửi Công văn số 13375/BTC-QLG ngày 4-10-2013 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về thực hiện quản lý giá sữa và sản phẩm sữa theo quy định của Luật Giá trên địa bàn đồng thời yêu cầu 6 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sữa kê khai giá với Cục Quản lý Giá báo cáo về giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi.

giá sữa
Bị quản, giá sữa liệu có giảm? Ảnh Khánh Hòa

Để thực hiện tốt việc quản lý giá đối với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, Bộ Tài chính cũng đã đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Tài chính phối hợp với các sở ban ngành chức năng (Công Thương, Y tế, Quản lý thị trường, Thuế, Hải quan, Công an...) và các doanh nghiệp liên quan để cùng kiểm tra, kiểm soát việc kê khai giá và niêm yết giá của doanh nghiệp sữa.

Nếu phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật về giá, các cơ quan chức năng sẽ xử lý theo thẩm quyền và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Bộ cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo các Sở, ngành chức năng (Tài chính, Quản lý thị trường, Thuế, Hải Quan, Công an, Y tế...) tăng cường kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, lưu thông mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng theo quy định của pháp luật, chú trọng kiểm soát chất lượng gắn với giá cả của từng mặt hàng.

Ngoài ra, Bộ cũng yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi phải thực hiện kê khai giá khi có bất cứ điều chỉnh giá trước khi bán trên thị trường theo quy định đồng thời báo cáo việc tăng, giảm giá sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, lý do điều chỉnh tăng giảm từ ngày 1/1/2013 đến nay.

Các doanh nghiệp sữa phải báo cáo và giải trình về việc đã tăng giảm giá trong thời gian qua gồm có Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition (Việt Nam), Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (sữa Abbot), Công ty TNHH sữa Nestle Việt Nam, Công ty TNHH phân phối Tiên Tiến, Công ty TNHH Friesland Campina Việt Nam, Công ty Cổ phần thương mại và phát triển ORGANIC Việt Nam.

Việc kê khai giá và báo cáo giải trình của các doanh nghiệp này phải được tiến hành trước ngày 25/11/2013.
Đọc Thêm…

Vàng thế giới biến động trái chiều trên các thị trường

14:46 |
Sáng 9/10, giá vàng tại thị trường châu Á được đẩy lên cao hơn, trong bối cảnh bế tắc về vấn đề ngân sách tại Mỹ vẫn chưa được giải quyết và đe dọa đến các cuộc đàm phán về tăng trần nợ.
Vàng thế giới biến động trái chiều trên các thị trường

Vào lúc 7 giờ 19 phút giờ Việt Nam, giá vàng giao ngay tại Singapore tăng 0,2% lên 1.320,44 USD/ounce.

Ngày 8/10, phát biểu trong cuộc họp báo kéo dài một tiếng đồng hồ tại Nhà Trắng, Tổng thống Obama một lần nữa lên tiếng chỉ trích các nhà lập pháp cực hữu của đảng Cộng hòa.

Ông Obama cho rằng nước Mỹ, với tư cách là siêu cường thế giới, không thể để cho một nhóm các thành viên Quốc hội thiếu trách nhiệm gây cản trở dẫn tới việc đóng cửa công sở liên bang, có nguy cơ gây ra một thảm họa cho toàn bộ nền kinh tế.

Tổng thống cảnh báo việc nước Mỹ vỡ nợ sẽ "tồi tệ hơn nhiều" tình trạng đóng cửa của chính phủ hiện tại. Ông chủ Nhà Trắng ngỏ ý sẵn sàng nhượng bộ, chứ không thương lượng về kế hoạch chi tiêu ngân sách và tăng trần nợ quốc gia sắp tới hạn 16.700 tỷ USD vào ngày 17/10 tới.

Đêm trước, tại Mỹ, giá vàng giao tháng 12 giảm 50 xu xuống 1.324,60 USD/ounce, do hoạt động bán ra chốt lời của các nhà đầu tư.

Song đà đi xuống của kim loại quý này vẫn bị giới hạn bởi tình hình chính trị căng thẳng tại Mỹ và hạn chót phải nâng trần nợ đang đến gần.

Theo các nhà phân tích, giá vàng sẽ được hưởng lợi từ nguy cơ vỡ nợ của Chính phủ Mỹ nếu Quốc hội không đạt được thỏa thuận nâng trần nợ cho tới hạn chót (17/10).

Chiến lược gia Ed Moy, thuộc Morgan Gold, nhận định việc đóng cửa các cơ quan Chính phủ Mỹ kéo dài sẽ gây ra những vấn đề lớn hơn cho nền kinh tế.

Điều này có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) xem xét lại việc thu dần các chương trình kích kích kinh tế, nhân tố chi phối đến giá vàng./.
Đọc Thêm…

Cửa hàng xăng dầu cố tình "quên" giảm giá

14:45 |
Mặc dầu nhận được tin báo giảm giá xăng dầu từ chiều tối hôm trước, nhưng lợi dụng sự thiếu thông tin của khách hàng, một cửa hàng xăng dầu ở Đô Lương (Nghệ An) vẫn cố tình bán giá cũ đến tận ngày hôm sau, khiến người dân bức xúc.
Cửa hàng xăng dầu cố tình

Ông Nguyễn Thụy Chính - Phó chủ tịch UBND xã Trù Sơn (người đội mũ cối) đang vào đổ xăng để kiểm tra thông tin gian lận tại cửa hàng xăng này.

Thông báo của liên Bộ Tài chính - Công thương yêu cầu các Công ty kinh doanh xăng dầu tiến hành giảm giá bán xăng 387 đồng/lít bắt đầu từ 20h ngày 07/10 trên phạm vi toàn quốc. Tại Nghệ An mức giá bán lẻ xăng dầu trước đó là 24.750 đồng/lít theo đó cũng giảm xuống.

Thế nhưng tại Cửa hàng xăng dầu Quang Minh, ở xóm 11, xã Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn giữ nguyên giá bán cũ, gây bức xúc cho khách hàng. Chiếu theo khu vực thì trên địa bàn huyện Đô Lương (Nghệ An) các cửa hàng bán lẻ xăng sẽ phải giảm giá bán xăng xuống còn 24.350 đồng/lít.

Tuy nhiên, do lợi dụng sự thiếu hiểu biết, thiếu thông tin của người dân nên Cửa hàng xăng dầu Quang Minh tại xã Trù Sơn đã không thực hiện theo đúng quy định mà cố tình giữ nguyên mức giá cũng bán cho khách hàng.

Đúng 8h15 sáng ngày 08/10, chúng tôi có mặt tại cửa hàng xăng dầu Quang Minh (tại ngã ba xã Trù Sơn - thuộc địa bàn xóm 11) để theo dõi và xác minh sự việc. Tại đây, quan sát thấy khá nhiều khách hàng đổ xăng như thường lệ. Tuy nhiên, thay vì bán giá mới 24.350 đồng/lít cho khách hàng thì cửa hàng xăng dầu Quang Minh vẫn thản nhiên bán giá cũ là 24.750 đồng/lít (chênh lệch 400 đồng/lít) cho khách hàng.

Cửa hàng xăng dầu Quanh Minh vẫn bán giá xăng cũ bất chấp quy định (ảnh chụp lúc 8h30 ngày 08/10).

Cửa hàng xăng dầu Quanh Minh vẫn bán giá xăng cũ bất chấp quy định (ảnh chụp lúc 8h30 ngày 08/10).

Để tận mắt mục sở thị cửa hàng "quên" giảm giá xăng, chúng tôi đóng vai khách hàng vào đổ 50.000 đồng xăng. Qua quan sát, giá niêm yết xăng tại của hàng này vẫn là 24.750 đồng. Và, đương nhiên PV chỉ nhận được số lượng xăng là 2,02 lít xăng. Cùng vào cửa hàng đổ xăng với PV, có chị U. người trong xã đến đổ 40.000 đồng thì cũng chỉ nhận được 1,61 lít xăng... Còn anh L.Đ.T - trú ở TP Vinh đi công tác qua đây xe bị hết xăng đã ghé vào cây xăng Quang Minh đổ 50.000 đồng phân trần: "Từ tối ngày 7/10, giá xăng đã giảm nhưng không hiểu sao tại đây họ không giảm chi cả. Tôi có nói với nhân viên ở đây nhưng họ cứ cười, rồi bắt sang chuyện khác...".

Sau khi đổ xăng xong, PV đặt câu hỏi với nhân viên bán tại đây chỉ nhận được cái cười trừ. Bức xúc trước lối kinh doanh gian dối trên của cửa hàng xăng dầu này, PV đã đến UBND xã Trù Sơn để phản ánh với ông Nguyễn Thụy Chính - Phó chủ tịch UBND xã.

Sau đó, ông Chính cùng chúng tôi đến cửa hàng xăng này để kiểm tra. Tại đây, lúc 9h sáng 08/10, ông Chính cũng vào đổ 50.000 đồng tiền xăng thì cũng chỉ nhận được 2,02 lít xăng.

