Tìm Kiếm


Nói với con về tình yêu như thế nào?

15:19 |
Có nhiều vấn đề mà nếu ta biết, để ý từ sớm, chuẩn bị tư tưởng cho con, cho mình, thì đến giai đoạn dậy thì của con mọi điều sẽ nhẹ hơn rất nhiều.


Ảnh minh họa

Chấp nhận rằng "con đã lớn"

Theo TSGD Nguyễn Thụy Anh, người mẹ của cô bé 12 tuổi nên cảm thấy vui, không phải vì cô bé lớn trước tuổi, mà là con đã dám chia sẻ với mẹ. Điều sợ nhất không phải là việc con cái nói về tình yêu ở độ tuổi nào, mà là việc con nói về tình yêu không phải với bố mẹ. "Biết đến đâu hãy nói với con đến đấy, đồng thời đưa ra các phương án, đường đi để con lựa chọn. Khi con ở độ tuổi 15 tuổi, hãy là người bạn thật sự của con. Nói chuyện với con phải khoa học, không thể nói nôm na kiểu như sau này con lớn sẽ biết. Những chuyện quá khó nói, có thể dùng sách vở gợi ý con đọc, tặng con dịp sinh nhật, khéo léo để vào phòng con...

Khi con bước vào tuổi yêu, phụ huynh hãy mong mình là người mà các con nghĩ đến trước tiên. "Thấy con chưa hỏi đến thì cũng không nên mừng rỡ, vì như vậy chưa chắc đã là hay".

Giới trẻ bây giờ ăn uống đầy đủ hơn, dậy thì nhanh hơn, cảm xúc về giới tính đương nhiên phải có. Ở thời điểm này, các em thường băn khoăn về cơ thể mình. Đây là lúc các em đặc biệt có nhiều câu hỏi về sinh lý mà không biết hỏi ai và thường thì bạn bè chia sẻ với nhau, ngoài ra có thể tiếp cận các ngồn thông tin khác một cách lén lút, e dè.

"Hãy tự đặt câu hỏi "bao giờ cho phép các con yêu?". Nếu bố mẹ chia sẻ, các con sẽ biết cách bảo vệ mình. Có những câu hỏi không cần trẻ phải trả lời trực tiếp, mà để trẻ tự rút ra bài học cho mình. Nói với con về tình yêu, tình dục khó nhất không phải về mặt thông tin - hiện nay tài liệu, sách vở rất nhiều - mà ở chỗ con cái lúc nào cũng có sự coi trọng bố mẹ, cho rằng thông tin của bố mẹ là đáng tin cậy. Nhưng nếu thái độ của chúng ta không hợp tác, con sẽ không nói nữa, và chuyện chúng ta né tránh vẫn sẽ xảy ra một lúc nào đấy" - bà Thụy Anh nhấn mạnh.

Không nên ép con nhận sai

Trong trường hợp bố mẹ cậu bạn lớp 10, bà Thụy Anh cho rằng phụ huynh hãy bình tĩnh ngồi nói chuyện với con. Hãy đặt câu hỏi cho con thật kỹ càng, không né tránh, như: Con cảm thấy thế nào khi gần gũi? Con đã biết cách bảo vệ chưa? Nếu có vấn đề thì đến đâu để giải quyết? Giải quyết xong sẽ như thế nào? Nếu có chuyện xảy ra thì con sẽ làm gì? Việc chính của con hiện nay là gì? Tương lai con muốn ra sao? Nếu pháp luật can thiệp con sẽ làm thế nào?...

Theo bà Thụy Anh, điều quan trọng là không ép con nhận sai. Tùy mối quan hệ, hãy đưa ra quy tắc. Bố mẹ tôn trọng con, con cũng phải tôn trọng bố mẹ. Thỏa thuận về trách nhiệm của con đối với gia đình. Không chỉ có bố mẹ có trách nhiệm với con, mà giữ cho bố mẹ được an tâm cũng là trách nhiệm của con.