Giá xăng dầu tại cửa hàng Quang Minh

Giá xăng dầu tại cửa hàng Quang Minh

Ông Lưu Văn Minh - Chủ cửa hàng xăng dầu Quang Minh thừa nhận việc cố tình "quên" giảm giá xăng và giải thích thêm: "Chiều tối ngày 7/10, chúng tôi đã nhận được tin nhắn của Công ty xăng dầu Nghệ An về việc giảm giá xăng xuống mức 24.350 đồng/lít theo quy định. Biết bán mức giá cũ là sai nhưng do mới nhập hàng lúc 17h chiều 7/10 nên đành cố gắng bán giá cũ cho đỡ lỗ"?
Đọc Thêm…

Thu bạc triệu nhờ giun, châu chấu

14:42 |
Thú chơi chim, cá cảnh nở rộ khiến giun, dế...những loại làm thức ăn cho các loài sinh vật cảnh này trở nên đắt khách.

Đầu mùa, mỗi kg châu chấu non được anh Thắng ở Gia Lâm giao bán xấp xỉ 200.000 đồng. Là mối giao buôn châu chấu non cho nhiều cửa hàng bán sinh vật cảnh ở Hà Nội, Vĩnh Phúc..., anh Thắng cho biết, có những ngày cao điểm, anh bán được cả chục kg châu chấu cho các điểm thu mua ở Hà Nội. "Người mua lẻ cũng có, nhưng chủ yếu tôi giao buôn cho các cửa hàng bán chim, cá cảnh...", anh Thắng tiết lộ.

Theo anh Thắng, đầu mùa, châu chấu nhiều nên mới có giá gần 200.000 đồng/kg. Khi đến giữa mùa, việc săn bắt tại các vùng ngoại thành khó khăn hơn, hàng trở nên khan hiếm, thì ở Hà Nội, các cửa hàng sinh vật cảnh báo giá 250.000-270.000 đồng/kg là chuyện bình thường.

Giá mỗi kg châu chấu trên thị trường dao động khoảng 200.000 đồng trở lên, được nhiều người mua về làm thức ăn cho sinh vật cảnh, thậm chí làm mồi nhậu
Giá mỗi kg châu chấu trên thị trường dao động khoảng 200.000 đồng trở lên, được nhiều người mua về làm thức ăn cho sinh vật cảnh, thậm chí làm mồi nhậu.

Không chỉ mua châu chấu làm thức ăn cho chim, cá cảnh... tại thị trường Hà Nội, không ít người lùng mua loài côn trùng này để phục vụ thượng đế sành ăn.

Chị Thu, chủ một quán nhậu tại phố Hồ Tùng Mậu cho biết, nhiều người thích nhâm nhi châu chấu rang muối, châu chấu rang ớt, lá chanh... nên cứ đến mùa, chị lại liên hệ với các mối giao buôn để đặt hàng.

"Món này tưởng đơn giản, bình dân, nhưng lên bàn nhậu cũng 'tốn mồi' chả thua kém gì những đặc sản khác", chị Thu tiết lộ. Giá mỗi đĩa châu chấu đã chế biến bán tại nhà hàng dao động vài chục nghìn tới cả trăm ngàn đồng.

Cùng với châu chấu, những loại thức ăn khác cho cá, chim cảnh như giun đất, giun quế... cũng được bán nhiều. Anh Đức, chuyên cung cấp giun và phân giun tại Hà Nội cho biết, giá mỗi kg giun thịt hiện tại dao động 80.000-100.000 đồng, còn sinh khối (hỗn hợp giữa giun và phân giun dùng làm giống hoặc thức ăn) rẻ hơn, khoảng 50.000-60.000 đồng/kg.

"Giờ có nhiều mối cung cấp giun quế, nên lượng bán mỗi ngày thấp hơn, chứ trước đó, mỗi ngày giao cả vài chục kg là bình thường, vì nhiều người nuôi gia cầm hay cá ở các huyện ngoại thành cũng mua giun quế về bổ sung vào thức ăn", anh Đức nói. Ngoài ra, có một số người mua về để nuôi trong nhà.

Thị trường kinh doanh côn trùng thời gian gần đây còn nhộn nhịp hơn với nhiều giống mới xuất hiện. Tuấn Anh, chuyên bán gián, dế sinh sản và thành phẩm cho biết, bài thuốc từ gián đất chữa được bệnh ung thư xuất hiện thời gian qua khiến cho loài vật này được nhiều người săn tìm. Giá mỗi con gián đất dao động 1.000 đồng đến 2.000-3.000 đồng/con, tùy kích thước, được khá nhiều người tìm mua.

"Gián đất phơi khô, tán nhỏ có thể làm ra các vị thuốc, trong đó có thuốc trị các bệnh về đường ruột, tiêu hóa, thậm chí ung thư... nên được nhiều người nuôi", anh Tuấn Anh tiết lộ. Thậm chí, nếu có nguồn tiêu thụ ổn định, một con gián sinh sản 300-400 con mỗi lần, sau một vòng nuôi có thể bán với giá 150.000-170.000 đồng/kg, người đàn ông chuyên cung cấp gián, dế này cho biết.
Đọc Thêm…

Giá nhà đất khó có thể giảm hơn nữa

14:41 |
Trong số 10 yếu tố tác động khiến giá bất động sản tăng cao, có 8 yếu tố thuộc về tác động của chính sách quản lý. Tác nhân đầu tiên phải nhắc tới là lãi suất cho vay của ngân hàng cao kéo dài. Năm 2010 và 2011, lãi suất cho vay của ngân hàng xoay quanh mức 18%/năm; năm 2012 là 15%/năm và 3 tháng đầu năm 2013 ở mức 14%/năm.
Giá nhà đất khó có thể giảm hơn nữa

Trong khi đó, lãi suất cho vay của hệ thống ngân hàng khu vực và thế giới cao nhất cũng chỉ 7%/năm. Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đối với các công ty bất động sản, làm chi phí tăng cao.

Thứ hai, để đất có thể đưa vào sử dụng, nhà đầu tư bất động sản phải đóng tiền sử dụng đất căn cứ theo Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư. Vướng mắc rất lớn trong chuyện này làm ảnh hưởng mạnh đến giá nhà đất ở Việt Nam là tính tiền sử dụng đất theo giá thị trường.

Ba là, chi phí "hành chính" trong quá trình xin cấp giấy phép đầu tư xây dựng. Nhiều trường hợp, thời gian xin giấy phép kéo dài từ 3 đến 5 năm mới hoàn thành, cùng với nhiều loại chi phí hành chính.

Bốn là, việc cấp phép đầu tư dự án bất động sản thời gian qua chưa chặt chẽ. Tại một số tỉnh và thành phố lớn, đất đai hầu như đã bị "xí phần" bằng nhiều dự án được cấp có thẩm quyền duyệt khác nhau, trong đó có nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

Năm là, giá cả bất động sản Việt Nam còn biến động tùy thuộc chính sách của Nhà nước theo từng thời gian, trong đó có chính sách tiền tệ - tín dụng. Hiện nay, chủ trương cho người dân mua nhà để ở được vay dài hạn với lãi suất ổn định (người mua nhà lần đầu) còn chưa rõ ràng, nên thị trường bất động sản vẫn kém thanh khoản. Tại các thành phố lớn, quy hoạch "treo" kéo dài cũng tác động mạnh đến giá bất động sản.

Sáu là, thông tin thị trường bất động sản Việt Nam chưa công khai, minh bạch. Nhiều ý kiến cho rằng, bất động sản hiện là thị trường của người bán, người dân có nhu cầu nhà ở, đất ở... cần biết thông tin rất khó, hầu hết nắm thông tin không chính xác.

Bảy là, Nhà nước còn dễ dàng cho phép nhà đầu tư kinh doanh bất động sản mua bán, sang nhượng khi chưa xây dựng hoàn thiện căn hộ chung cư, gây rủi ro rất lớn cho người mua nhà.

Tám là, nhiều nhà đầu tư vay số tiền rất lớn để đầu tư kinh doanh bất động sản, vượt gấp hàng chục lần so với vốn tự có của đơn vị, trong đó đa phần là công ty con, công ty cháu của ngân hàng (sân sau của ngân hàng). Họ đã dễ dàng đẩy giá cả bất động sản lên cao, với số lượng tiền rất lớn.

Hai tác nhân từ thị trường là nhu cầu mua bán, cho thuê bất động sản tại Việt Nam là nhu cầu thật và ngày càng tăng. Trong khi đó, nhu cầu thật là căn hộ giá bình dân và nhà cho người có thu nhập thấp rất cao, thì không được đáp ứng đủ. Hàng ngàn công ty kinh doanh bất động sản đầu tư theo phong trào, đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp với số lượng lớn, đẩy giá thị trường nhà đất tăng cao.

Từ thực tế trên, vấn đề đặt ra là cần sớm điều chỉnh hệ thống quy phạm pháp luật, giải tỏa các yếu tố gây ách tắc, tạo điều kiện cho thị trường bất động sản phát triển ổn định và lành mạnh.
Đọc Thêm…

Giá vàng u ám nhất trong ba tuần qua

09:08 |
Giá vàng tăng giảm trái chiều trên các thị trường thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần 30/9 trong bối cảnh thị trường lo ngại trước thông tin một số cơ quan liên bang của Mỹ có nguy cơ bị đóng cửa.

Giá vàng u ám nhất trong ba tuần quaẢnh minh họa. Nguồn: Bloomberg

Vào chiều tối ngày 30/9, với 54 phiếu thuận và 46 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã lần thứ hai trong ngày bác bỏ dự luật ngân sách khẩn cấp mới vừa được Hạ viện phê chuẩn trước đó, trong đó không bao gồm ngân sách cho dự luật cải tổ y tế của chính quyền Obama - thường được gọi là chương trình "Obamacare".

Bước sang phiên 1/10 - ngày đầu tiên (và cũng là lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua) Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một số cơ quan vì hết ngân sách, giá vàng đã "ầm ầm" lao dốc tại thị trường Mỹ khi nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với diễn biến này, mặc dù trước đó, một số đã đồn đoán rằng việc đóng cửa các cơ quan chính phủ sẽ đẩy giá vàng đi lên.

Một số nhà phân tích còn nhận định, diễn biến này có thể giúp giá vàng phá các mốc 1.300 USD/ounce và vọt lên 1.350 USD/ounce. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại khi chốt phiên 1/10 tại thị trường New York, giá vàng giao tháng 12/2013 giảm mạnh 40,90 USD (gần 3%) xuống 1.286,10 USD/ounce - mức thấp nhất trong gần hai tháng qua.

Mặc dù việc đóng cửa của Chính phủ Mỹ lần này không có tác động lớn đến giá vàng so với lần đóng cửa trước vào năm 1995-1996 (giá vàng tăng khoảng 3%), song các chuyên gia cho rằng sự thất bại trong việc tăng mức trần nợ (16.700 tỷ USD) vào giữa tháng Mười sẽ có tác động lớn hơn đến biểu đồ vàng. Năm 2011, vào những phút cuối cùng Quốc hội Mỹ mới đạt được thỏa thuận về việc tăng trần nợ. Sự thiếu chắc chắn về thỏa thuận này đã từng đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục 1.920 USD/ounce.

Sau khi tiếp tục giao dịch ở gần mức thấp nhất hai tháng trong phiên 2/10 trên thị trường châu Á, giá vàng đã hồi phục trở lại trên thị trường Mỹ (tăng gần 2,2%) do đồng USD trượt giá thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào để bù đắp cho tình trạng sụt giảm thê thảm trong phiên trước.

Ngoài ra, trong phiên này, giá vàng cũng được hỗ trợ sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho biết đang giám sát các diễn biến về tình hình lãi suất trên thị trường và sẵn sàng có hành động khi cần.

Sang phiên giao dịch 3/10, giá vàng lại diễn biến trái chiều khi Chính phủ Mỹ bước sang ngày đóng cửa thứ ba một số công sở liên bang trong bối cảnh các thông tin yếu kém về kinh tế Mỹ và việc chính phủ nước này đóng cửa một phần hoạt động đã làm dấy lên những hy vọng rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ kéo dài thêm thời gian đối với chương trình kích thích tăng trưởng, qua đó hỗ trợ cho giá vàng.

Ngoài ra, kim loại quý còn được hỗ trợ bởi đồng USD trượt giá xuống mức thấp nhất trong vòng 8 tháng qua. Các nhà phân tích cho rằng tranh cãi chính trị xoay quanh kế hoạch ngân sách tài khóa 2014 và việc nâng trần nợ liên bang 16.700 tỷ USD có thể còn kéo dài. Nếu việc nâng trần nợ công thất bại, điều này sẽ đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào tình trạng vỡ nợ và khuấy đảo các thị trường.

Các chuyên gia cảnh báo, việc đóng cửa các công sở liên bang nếu kéo dài một tuần có thể làm giảm 0,2% đến 0,4% tốc độ tăng GDP của Mỹ. Theo thống kê, trong 21 ngày đóng cửa công sở liên bang cuối năm 1995 đầu năm 1996, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, nền kinh tế Mỹ đã bị thiệt hại hơn 1,4 tỷ USD. Lần này, theo các chuyên gia, việc đóng cửa công sở liên bang dự báo sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ mỗi tuần 1 tỷ USD, nhưng nếu đóng cửa kéo dài từ 3 đến 4 tuần thì tổng thiệt hại sẽ lên tới 55 tỷ USD.

Trong phiên cuối tuần 4/10, giá vàng tiếp tục giảm do đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất hai tháng, trong khi nhà đầu tư lo ngại bế tắc chính trị tại Washington sẽ kéo dài thêm một tuần nữa.

Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc đóng cửa cả tuần nhân kỳ nghỉ lễ Quốc khánh và không có thống kê kinh tế nào "nặng ký" phát đi từ Mỹ (do một số cơ quan công quyền ở nước này tạm ngừng hoạt động), thị trường vàng tuần qua nhìn chung giao dịch khá èo uột và thường chỉ dao động trong biên độ hẹp.

Các quan chức FED cho hay, việc thiếu thống kê (do nhiều cơ quan ngừng thu thập và công bố số liệu sau khi Quốc hội Mỹ không tiến tới một thoả thuận về ngân sách) gây khó khăn cho việc "chẩn đoán sức khoẻ" nền kinh tế và FED có thể sẽ duy trì chính sách tiền tệ lỏng trong thời gian dài hơn để bù lại những thiệt hại do "biến cố" chính trị ở Washington gây ra.

Đóng cửa phiên cuối tuần tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.310,53 USD/ounce, trong khi giá vàng giao kỳ hạn tháng 12/2013 giảm 7,7 USD xuống 1.309,9 USD/ounce. Tính chung cả tuần, vàng đã để mất hơn 2% giá trị, ghi dấu mức giảm mạnh nhất trong ba tuần qua.
Đọc Thêm…

Người nước ngoài được mua nhà ở VN để... cho thuê lại

09:07 |
Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được được mua, thuê, thuê mua nhà ở để kinh doanh...
Quy định trên được Bộ Xây dựng đề cập trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, sắp được trình Chính phủ.

Thay vì phải đầu tư dự án mới để kinh doanh, tới đây các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ được mở rộng thêm lĩnh vực cho thuê lại bất động sản tại Việt Nam.

Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được được mua, thuê, thuê mua nhà ở để kinh doanh
Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được được mua, thuê, thuê mua nhà ở để kinh doanh

Theo đó, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được bổ sung thêm lĩnh vực đầu tư mới là có quyền thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại, đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng.

Đặc biệt, dự thảo quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được thuê, được mua và sở hữu diện tích văn phòng để làm việc, để cho thuê; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.

Ngoài ra, đối với lĩnh vực kinh doanh môi giới bất động sản, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể tham gia các hoạt động hiện đã được quy định như dịch vụ môi giới bất động sản; định giá bất động sản; kinh doanh sàn giao dịch bất động sản; tư vấn bất động sản; đấu giá bất động sản, quản lý bất động sản...

Chính sách mở cửa cho người nước ngoài mua nhà theo nhiều chuyên gia đánh giá là một chính sách tích cực, song không nên trông chờ đây là giải pháp "cứu cánh" cho bất động sản Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Đực cho rằng, chính sách cho người nước ngoài mua nhà nếu được nới rộng cũng chỉ có thể giúp giao dịch trên thị trường tăng 3-5%, chắc chắn không có chuyện đột biến vì khách hàng chủ yếu là mua một vài căn riêng lẻ.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí Toàn cầu (GP-Invest) cho rằng chính sách này nếu được nới rộng thì có thể giúp thị trường đỡ tắc đầu ra. "Tuy nhiên, nếu trông chờ vào điều này thì tôi nghĩ sẽ không lấy gì làm sáng sủa", vị này nói.

Theo ông Hiệp, trong nhóm đối tượng này, chỉ có Việt kiều là số lượng mua có thể cải thiện, tạo nguồn cầu tốt hơn cho thị trường. Còn đối với các công ty và người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, công tác nhu cầu mua, sở hữu nhà đất không lớn.

Cùng nhận định trên, tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nếu các đề xuất của Bộ Xây dựng được thông qua thì cũng không thể tạo thành một làn sóng mua nhà của người nước ngoài. Do đó, không thể coi đây là "cứu cánh" để giải quyết hàng tồn kho.

Theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2006 hiện đang có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư dự án mới tại Việt Nam để bán hoặc cho thuê. Luật cũng nghiêm cấm hành các hành vi thuê bất động sản tại Việt Nam để cho thuê lại, đặc biệt là hoạt động mua, sở hữu văn phòng làm việc để cho thuê lại trên thị trường.
Đọc Thêm…

Ôtô ế hàng, khách ép giảm 100 triệu cũng bán

09:06 |
Theo các DN tiêu thụ ô tô vẫn hết sức khó khăn dù đã vào thời điểm cuối năm mặc cho giảm giá và khuyến mãi.
Hiện tại hầu hết các mẫu xe bán ra đều giảm giá mạnh.

Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam ( VAMA) số lượng xe ô tô tiêu thụ trong tháng 9/2013 cuả các thành viên đạt 8.465 xe các loại, tăng hơn 1.373 xe so với con số 7.092 xe của tháng 8. Mặc dù vậy tổng số xe bán ra vẫn thấp hơn so với tháng 7/2013, đạt 9.360 xe là thời điểm trước khi bước vào tháng "cô hồn".

Theo các DN tiêu thụ ô tô vẫn hết sức khó khăn dù đã vào thời điểm cuối năm mặc cho giảm giá và khuyến mãi. Hiện tại hầu hết các mẫu xe bán ra đều giảm giá mạnh.
Ôtô ế hàng, khách ép giảm 100 triệu cũng bán


Hiện tại, nhiều mẫu xe nhỏ đang mạnh tay giảm giá. Tại thị trường Hà Nội, mới đây các đại lý Nissan đã đồng loạt giảm giá bán Nisan Sunny. Giá Sunny đang được Nissan Việt Nam hỗ trợ 5 triệu đồng, còn lại các đại lý hỗ trợ từ 5-20 triệu đồng tùy phiên bản.

Riêng Sunny bản số tay được giảm giá mạnh hơn với 25 triệu đồng tiền mặt và tặng thêm phụ kiện khoảng 3 triệu đồng, khách hàng chỉ bỏ ra khoảng 510 triệu đồng là có thể mua được xe so với giá đề xuất là 538 triệu đồng.

Trước đó Toyota Vios cũng vừa giảm giá, vừa tặng phụ kiện với tổng trị giá lên tới trên 30 triệu đồng.

Các đại lý cho biết giảm giá mạnh với Vios vì đây là mẫu xe cũ nên muốn "giải quyết" nhanh chuẩn bị đón mẫu xe Vios mới ra mắt vào đầu năm 2014, bên cạnh đó hạ giá để cạnh tranh với đối thủ Honda City mới ra mắt.

Ford Fiesta cũng giảm gía mạnh với 2 phiên bản 1.6L loại 5 cửa và 4 cửa. Giá bán loại 4 cửa hiện chỉ khoảng 525 triệu đồng, trong khi giá công bố là 553 triệu đồng; với bản 5 cửa là 580 triệu đồng, trong khi giá công bố là 606 triệu đồng.

Trong số mẫu xe nhỏ, duy nhất chỉ có Honda City do cung cao hơn cầu nên giá bị đội lên. Khách hàng muốn mua xe, đăng ký thời gian này phải chờ sang tháng 1/2014 mới được nhận. Tuy nhiên muốn lấy xe sau 1 tuần cũng có nhưng giá phải cộng thêm 10-15 triệu đồng tùy màu.

Không chỉ có các mẫu xe cỡ nhỏ mà các mẫu xe khác cũng giảm giá khá mạnh. Chẳng hạn như mẫu Camry của Toyota đang giảm giá từ 40-50 triệu đồng/xe. Innova cũng giảm 10 triệu đồng/xe...Các mẫu xe Toyota Altis, Honda Civic, Ford Focus... giá cũng giảm khoảng 20 triệu đồng/xe.

Trước đó, trong tháng 9, Thaco Kia cũng giảm giá một loạt các mẫu xe lắp ráp trong nước. Mẫu xe được hưởng mức ưu đãi cao nhất là Kia Sorento phiên bản 2 cầu (4WD) được áp dụng gói ưu đãi lên đến 70 triệu đồng.

Trong khi đó, News Carens nhận gói ưu đãi tương đương 10 triệu đồng. Mẫu xe Picanto phiên bản S được hưởng gói ưu đãi tương đương 5 triệu đồng. Mẫu xe Forte tháng 10 tăng giá 10 triệu đồng nhưng tại các đại lý giá cũng thấp hơn so với giá công bố.

Không chỉ với xe trong nước mà ngày cả xe nhập khẩu cũng đang đẩy mạnh giảm giá, khuyến mãi để kích cầu. Ngay trong tháng 10, Công ty Euro Việt Nam nhà phân phối xe BMW đã có chương trình hỗ trợ 100% lệ phí trước bạ cho xe BMW X1 và 750i.

Cụ thể BMW X1 phiên bản sDrive18i được hỗ trợ với số tiền cao nhất lên đến 225 triệu đồng, BMW 750Li được hỗ trợ với số tiền 825 triệu đồng, tương đương với giá trị của một chiếc sedan hạng trung.

Từ ngày 10/9 - 15/10 Hyundai Thành Công đang tung ra gói khuyến mãi cho hai dòng xe Sonata và Tucson với việc khách hàng có thể nhận gói vay từ 68 - 115 triệu đồng mà không cần trả lãi (lãi suất 0%) trong thời gian 10 - 30 tháng. Bên cạnh đó, hãng này cũng tặng cho khách hàng mua xe Hyundai Veloster gói nâng cấp xe giá trị 85 triệu đồng.

Hai mẫu xe nhập khẩu 100% của Thaco Kia là Sportage và Rio cũng được khuyến mãi tặng 1 năm bảo hiểm Liberty. Riêng Kia Sportage được hưởng gói ưu đãi đặc biệt tương đương 20 triệu đồng.

Công ty GM Việt Nam vừa có chương trình khuyến mại đặc biệt nhằm tri ân các thày cô giáo nhân dịp khai giảng năm học mới và ngày nhà giáo Việt Nam.

Theo đó, khi các thầy cô giáo mua bất kỳ xe Chevrolet đượctặng thêm 5.000.000 đồng/xe, ngoài những chương trình khuyến mại thông thường (nếu có) dành cho khách hàng thông qua đại lý của GM Việt Nam. Số tiền này sẽ được trừ trực tiếp trên hóa đơn bán lẻ xuất cho khách hàng mua xe.

Ngoài chế độ bảo hành thông thường, những xe Chevrolet các thầy cô mua trong chương trình này còn được nhận thêm ưu đãi dịch vụ miễn phí bảo dưỡng xe định kỳ 2 năm hoặc 50.000 km.

Theo các DN, thông thường vào thời điểm cuối năm nhu cầu về ô tô sẽ tăng cao, nhưng năm nay tiêu thụ xe vẫn rất khó khăn mặc cho giảm giá và khuyến mãi. Sức ép về doanh số luôn luôn lớn, trong khi khi thời gian không còn nhiều.

Bên cạnh đó, thị trường ô tô lại có nhiều những mẫu xe mới ra mắt, có ưu thế về giávà thiết kế hiện đại. Chính vì thế, giới kinh doanh thường đẩy mạnh khuyến mãi, giảm giá nhằm tránh tình trạng tồn kho, chôn vốn.

Hơn nữa theo quy luật, thời điểm sau tháng 7 âm lịch mỗi năm, các DN sẽ tung ra chương trình khuyến mãi để bán hàng tốt hơn, bù lại doanh số mất đi trong thời gian mà người Việt cho là "tháng cô hồn".

Từ nay đến cuối năm chắc chắn còn nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá xe và người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi.
Đọc Thêm…

Phá giá tiền đồng không quá 2%

09:05 |
Theo một vị đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tỷ giá giữa đô la Mỹ và tiền đồng sẽ có thể tăng thêm tối đa 2% trong các tháng còn lại của năm nay nhưng khó vượt qua mức này.
Theo vị đại diện này, Nhà nước sẽ điều hành tỷ giá linh hoạt theo từng thời kỳ, nhưng không để biến động mạnh vì sẽ tạo ra rất nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, mà rõ ràng nhất là hiện tượng người dân, doanh nghiệp găm giữ ngoại tệ, dẫn đến đô la hóa nền kinh tế, đồng thời tỷ giá bất ổn gây khó khăn cho doanh nghiệp khi đưa ra kế hoạch kinh doanh.

Ông này cho rằng ở phía cung, nguồn thu từ kiều hối, cán cân thanh toán thặng dư và dự trữ ngoại hối vẫn ở mức cao sẽ là lực đỡ tốt cho tỷ giá trong các tháng cuối năm.

Tỷ giá giữa đô la Mỹ và tiền đồng sẽ có thể tăng thêm tối đa 2% trong các tháng còn lại của năm nay.
Tỷ giá giữa đô la Mỹ và tiền đồng sẽ có thể tăng thêm tối đa 2% trong các tháng còn lại của năm nay.

Trước đó, trả lời báo chí nước ngoài vào ngày 27/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Dự kiến sẽ phá giá tiền đồng tối đa là 2% từ nay đến cuối năm 2013. Tỷ lệ điều chỉnh bao nhiêu tùy thuộc vào diễn biến thị trường.

Hồi cuối tháng 6/2013, VND đã giảm giá 1% - lần điều chỉnh đầu tiên kể từ năm 2011 và NHNN cho biết sẽ điều chỉnh trong phạm vi 3% trong năm nay. So với các nước trong khu vực thì VND vẫn mạnh hơn khi chỉ giảm 1,3% so với USD, trong khi đồng nội tệ của Philippine và Malaysia giảm ít nhất 5% kể từ đầu năm tới nay.