"Nếu nhận thấy con đã trưởng thành và rất quả quyết, thì chúng ta cần phải chấp nhận. Chấp nhận nhưng không được buông xuôi, mà hãy tiếp tục cho con những thông tin tốt nhất để con có sự chuẩn bị, tự chịu trách nhiệm về bản thân. Và cố gắng hỗ trợ để không xảy ra điều gì đáng tiếc".
Đọc Thêm…

Du học 5 năm, về... làm ruộng

16:33 |
Tốt nghiệp đại học, thậm chí du học nước ngoài, những tưởng trở về quê nhà cống hiến sẽ dễ dàng có được công việc ổn định nhờ chính sách "trải thảm đỏ đón nhân tài" nhưng rất nhiều kỹ sư, cử nhân không khỏi ngậm ngùi

Tốt nghiệp ĐH ngành tài chính kế toán năm 2008, với mong muốn về quê nhà công tác, anh Huỳnh Thanh Tú (ngụ xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên) nhiều lần nộp đơn xin việc ở UBND xã nhưng đều bị loại. Mới đây, khi xã thông báo tuyển công an viên, Tú lại nộp đơn nhưng rồi cũng đành ôm hồ sơ ra về. " Quá chán nản, tôi đành ở nhà phụ gia đình nuôi tôm. Kiến thức học được ở trường cùng bao hoài bão cứ thế theo ngày tháng rơi rụng dần xuống ao đìa" - anh ngao ngán.

Du học 5 năm, về... làm ruộng

Năm 2007, anh Lê Văn Hậu (xã Điện Hồng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) thi vào Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng. Một năm sau, vượt qua hàng chục ứng viên, Hậu là 1 trong 2 người của trường nhận được học bổng của Bộ GD-ĐT du học tại Romania chuyên ngành hóa dầu. Trở về sau 5 năm du học với tấm bằng xuất sắc, cứ ngỡ sẽ dễ dàng kiếm được công việc, nào ngờ vác đơn đi khắp nơi nhưng ở đâu, anh cũng nhận được cái lắc đầu.

" Hàng chục bộ hồ sơ xin việc đã được tôi gửi đi nhưng đều không thấy hồi âm. Quảng Nam "hết cửa", nghe tin ở Đà Nẵng có chính sách thu hút nguồn nhân lực cao, tôi liền mang hồ sơ đến nộp thì được thông báo đã hết hạn tuyển dụng. Không xin được việc làm, những ngày này, tôi chỉ quanh quẩn ở nhà phụ giúp cha mẹ việc đồng áng" - anh buồn bã.

Em trai Hậu là Lê Văn Phát, cựu sinh viên Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, cũng nhận được học bổng đào tạo tại Nga của Bộ GD-ĐT. Phát đang du học 5 năm chuyên ngành điện tử viễn thông. Hậu không khỏi băn khoăn liệu sau khi du học về, em trai có rơi vào trường hợp giống anh hay không...

"Khi nhận học bổng, anh em tôi cứ nghĩ học xong sẽ nhanh chóng có việc làm, bớt đi gánh nặng cho gia đình. Trong thâm tâm, lúc nào chúng tôi cũng nghĩ phải cố gắng học thật tốt để trở về phục vụ cho quê nhà, nào ngờ xin việc lại khó đến vậy" - anh Hậu nói.

Du học 5 năm, về... làm ruộng - 1

Tốt nghiệp ĐH ngành tài chính kế toán nhưng 5 năm xin việc không được, anh Huỳnh Thanh Tú đành phụ cha nuôi tôm Ảnh: Hồng Ánh.

Kỹ sư, cử nhân làm... thợ may

Men theo con đường nước ngập đến nửa bánh xe, chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Văn Tuấn ở giữa "ốc đảo" Ân Phú, xã Tịnh An, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Khi chúng tôi hỏi thăm nhà Tuấn, ông Bùi Tỏi, trưởng thôn Ân Phú, chép miệng: "Có phải cậu kỹ sư đi làm công nhân không? Ở đây, nhiều gia đình dù nghèo nhưng vẫn cố cho con đi học lấy bằng cử nhân, kỹ sư. Nghe nói tỉnh ưu đãi để thu hút nhân tài từ nơi khác tới làm việc, vậy mà con em địa phương học xong, đứa thì thất nghiệp, đứa làm nông hoặc công nhân".

Tuấn đã đi làm, chỉ có cha anh là ông Lê Văn Kiệt ở nhà. Ông Kiệt cho biết năm 2010, tốt nghiệp kỹ sư điện tự động một trường ĐH tại TP HCM loại khá, Tuấn quyết tâm về Quảng Ngãi làm việc để đóng góp phần nào cho tỉnh nhà, vừa có dịp gần gũi gia đình.

"Mấy năm nay, Tuấn cứ chạy đôn chạy đáo xin việc nhưng nơi nào cũng từ chối, nó đành ở nhà dạy thêm. Đầu năm nay, Tuấn quyết định xin vào làm công nhân ở Công ty Doosan với lương chỉ 3 triệu đồng/tháng. Lúc làm hồ sơ xin việc, Tuấn chỉ ghi trình độ trung cấp vì ngại. Cuối tuần rồi, nó về nhà nói với tôi kiểu này chắc phải phải vô TP HCM sống thôi..." - ông Kiệt băn khoăn.

Ông Trần Nhật Linh, trưởng phòng hành chính nhân sự một công ty may ở TP Quảng Ngãi, cho biết: " Công ty chúng tôi vừa tuyển 500 lao động phổ thông làm thợ may nhưng có đến 165 người là cử nhân, kỹ sư đủ các ngành nghề: sư phạm, hóa dầu, kế toán, tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh... Tốt nghiệp ra trường, họ muốn về quê cống hiến nhưng thất nghiệp, đành đi làm công nhân, chấp nhận lương mỗi tháng 2 triệu đồng để có tiền trang trải".
Đọc Thêm…

Vay ngân hàng để đi du học: Xu hướng mới

11:14 |
Một năm học mới đã bắt đầu và đây cũng là thời điểm các bạn trẻ "rục rịch" tìm hiểu cơ hội du học nước ngoài nhưng trở ngại đối với nhiều bạn chính là chi phí du học vượt quá khả năng tài chính của gia đình.

Vậy du học bằng vốn vay ngân hàng, có thể hay không?

Phạm Thị Phương Thảo hiện đang là sinh viên năm nhất của một trường đại học chuyên ngành kỹ thuật tại Hà Nội. Ước mơ lớn nhất của Thảo là được tới Berlin - CHLB Đức để học tập và nghiên cứu chuyên sâu chuyên ngành của mình. Nghĩ là làm. Thảo đã chăm chỉ tìm hiểu thông tin từ Internet, chọn ra một trường phù hợp với khả năng của bản thân và nộp hồ sơ xin học. Niềm vui đến với Thảo khi cô nhận được thông báo trúng tuyển của trường.

Bước tiếp theo, Thảo nộp hồ sơ xin học bổng hỗ trợ chi phí học tập. Sau 1 tháng chờ đợi, bằng thành tích xuất sắc trong những năm cấp ba và điểm thi đầu vào đại học cao, Thảo đã giành được suất học bổng trị giá 50% chi phí học tập. Nhưng đây là niềm vui không trọn vẹn vì gia đình Thảo bố mẹ đều là công chức, đồng lương sau khi trừ chi phí sinh hoạt dư dật không là bao. Để chi trả cho 50% chi phí học tập còn lại, bố mẹ Thảo sẽ phải dốc túi toàn bộ số tiền đã tiết kiệm được từ trước đến nay.

Thương bố mẹ, Thảo quyết định sẽ xin bố mẹ hỗ trợ ½ khoản chi phí, ½ còn lại Thảo đã mạnh dạn tìm đến sự hỗ trợ của ngân hàng. Qua tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, Thảo thấy VietinBank là ngân hàng thường xuyên triển khai các gói cho vay du học với giá trị lớn và VietinBank đồng thời cũng có mở chi nhánh tại Berlin - nơi Thảo sẽ học tập nên Thảo quyết định thử vận may tại đây.