Với sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng, Thủ tướng cho biết có thể cho phép các doanh nghiệp nước ngoài tăng sở hữu tại các ngân hàng nội địa lên tới 49% trong "tương lai gần".

Hiện tại, theo Thủ tướng, Chính phủ đang xem xét gia tăng sở hữu của vốn ngoại tại các ngân hàng và cả các doanh nghiệp viễn thông.

Đến thời điểm này, sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng tối đa là 30% và một nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép sở hữu tối đa là 20%
Đọc Thêm…

Dừng các dự án đường sắt không hiệu quả

09:04 |
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang rà soát lại 32 dự án đường sắt đã và sắp được triển khai trước nguy cơ chậm tiến độ, để làm rõ nguyên nhân. Qua đó, Bộ sẽ ưu tiên thực hiện các dự án thực sự cần thiết với nhu cầu của xã hội và cho dừng các dự án không hiệu quả.


Điệp khúc "chậm tiến độ"

Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) đang quản lý và thực hiện 6 dự án, trong đó có 4 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: công trình đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh, đường sắt và cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Nam Hồ Tây - Ba Vì. Tuy nhiên, cả 4 dự án này đang gặp khó khăn trong việc thỏa thuận với các địa phương về hướng tuyến để làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ thiết kế dự án, khó khăn về nguồn vốn.

Dừng các dự án đường sắt không hiệu quả
uyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông mới dừng lại ở các trụ cột dang dở.
T
Hai dự án đang được triển khai, gồm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), tuyến Yên Viên - Cái Lân cũng thiếu vốn và cầm chắc khả năng chậm tiến độ. Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân dài 129 km qua các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh được chia làm 4 tiểu dự án. Hiện cả 4 tiểu dự án này đang thiếu vốn trầm trọng, nhiều gói thầu đang phải tạm dừng thi công.

Riêng dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, có tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý II/2015. Đến nay, sau 44/65 tháng thi công, khối lượng công việc mới chỉ đạt chưa tới 50%. Chủ đầu tư dự án cho biết, tại thời điểm này, giá xây lắp chỉ là tạm tính do chưa có đủ cơ sở để xây dựng tổng dự toán, nhưng riêng giá trị xây lắp hiện đã vượt khoảng 40% so với thiết kế ban đầu, chưa kể đến việc vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.

Đối với 26 dự án do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, lãnh đạo Tổng công ty cho biết, có 12 dự án đang được thực hiện và 14 dự án đang được chuẩn bị đầu tư. Song, hầu hết các dự án gặp khó khăn về vốn, công nghệ, mặt bằng sạch để thi công. Số tiền nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án đường sắt hiện lên đến hơn 590 tỷ đồng...

Đề cập đến nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ, Giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội Nguyễn Quang Mạnh cho biết: Kinh phí đầu tư cho mỗi km đường sắt lên đến hàng chục triệu USD, nhưng quá trình thi công đang "đụng đâu vướng đó" do thiếu mặt bằng.

Việc thiếu nhân lực có chuyên môn giỏi trong vận hành và khai thác đường sắt đô thị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thi công. Bên cạnh đó, do kinh phí thực hiện các dự án đến từ nhiều nguồn khác nhau nên dẫn đến tình trạng vướng mắc trong giải ngân. Do vậy, việc "vỡ tiến độ" đang là nguy cơ hiển hiện đối với các dự án đường sắt đô thị hiện nay.

Dừng các dự án không hiệu quả

Bộ GTVT vừa có cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án đường sắt do Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý. Bộ cũng đã giao cho Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường làm việc với các nhà tài trợ, nhà thầu và đôn đốc các đơn vị liên quan giải quyết các vướng mắc hiện nay của các dự án. Quan điểm của Bộ là ưu tiên triển khai các dự án thực sự cần thiết đối với nhu cầu của xã hội và cho dừng các dự án không hiệu quả.

Đối với dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam tập trung hoàn thành tiểu dự án 1 đoạn Hạ Long - Cái Lân trên cơ sở điều hòa nguồn vốn từ các tiểu dự án sang, để đảm bảo kế hoạch đưa vào khai thác và dừng 3 tiểu dự án 2, 3, 4 là đoạn Lim - Phả Lại, Phả Lại - Hạ Long, Yên Viên - Lim. Bộ trưởng cũng yêu cầu xác định lại khối lượng vật tư, thiết bị của các tiểu dự án này và bàn giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để tránh lãng phí.

Đối với dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam rà soát lại hợp đồng tổng thầu phía Trung Quốc, xác định rõ nội dung, phạm vi công việc của các nhà thầu phụ để đảm bảo hiệu quả dự án.

Về các dự án đường sắt do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, Bộ trưởng yêu cầu Tổng Công ty rà soát lại tất cả các dự án, làm rõ nguồn vốn của từng dự án, từ đó xác định trình tự ưu tiên theo hướng dự án có nhu cầu sử dụng cao sẽ ưu tiên triển khai trước, còn lại phải cân đối vốn để trả nợ đọng xây dựng cơ bản, kể cả các dự án đang chuẩn bị đầu tư.
Đọc Thêm…

Bộ trưởng lập luận về giá xăng, giá sữa

09:02 |
Trước kỳ vọng của người dân trong việc Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn tiếp tục được minh bạch hơn nữa, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định sẽ tiếp tục công khai sâu hơn nữa, rõ hơn nữa Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Điều này được khẳng định trong chương trình "Dân hỏi-Bộ trưởng trả lời" ngày 6/10. Nhiều câu hỏi liên quan đến giá cả các mặt hàng thiết yếu là giá xăng dầu và giá sữa đã được lý giải.

Sẽ công khai Quỹ chi tiết hơn

Khẳng định việc công khai Quỹ bình ổn giá xăng dầu được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính là định kỳ hàng quý, nếu chúng ta thực hiện hàng tháng thì phát sinh nhiều chi phí, công sức, thủ tục hành chính, vì công khai thì phải qua báo cáo của doanh nghiệp, thẩm tra của cơ quan nhà nước, mất thời gian về thủ tục và nhân lực.

"Do vậy, chúng tôi cho rằng việc công khai hàng quý việc trích, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu đối với từng doanh nghiệp kinh doanh đầu mối theo từng quý là hợp lý. Có nghĩa là người dân có thể biết hàng quý doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu", Bộ trưởng Dũng nói.

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định sẽ tiếp tục công khai sâu hơn nữa, rõ hơn nữa Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định sẽ tiếp tục công khai sâu hơn nữa, rõ hơn nữa Quỹ bình ổn giá xăng dầu.

Liên quan đến việc cuối tháng 8 vừa rồi, Bộ Tài chính giảm giá bán lẻ xăng 300 đồng/lít, đồng thời cho phép doanh nghiệp xăng dầu được trích sử dụng từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng 300 đồng/lít. Người dân cho rằng lúc đó, DN xăng dầu đã tăng mạnh mức chiết khấu cho đại lý, chứng tỏ DN đã lãi, song việc trích Quỹ vẫn được thực hiện.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng lý giải: để đảm bảo lợi ích người tiêu dùng và lợi ích của doanh nghiệp, liên Bộ quyết định trả lại đủ lợi nhuận định mức cho DN trước đó (ngày 17/7) đã giảm 200 đồng thì bây giờ tăng thêm 200 đồng.

Thứ hai là khi giảm giá xăng bán lẻ 300 đồng/lít, người tiêu dùng mua xăng sẽ thấy giá xăng giảm ngay là 300 đồng/lít, còn lợi nhuận định mức thì như "van xả", nằm trong cơ cấu của giá cơ sở xăng dầu, đồng thời nằm trong cơ cấu giá bán xăng dầu. Do vậy, lúc đó thực chất là vừa trích vừa xả trên sổ sách nên không có ý nghĩa gì về giảm giá và cũng không có nghĩa là lợi ích của người tiêu dùng bị xâm hại.

Bộ trưởng Dũng khẳng định, trong khi sử dụng các công cụ ở điều chỉnh giá, thứ tự ưu tiên được xếp cao nhất vẫn là người tiêu dùng trước, sau đó là DN và Nhà nước.

Trước đó rất nhiều chuyên gia tỏ ý không hài lòng trong việc điều hành, sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Nhiều chuyên gia còn cho rằng sự thiếu minh bạch trong việc sử dụng Quỹ này dẫn đến sự mất niềm tin của người tiêu dùng, trong khi các doanh nghiệp lại hưởng lợi quá nhiều.

Trước những băn khoăn này, nếu không minh bạch, cách tốt nhất là nên hủy, không sử dụng Quỹ vì xét cho cùng kiểu gì cũng đánh vào túi tiền của người tiêu dùng.

Giá sữa có bình ổn hay không phụ thuộc Bộ Y tế

Liên quan đến mặt hàng sữa, chỉ với một động tác đơn giản đổi tên sữa thành sản phẩm sinh dưỡng mà mặt hàng này đã "thoát" khỏi danh mục bình ổn giá. Nghĩa là có thể thoải mái tăng giá mà không bị Nhà nước kiểm soát.

Theo ông Dũng, Luật giá có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi thuộc danh mục mặt hàng Nhà nước bình ổn giá. Nhà nước sẽ áp dụng biện pháp bình ổn giá khi có biến động bất thường.

Tuy nhiên, theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Y tế ban hành thì thời gian vừa qua, một số sản phẩm dinh dưỡng và thức ăn bổ sung cho trẻ em dưới 6 tuổi không đạt tiêu chuẩn độ đạm để gọi là sữa.

"Để khắc phục tình trạng này và bảo đảm lợi ích người tiêu dùng và bảo đảm ổn định thị trường, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ giao Bộ Y tế hai việc: Thứ nhất là Bộ Y tế ban hành ngay danh mục sữa và các chế phẩm từ sữa thuộc mặt hàng dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Giá. Từ đó Bộ Tài chính sẽ điều hành, quản lý giá sữa theo chức năng nhiệm vụ của mình. Thứ hai, đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu ban hành Thông tư quy định mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi theo quy định của Luật Giá", ông Dũng nói.

Khẳng định này của Bộ trưởng có nghĩa khi nào Bộ Y tế xây dựng quy định mới về sữa và thực phẩm dinh dưỡng bổ sung thì mặt hàng sẽ sớm được đưa vào danh mục bình ổn giá.
Đọc Thêm…

Ngồi nhà xin cấp phép xây dựng

09:01 |
Bộ Xây dựng vừa trình Chính phủ phương án ứng dụng công nghệ thông tin trong cấp giấy phép xây dựng (GPXD). Theo đó, việc cấp GPXD sẽ thực hiện qua mạng Internet, thay vì người dân phải mang hồ sơ tới nộp ở cơ quan nhà nước như hiện nay. Cách này cho phép tiếp nhận hồ sơ của người dân qua trực tuyến và công khai thông tin về cấp GPXD lên trang thông tin điện tử của Sở Xây dựng, UBND tỉnh và Bộ Xây dựng.

Không phải gặp nhau trực tiếp

Mục tiêu của phương án này là người dân được cấp phép xây dựng trực tuyến cấp độ 3. "Có nghĩa là người dân và cơ quan nhà nước không phải gặp nhau khi làm thủ tục này" - Vụ trưởng Vụ Quản lý hoạt động xây dựng Bùi Trung Dung giải thích. Mặt khác, cách làm này còn tăng cường công khai, minh bạch và tăng cường giám sát của cộng đồng trong việc cấp phép xây dựng. "Từ việc minh bạch thông tin, người dân có thể click chuột vào máy tính có nối mạng là sẽ biết được nhà ông A khi vừa đào móng để xây nhà có GPXD hay không hoặc có thể biết được nhà đó xây có đúng phép hay không" - ông Dung cho biết.

Ngồi nhà xin cấp phép xây dựng - 1

Cấp giấy phép xây dựng qua mạng sẽ tăng tính công khai, minh bạch và giám sát của cộng đồng trong việc cấp phép. Ảnh: HTD

Với phương án này, người dân, tổ chức cần xây dựng nhà cửa sẽ gửi hồ sơ xin cấp GPXD tại trang thông tin điện tử cấp GPXD. Hệ thống cấp GPXD qua mạng có tính năng kết nối với các cơ sở dữ liệu khác về dân cư, đất đai, quy hoạch... Theo ông Dung, người dân có thể quét giấy tờ cần nộp theo dạng file PDF rồi gửi qua mạng. "Tuy nhiên, khi cơ quan cấp phép cần bản gốc để đối chiếu thì vẫn còn vướng mắc. Người dân nộp hồ sơ, giấy tờ qua mạng bằng cách nào là vấn đề cần phải xem xét nghiên cứu tiếp" - ông Dung nói.

Ông Dung cho biết hướng đề xuất ban đầu, việc cấp giấy phép qua mạng sẽ do Nhà nước đầu tư một phần, doanh nghiệp bỏ ra một phần, người dân đóng góp một phần. Đóng góp của người dân là khoản phí phải nộp, phí này thu để hoàn lại vốn cho doanh nghiệp, đồng thời để doanh nghiệp quản trị mạng...

Nếu hồ sơ bị ngâm lâu thì người dân làm thế nào? Trả lời câu hỏi này, ông Dung cho hay người dân nộp hồ sơ ngày nào, hệ thống sẽ thông báo ngày đó. Trong thời hạn cụ thể, nếu cơ quan cấp phép hụt bước nào, hệ thống sẽ tự nhắc việc.

Làm không dễ

Với hướng mới này, là người trực tiếp làm công tác cấp GPXD, ông Trần Đức Dũng, Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình (Hà Nội), băn khoăn: "Trong hồ sơ cấp phép xây dựng cần phải có giấy tờ về đất. Nếu hồ sơ người dân gửi tới chỉ là bản quét giấy đỏ thì làm sao có thể đối chiếu được với bản gốc?".

Theo ông Dũng, một số nước đã làm theo cách này. Tuy nhiên, ở ta chỉ khi nào các dữ liệu về đất đai, quy hoạch, dân cư... được liên thông, có nghĩa là cơ quan cấp phép có thể dễ dàng tra cứu thông tin cần thiết cho việc cấp GPXD mà không cần người dân trực tiếp phải mang bản gốc đến để đối chiếu thì mới cấp được GPXD qua mạng. "Nếu ta chưa có những yếu tố trên mà làm việc này thì rất khó" - ông Dũng nói.

Phó Chủ tịch quận Thanh Xuân (Hà Nội) Đặng Hồng Thái cũng cho rằng: "Việc này làm không đơn giản. Bởi có người dân còn chưa nắm bắt được công nghệ thông tin và không phải người dân nào cũng có máy tính, có mạng và biết thao tác để gửi hồ sơ qua mạng để được cấp GPXD. Hơn nữa, có loại giấy tờ trong hồ sơ cấp phép cần phải đối chiếu với bản gốc nên thực hiện qua mạng sẽ không biết làm thế nào...". Chính Vụ trưởng Vụ Quản lý hoạt động xây dựng Bùi Trung Dung cũng thừa nhận: "Cấp GPXD qua mạng sẽ khó về quy trình, dù đơn giản được thủ tục".

Thí điểm từ năm 2015

Dự kiến lộ trình thực hiện của đề án cấp GPXD qua mạng: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2015, triển khai thí điểm tại bốn địa phương: Đà Nẵng, quận Hà Đông (Hà Nội), Hải Dương và Lào Cai. Từ đó, đánh giá và tổng kết kinh nghiệm, rồi thực hiện ở các quận, huyện trên toàn quốc (tháng 12-2015).

Trang thông tin điện tử về cấp GPXD có các chuyên mục: Đăng ký cấp GPXD, theo dõi kết quả; tra cứu thông tin về GPXD; phản ánh của người dân liên quan đến xây dựng; công khai thông tin về vi phạm trong xây dựng.
Đọc Thêm…

Bất động sản miền Bắc vẫn 'sống khỏe'?

09:00 |
Trái ngược với diễn biến lượng hàng tồn kho bất động sản lớn ở miền Nam thì nhiều doanh nghiệp bất động sản phía Bắc vẫn tiếp tục bung hàng.


Miền Nam đua nhau giảm giá

2 đại gia nổ "phát súng" đầu tiên trong chiến lược giảm giá khủng, thậm chí phá giá thị trường phải kể đến là Phát Đạt và Novaland.

Riêng từ đầu tháng 9 tới nay, Công ty Cổ phần Phát triển BĐS Phát Đạt đã công bố sẽ giảm tới 50% giá căn hộ tại dự án khu biệt thự ven sông và nhà phố thương mại thuộc dự án The EverRich 3. Giá chào bán dự kiến hiện chỉ còn ở mức 40 triệu đồng/m2, thay vì mức 80 - 100 triệu đồng/m2 như trước.

Tập đoàn Novaland cũng công bố mở bán giai đoạn 3 dự án Sunrise City với mức giá bán căn hộ khoảng 27 triệu đồng/m2, thay vì gần 50 triệu đồng/m2 như trước.

Không chỉ giảm giá bán căn hộ trực tiếp, các doanh nghiệp BĐS khác tại TP HCM cũng đang triển khai nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng.

Tại dự án Sunrise City (quận 7- TPHCM ), chủ đầu tư cũng triển khai chương trình bán hàng đặc biệt "Mua Sunrise City, trúng quà tiền tỷ".

Theo lý giải của hầu hết các chủ đầu tư, nguyên nhân giảm giá "sốc" của hàng loạt các dự án được dựa trên hai yếu tố, giảm theo phân khúc và giảm theo diện tích.

Phân khúc cao cấp do đã đi quá xa với thực tế nhu cầu của thị trường nên sẽ khó bán hơn, vì vậy mức giảm của những dự án này được dự đoán là sẽ còn tiếp tục giảm sâu hơn.