Trực tiếp đến Phòng Giao dịch VietinBank để tìm hiểu, được sự tư vấn cặn kẽ của cán bộ tại đây, Thảo hoàn thiện bộ hồ sơ vay vốn chỉ trong vòng một tuần. Ba ngày sau khi nộp hồ sơ vay vốn, Thảo nhận được điện thoại báo hồ sơ của Thảo đạt đủ điều kiện vay. Vui mừng vì ước mơ đến trong tầm tay, Thảo chia sẻ: " Tâm lý nhiều người ngại vay vốn ngân hàng nhưng với mình, đây là chi phí cơ hội. Nếu không thử sẽ không biết kết quả như thế nào. Qua thực tế là người đi vay, mình thấy phong cách phục vụ của cán bộ VietinBank rất tốt, thủ tục vay vốn của mình được giải quyết rất nhanh".

Thảo cho biết thêm: " Đợt này mình làm hồ sơ vừa đúng dịp VietinBank có chương trình khuyến mãi mới nên mình được ưu đãi cho vay với lãi suất hợp lý, chỉ từ 10,5%/năm. Ngoài ra mình còn được giảm 20% mức phí chuyển tiền du học, xác nhận số dư tài khoản miễn phí và giảm 50% phí phát hành thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ quốc tế. Điều này làm mình rất vui".

Theo chia sẻ của các tư vấn viên du học, nhiều phụ huynh học sinh vì ngại chi phí học tập quá đắt đỏ nên đã chọn một số trường ở xa trung tâm hơn với vị trí trên bảng xếp hạng chất lượng giáo dục thấp hơn một chút. Rất ít người nghĩ đến chuyện tìm sự hỗ trợ từ ngân hàng để con em mình được hưởng nền giáo dục tốt hơn.

Thực tế cho thấy, vay vốn ngân hàng để đi du học là chuyện "rất thường" ở các nước phát triển. Tại Việt Nam, đây vẫn là điều mới mẻ với nhiều người hoặc nếu không thì cũng do rào cản tâm lý ngại tiếp cận vốn vay ngân hàng. Nhưng nếu các bạn thực sự ước mơ du học thì hãy mạnh dạn tìm đến các ngân hàng uy tín như trường hợp của Thảo. Biết đâu may mắn sẽ mỉm cười với bạn.

Vay ngân hàng để đi du học: Xu hướng mới 1

Các bạn trẻ đến tìm hiểu dịch vụ vay du học
Đọc Thêm…

VN sắp có trường đại học y khoa quốc tế đầu tiên

10:45 |
Học viện Y khoa Wasade hàng đầu Nhật Bản đã cùng Ecopark ký kết hợp đồng thuê đất đầu tư xây dựng Đại học Y khoa quốc tế đầu tiên tại Việt Nam với số vốn đầu tư 400 tỷ đồng.

đại học, y khoa, Tokyo, quốc tế, ecopark, hợp tác, Waseda, nhật bản
Bà Mari Kusumi, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Viện Trưởng Học viện Y khoa Waseda cùng ông Đào Ngọc Thanh - Tổng giám đốc Công ty Vihajico - dự án Ecopark

Hợp tác xây dựng Đại học Tokyo Việt Nam

Theo hợp đồng, dự án xây dựng trường Y khoa Tokyo Việt Nam sẽ được thực hiện trong khu đô thị Ecopark bao gồm: khu giảng đường, nghiên cứu, thực hành, khu thể thao phức hợp trong nhà, ngoài trời...

Đây là trường đại học y khoa quốc tế đầu tiên tại Việt Nam, có cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhằm cung cấp một môi trường học tập, nghiên cứu và giảng dạy hiện đại. Tất cả các công đoạn thiết kế, thi công và giám sát dự án này đều do các nhà thầu nước ngoài đảm nhận.

đại học, y khoa, Tokyo, quốc tế, ecopark, hợp tác, Waseda, nhật bản
Hợp tác xây dựng Đại học Tokyo Việt Nam là một trong những minh chứng sinh động cho mối quan hệ khăng khít giữa 2 quốc gia

Dự kiến tiến độ thiết kế và xây dựng giai đoạn một trong vòng 24 tháng và chính thức đi vào hoạt động tại Ecopark vào năm 2014 với 2 chuyên ngành chính bao gồm: Chuyên ngành điều dưỡng và chuyên ngành Vật lý trị liệu.

Trong những năm tiếp theo, nhà trường sẽ mở rộng thêm chuyên ngành phục hồi chức năng và khoa học kiểm tra lâm sàng. Tổng chi phí đầu tư xây dựng trường là hơn 400 tỷ đồng, với quy mô đào tạo 1.500 sinh viên.