Ngoài ra, những căn hộ có diện tích lớn, khó bán cũng sẽ được doanh nghiệp giảm giá thêm nữa nhằm mục đích kích cầu.

Miền Bắc liên tục bung hàng

Từ đầu tháng 9 đến nay, thị trường địa ốc Hà Nội liên tục đón nhận hàng loạt các dự án bất động sản hấp dẫn với những đợt bung hàng của các chủ đầu tư.

Mới đây, Công ty Cổ Phần Dịch vụ địa ốc Đất Xanh Miền Bắc cũng đã mở bán nhà liền kề, biệt thự tại Dự án Xuân Phương của Viglacera. Đây là động thái hiếm hoi, bởi tại thị trường Hà Nội trong suốt 2 năm qua, các đợt mở bán nhà liền kề, biệt thự chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Giá trị lớn, tính thanh khoản không cao, nên kết quả các đợt mở bán nhà liền kề, biệt thự trước đây cũng rất khiêm tốn.

Tuy nhiên chủ đầu tư Đất Xanh hi vọng với mức giá từ 3,5 đến trên 4 tỷ đồng mỗi căn tuy không phải thấp, song hiện Dự án Xuân Phương đã hoàn thiện hạ tầng, nhà đã đủ điều kiện bàn giao, nên đơn vị phân phối vẫn kỳ vọng sẽ bán được số lượng sản phẩm nhất định trong đợt mở bán.

Hay đơn cử 1 chủ đầu tư có tiếng khác với hàng loạt dự án bất động sản mở bán thành công như Đại Thanh, Kim Văn Kim Lũ, đại gia Lê Thanh Thản vẫn tiếp tục triển khai dự án VP5 Linh Đàm dưới hình thức nhà xã hội.

Với giả cả hợp lý, trung bình 15 triệu đồng/m2, tọa lạc ở vị trí khá đẹp trong Khu đô thị Linh Đàm, dự án VP5 Linh Đàm ngay từ những ngày đầu mở bán đã thu hút đông đảo người mua quan tâm.
Bất động sản miền Bắc vẫn sống khỏe?
Dự án Westa Hà Đông trở thành "xương sống" của Coma 18 trong năm 2013 .

Và cũng mới đây, Công ty Cổ phần COMA18 (CIG) vừa phát đi thông báo điều chỉnh giá bán căn hộ dự án Tòa nhà Westa khu đô thị Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội với giá chỉ còn 17,9 triệu đồng/m2. Dự án sở hữu vị trí khá thuận lợi nằm ở hai mặt tiền đường Trần Phú (Hà Đông) và trục đường dẫn vào khu đô thị Mỗ Lao.

Với động thái giảm giá bán này, CIG đã quyết định chuyển hướng phân khúc thị trường từ cao cấp xuống bình dân nhằm thu hút nhiều khách hàng quan tâm.

Theo đánh giá của các nhà môi giới bất động sản TP HCM, tiềm năng của thị trường bất động sản ở Hà Nội vẫn còn lớn, do nguồn cung hiện tại khá hạn chế, nhất là các dự án thuộc loại vừa túi tiền của người dân.
Đọc Thêm…

Ngón luộc đồ: Biến xe đạp hàng hiệu thành xe tàu

08:56 |
Thị trường xe đạp cao cấp có muôn hình vạn trạng, giá cả vô chừng vì vậy người mua dễ bị hớ hoặc mua nhầm xe đã bị "luộc" phụ tùng.
"Mê hồn trận"

Anh Huỳnh Hữu Phúc (nhà ở đường Hồ Học Lãm, quận Bình Tân, TP HCM) mang chiếc xe đạp hiệu Giant vừa mua đi sửa. Anh bực mình nói: "Nhà cách công ty chỉ 2 km, muốn đi xe đạp cho khỏe người nên dạo tìm, thấy trên mạng rao bán xe đạp do người quen gửi từ Mỹ về nên tôi mua với giá gần 8 triệu đồng, tưởng rẻ ai ngờ mới chạy vài ngày đã phải đi sửa, không hư sên, cũng lỏng ốc. Thợ sửa xe bảo: "Xe đã bị luộc phụ tùng, thay bằng hàng Trung Quốc hết rồi".

Tại chợ Tân Thành (quận 11) có bán rất nhiều xe đạp second hand được nhập từ nước ngoài về, có kiểu dáng đẹp, chủng loại phong phú. Trong vai người mua xe, chúng tôi đến một vài cửa hàng trưng bày đủ các loại xe đạp từ mini dành cho trẻ em, phụ nữ đến xe thể thao dành cho nam.

xe đạp, hàng hiệu, luộc đồ


Người bán hàng tên Toàn chỉ cho chúng tôi một chiếc xe có màu hồng nhạt, dành cho nữ và nói: "Có một chiếc do Nhật sản xuất mới nhập về, chị không mua là có người khác lấy liền. Tỉ lệ xe mới 80%, giá chỉ 6,5 triệu đồng". Trông xe vẫn còn mới, vài chỗ trầy nước sơn nhưng thật tình chúng tôi không dám trả giá ngay vì sợ hớ.

Sau đó chúng tôi tìm trên các trang mạng thì được biết có nhiều xe kiểu dáng tương tự, cũng được giới thiệu nhập từ Nhật, Mỹ..., giá bán từ 4,5-5 triệu đồng/chiếc tùy thương hiệu và tỉ lệ còn mới của xe. Quả thật người mua khó biết đâu là chất lượng, giá thật của các loại xe second hand này.

Dễ mua nhầm xe bị "luộc"

Chị L., người chuyên bán xe đạp second hand ở quận 4, cho biết xe đã qua sử dụng thường có nhiều nguồn. Loại có giá rẻ thường được người bán "săn" từ biên giới Campuchia. Còn với xe mới, hoặc đã qua sử dụng nhưng chưa bị trầy xước, thay đổi phụ tùng thì hầu hết được nhập từ Nhật, Mỹ, Đức, Ý..., giá khá cao. Có loại lên đến vài chục triệu đồng.

Xe đắt hay rẻ tùy vào thương hiệu, dòng xe và thường dựa vào cấu tạo của khung xe. Rẻ nhất là khung sắt, rồi đến nhôm, nhôm titan, sợi cacbon... với những thương hiệu thường được giới "chơi" xe đạp nhắc đến như: Bianchi, Daihon, Giant, Specialize, Trek, Look...

Nếu người mua muốn chọn dòng xe nhập, có thương hiệu, bảo hành tại Việt Nam, giá bán mỗi chiếc từ 4-5 triệu đồng trở lên thì sẽ biết đến các địa điểm như: Jett, Giant, ở đường Trần Phú, quận 5; Luật ở đường Trường Sa, quận 3...

Còn các dòng xe bình dân, giá rẻ hơn (khoảng 2-4 triệu đồng/chiếc) thì có các cửa hàng Martin, Asama... ở đường Võ Thị Sáu, quận 3 hoặc trong chợ Tân Thành, quận 11...

Chủ một cửa kinh doanh xe đạp hàng hiệu, tiết lộ thường người mua lầm chứ người bán rất tinh vi. Những cửa hàng mới mở ra, chưa có tên tuổi, họ thường tráo phụ tùng, thay nhãn mác, thậm chí "ăn gian" về giá bán.

Họ cũng trưng bày, rao bán xe đạp hàng hiệu được nhập từ Mỹ, Nhật... nhưng thực chất là xe do Đài Loan, Trung Quốc sản xuất. "Người có nhu cầu mua xe tốt hơn hết là nên nhờ người quen, thợ sửa xe chuyên nghiệp chọn hàng hoặc tìm mua xe ở những cửa hàng uy tín, chuyên nghiệp, có bảo hành hẳn hoi"- người này nói.

"Phỏng tay" với xe đạp cao cấp

Xe đạp hàng hiệu cao cấp, mới hoặc đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới được nhập từ các nước châu Âu, Mỹ, Nhật... hiện có giá bán rất cao. Các xe này thường dành cho những "tay chơi" chuyên nghiệp.

Tùy theo loại, dòng xe với các thương hiệu nổi tiếng như Look (Pháp); Pinarello, Conalgo (Ý); Giant, Scotte, Corbea (Mỹ); Cube (Đức)... có giá bán từ 100-150 triệu đồng là bình thường. Anh Đ., một người chơi xe đạp hiệu chuyên nghiệp ở TP HCM (đang sở hữu 3 chiếc xe đạp có giá không dưới 100 triệu đồng/chiếc), cho rằng để có những chiếc xe đúng hiệu, chính hãng, người mua có thể nhờ người quen ở các nước mua rồi gửi về, hoặc mua thông qua các cửa hàng chuyên nhập khẩu xe.
Đọc Thêm…

Tân Hoàng Minh khởi công dự án căn hộ cao cấp Hoàng Cầu

08:53 |
Dự án D'. Le Pont D'or - Hoàng Cầu của Tân Hoàng Minh Group đã khởi công xây dựng và nhận khách hàng đăng ký mua căn hộ từ ngày 6/10.
Đây là một trong 4 dự án căn hộ siêu sang do Tập đoàn Tân Hoàng Minh làm chủ đầu tư, mức giá bán dự kiến của dự án này dao động từ 30 - 35 triệu đồng/m2.

Tân Hoàng Minh
Chính thức khởi công dự án Le Pont D'or - Hoàng Cầu
Dự án có tổng diện tích 5.363m2, nằm trên đường Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội. Dự án gồm 308 căn hộ với 18 loại hình thiết kế có diện tích khác nhau cho khách hàng lựa chọn.

Điểm nhấn của dự án là được bao bọc bởi không gian cây xanh, hồ nước, công viên. Theo đó, diện tích xây dựng chỉ có 2.244 m2, chiếm 41.84% mật độ xây dựng. Toàn bộ công trình được thiết kế nằm trọn trong một khu công viên xanh.

Tất cả các không gian trong căn hộ cũng đều được chiếu sáng và thông gió tự nhiên. Phòng khách liên hệ trực tiếp với tiền sảnh của căn hộ và liền kề với phòng ăn, bếp tạo thành một không gian mở rộng, linh hoạt.

Đặc biệt, Le Pont D'or - Hoàng Cầu được trang bị hệ thống bể bơi bốn mùa như tại các khách sạn 5 sao. Bể bơi được áp dụng công nghệ xử lý nước siêu sạch và bộ điều chỉnh nhiệt độ nước thông minh, luôn đảm bảo nhiệt độ và môi trường nước trong lành.

D'. Le Pont D'or - Hoàng Cầu cũng là một trong những dự án đầu tiên tại Việt Nam áp dụng giải pháp pin năng lượng mặt trời và hệ thống tuốc-bin gió hướng tới mục tiêu tạo ra nguồn năng lượng xanh và bền vững cho tương lai.

Dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015.
Đọc Thêm…

Kiến nghị di chuyển trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài

08:51 |
Bộ GTVT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý trạm thu phí (TTP) Bắc Thăng Long-Nội Bài và TTP phụ Vĩnh Thanh thuộc TTP Bắc Thăng Long-Nội Bài.

Kiến nghị di chuyển trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài

Theo đó, TTP Vĩnh Thanh đã được dừng thu theo đề nghị của UBND TP Hà Nội kể từ ngày 4-2-2013. TTP Bắc Thăng Long-Nội Bài vẫn đang thu phí hoàn vốn cho dự án BOT tuyến tránh thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc).

Để bảo đảm vị trí TTP cho đúng với dự án BOT, giảm ùn tắc giao thông và phục vụ các sự kiện đối ngoại của Trung ương và TP Hà Nội, Bộ GTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận phương án di chuyển TTP Bắc Thăng Long-Nội Bài về quốc lộ 2 để cùng kết hợp với nhà đầu tư dự án BOT quốc lộ 2 đoạn Nọi Bài-Vĩnh Yên thu phí hoàn vốn đầu tư như phương án Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 3478/BGTVT-ĐTCT ngày 22-4-2013
Đọc Thêm…

Tôm được mùa, thương lái tranh mua

08:49 |
Chiếm đến gần 42% tổng giá trị xuất khẩu (XK) thủy sản cả nước, 8 tháng đầu năm 2013, ngành tôm đã có sự tăng trưởng ngoạn mục, với mức tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm 2012 và vẫn đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, ngành tôm không nên "ngủ quên" mà cần rốt ráo giải quyết dứt điểm các căn bệnh mãn tính của ngành.
Người nuôi lợi đơn lợi kép

Những ngày này, người nuôi tôm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang "vui như Tết". Chưa bao giờ con tôm lại được thương lái "sủng ái", săn đón như thế. Tại các tỉnh trọng điểm nuôi tôm XK như: Sóc Trăng, Cà Mau..., giá bán tôm đang nhích lên từng ngày và đạt mức giá cao nhất trong các năm gần đây. Cụ thể, tôm sú loại 20 con/kg có giá khoảng 300.000 đồng, tôm thẻ loại 30 con/kg khoảng 210.000 đồng/kg, tôm thẻ loại 40 con/kg là hơn 190.000 đồng/kg... "Tôi vừa bán vụ tôm thẻ chân trắng, sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi hơn 230 triệu đồng. Với đà này, chẳng bao lâu nữa, người nuôi tôm sẽ khá giả lên", chị Lâm Thị Hà, ở huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho biết.

Tôm được mùa, thương lái tranh mua
Ngành tôm có sự tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian qua.

"Vượng" về giá, niềm vui của người nuôi tôm như nhân lên khi hầu hết các vuông tôm đều được mùa, ít bị dịch bệnh gây hại. Theo khảo sát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng từ đầu năm đến nay đều tăng so với cùng kỳ năm 2012. Nhiều tỉnh có sản lượng tăng cao như: Tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Long An tăng hơn 1,5 lần; tỉnh Bến Tre tăng từ 19-25%... Nhiều nhà nông cho biết, khác với các vụ trước, người nuôi tôm bị thiệt hại do tôm bị dịch bệnh, vụ này tôm ít bị dịch bệnh nên năng suất bình quân đạt 7 - 8 tấn/ha. Ngoài ra, do tỷ lệ đầu con/kg thấp, người nuôi đã gia tăng được lợi nhuận. Hiện tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhiều hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu... đã chủ động kéo dài thời gian nuôi nhằm tăng trọng lượng tôm.

Trong khi đó, việc Bộ Thương mại Mỹ công nhận doanh nghiệp XK tôm Việt Nam không bán phá giá đang là cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước chiếm lĩnh thị trường, mở rộng cơ hội làm ăn. Hiện giá tôm XK vào thị trường Mỹ liên tục tăng và chỉ tính thời điểm tháng 9, giá tôm sú đã tăng thêm trung bình 3,6 USD/kg, giá tôm chân trắng tăng thêm 4,2 USD/kg. "Tháng 8 vừa qua, XK các sản phẩm chính khác đều giảm nhưng riêng XK tôm tăng hơn 66%, riêng thị trường Mỹ tăng đến gần 1,5 lần. Với đà này, chúng tôi lạc quan về XK tôm năm nay có thể đạt kim ngạch từ 2,5 - 2,6 tỉ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2012", ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội chế biến và XK thủy sản Việt Nam nhận định.

Loạn thu mua tôm nguyên liệu

Khác với tâm trạng hân hoan của người nuôi tôm, nhiều doanh nghiệp XK đang đau đầu với bài toán thiếu nguyên liệu chế biến. Hiện tình trạng thương lái tranh nhau thu mua tôm nguyên liệu vẫn không giảm và đang gây rối thị trường tôm nguyên liệu trong nước. Giá tôm nguyên liệu được đẩy lên cao nên dù giá XK có tăng, nhiều doanh nghiệp vẫn không có lãi do đã lỡ ký hợp đồng với nhà nhập khẩu vào thời điểm giá thấp. "Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây tác hại không nhỏ cho ngành vì con tôm đang là "phao cứu sinh" cho XK thủy sản cả nước. Chúng tôi đã có công văn gửi ngành chức năng đề nghị kiểm tra, ngăn chặn, xử lý tình trạng tận thu mua tôm nguyên liệu. Song song đó, Hiệp hội cũng sẽ tăng số lượng doanh nghiệp thủy sản có liên kết chuỗi thủy sản bền vững, đảm bảo nguyên liệu XK, có tính cạnh tranh cao...", ông Hòe cho biết thêm.

Ông Trần Văn Lĩnh, TGĐ Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho rằng, trước tình hình "loạn" thu mua tôm như hiện nay, việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng, dư lượng kháng sinh trong tôm trước khi XK cần phải được làm nghiêm. Điều này giúp đảm bảo, duy trì thương hiệu con tôm Việt Nam và hạn chế các doanh nghiệp XK làm ăn chụp giật. Ngoài ra, cần có chính sách ưu đãi thuế, vốn, có chiến lược cụ thể giúp doanh nghiệp xây dựng được chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và XK ...

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản nhận định, thời gian tới, tôm thẻ chân trắng tiếp tục là đối tượng nuôi chủ lực của ngành. Tuy nhiên, kế hoạch nuôi tôm thẻ chân trắng phải được đặt trong sự phát triển hài hòa với con tôm sú và việc phát triển sẽ theo hướng thâm canh, bán thâm canh. Về thời vụ thả nuôi, các địa phương cần căn cứ vào tình hình thời tiết cụ thể để triển khai, tránh trường hợp nuôi tự phát, không kiểm soát, dễ phát sinh dịch bệnh. Ngành thủy sản đang nghiên cứu thêm những ảnh hưởng của việc nuôi tôm thẻ chân trắng đối với môi trường, đánh giá lại việc điều chỉnh mùa vụ cho các vùng khác nhau trên cả nước... giúp người nuôi và doanh nghiệp XK tôm gia tăng lợi nhuận.
Đọc Thêm…

Ảnh đẹp mới đăng


Banner