Ông Đào Ngọc Thanh - Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Hưng (Dự án Ecopark) cho biết: "Ecopark đã và đang là một khu đô thị đa chức năng, hiện đại. Chủ đầu tư luôn nỗ lực triển khai đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ cũng như thu hút đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo tốt hơn nữa mục tiêu đó. Giáo dục và Y tế là hai lĩnh vực rất quan trọng, luôn giành được sự lưu tâm đặc biệt. Việc ký kết thành công hợp đồng thuê đất Đầu tư xây dựng trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam với các đối tác đến từ Nhật Bản là một minh chứng tiêu biểu cho sự quan tâm đó".

Công bố Quỹ học bổng Ecopark - Waseda

Nhân sự kiện này, Ecopark cũng công bố Quỹ học bổng Ecopark - Waseda trị giá 6 tỷ đồng dành cho con em nhân dân Văn Giang, con em cư dân Ecopark cùng học sinh PT Đoàn Thị Điểm Ecopark.

Quỹ học bổng sẽ trao 5 suất học bổng toàn phần cho đối tượng là con em nhân dân Văn Giang gồm 3 xã Cửu Cao, Phụng Công, Xuân Quan và cư dân Ecopark để theo học tại trường Đại học Y khoa Tokyo Việt Nam.

đại học, y khoa, Tokyo, quốc tế, ecopark, hợp tác, Waseda, nhật bản
Bà Đặng Thị Bích Thủy - Chủ tịch UBND huyện Văn Giang: "Học bổng Ecopark - Waseda có ý nghĩa rất lớn trong việc khuyến khích, đào tạo nhân tài tại địa phương"

Bà Mari Kusumi, Chủ tịch Hội đồng quản trị - Viện Trưởng Học viện Y khoa Waseda cho biết: "Chúng tôi thành lập quỹ học bổng Ecopark - Waseda với hy vọng mang đến những cơ hội học tập tốt nhất cho những cá nhân xuất sắc muốn theo đuổi sự nghiệp y khoa".

Đặc biệt, học bổng Ecopark Waseda cũng là một cơ hội để Ecopark thể hiện sự tri ân với nhân dân địa phương, cư dân Ecopark đã luôn tin tưởng, đồng hành cùng dự án từ những ngày đầu xây dựng.
Đọc Thêm…

Những sinh viên đại học chưa đến 10 tuổi

10:44 |
Họ đều đã bắt đầu cuộc đời sinh viên khi tuổi đời còn rất nhỏ. Những sinh viên đại học chưa đến 10 tuổi

Những sinh viên đại học chưa đến 10 tuổi

Gregory R.Smith

Chỉ khi mới 14 tháng, Gregory đã có thể nhớ được những gì đã đọc được trong sách, 18 tháng giải được toán. Cậu hoàn thành chương trình tiểu học chỉ trong 1 năm, THPT trong 2 năm và trở thành tân sinh viên trường Randolph Macon năm 10 tuổi.

Gregory tốt nghiệp loại giỏi năm 13 tuổi và hiện đang học thạc sĩ chuyên ngành toán. Smith không chỉ nổi bật bởi thành tích học tập mà còn bởi hoạt động hỗ trợ ở Đông Timor, Sao Paulo, Rwanda và Kenya. Smith đã được đề cử 4 lần giải Nobel Hòa bình, lần đầu vào năm 12 tuổi.

Những sinh viên đại học chưa đến 10 tuổi

Michael Kearney

Michael đã đứng đầu bài kiểm tra toán dành cho những tài năng trẻ John Hopskin mà không cần học hành gì khi chỉ mới 4 tuổi. Những kĩ năng toán học ấy đã giúp cho anh tốt nghiệp THPT lúc 6 tuổi. Trong năm đó Michael đã vào học trường ĐH Santa Rose Junior và lấy được bằng địa chất học trong 2 năm sau đó. Điều này khiến Michael trở thành sinh viên tốt nghiệp ĐH sớm nhất thế giới.

Những sinh viên đại học chưa đến 10 tuổi

Moshe Kai Cavalin

Chính niềm đam mê vật lý thiên văn đã thúc đẩy Moshe không ngừng tiến bộ. Cậu trở thành tân sinh viên trường ĐH Đông Los Angeles vào năm 8 tuổi, tốt nghiệp năm 2009 với điểm số ấn tượng là 4.0 GPA (tuyệt đối) và được toàn trường tuyên dương.

Sau đó Moshe dành một năm để nghỉ ngơi, học lặn, viết một cuốn sách, trau dồi các kĩ năng võ thuật vốn đã sắc bén. Cậu dự định sẽ quay lại học bằng thạc sĩ vật lý thiên văn nhưng không hề vội vàng khi đã có bằng cử nhân ở tuổi 11.

Những sinh viên đại học chưa đến 10 tuổi

Alia Sabur

Alia Sabur đã cho bố mẹ thấy tài năng nở sớm của mình khi biết đọc lúc mới 8 tháng tuổi. Cô bắt đầu học tiểu học như các bạn bè cùng trang lứa nhưng giáo viên của Alia thấy rằng sẽ tốt hơn nếu cô học ở ĐH và cô đã chuyển thẳng từ lớp 4 đến trường ĐH Stony Brook năm 10 tuổi.

Alia tốt nghiệp xuất sắc với bằng toán học ứng dụng và chuyển tới Drexel, nơi cô hoàn thành bằng thạc sĩ kỹ thuật khoa học. Alia giữ kỷ lục Guiness là giáo sư ĐH trẻ nhất, được bổ nhiệm tới trường ĐH Konkuk, Hàn Quốc lúc 18 tuổi.
Đọc Thêm…

Sinh viên và nỗi "ám ảnh" xe buýt

10:41 |
Với phần lớn sinh viên, xe buýt chính là phương tiện di chuyển chủ yếu trên quãng đường từ nhà đến trường và ngược lại. Thế nhưng, ngoài việc phải thức dậy từ lúc khi trời chưa sáng hay đi bộ một quãng đường xa mới đến trạm dừng tiếp theo, các sinh viên còn gặp nhiều chuyện dở khóc dở cười.

Xe buýt nhồi nhét


Với những bạn sinh viên có kinh nghiệm, cảnh tường xe buýt toàn người là người là chuyện "bình thường ở huyện" thì với các bạn với chuyển từ học sinh lên sinh viên, cảnh tượng này là một nỗi ám ảnh. Nhất là đối với các tuyến xe đi xuống làng đại học như tuyến số 33 hay tuyến số 8, không xe nào không có cảnh tượng nhồi nhét. Người đứng cạnh nhau san sát, trái phái trước sau đều là người. Thậm chí sinh viên không cầm tay vịn cũng không thể té khi bác tài thắng gấp, đơn giản vì... không còn chỗ để té.

Sinh viên và nỗi

Xe buýt vào giờ cao điểm được nhồi như "nêm".

"Ác mộng! Mình đã "buýt" được hai năm rồi nhưng vẫn thấy kinh sợ. Lên xe đi học mà cứ đứng đơ ra như khúc gỗ, muốn xoay trái xoay phải cũng khó làm được. Vì xe đông nên rất nóng, mình đến trường là áo đã đầm đìa mồ hôi" - Minh Tiến, sinh viên trường Nông Lâm cho biết.

Nhiều bạn sinh viên dùng cụm từ "đu xe buýt" thay cho "đi xe buýt" vì hiếm khi nào có được chỗ ngồi. Chỉ những bạn đón xe ngay tại bến hay những trạm đầu mới có ghế ngồi. Nhiều bạn cố gắng đón xe từ lúc 4 giờ 30 hay 5 giờ sáng vẫn phải "đu xe". "Sau gần hai tiếng đứng trên xe buýt, vào lớp là mình mệt lả người, chẳng thể tập trung vào bài giảng được nữa" - Khánh Hòa cho biết.

Tuy nhiên, cũng cần phải hiểu cho các bác tài lái xe buýt. Các bác chỉ lo cô học sinh trễ học, chú công nhân trễ làm mà thôi.

Xe buýt hư dọc đường

Đây cũng không phải là chuyện hiếm. Phần lớn các xe buýt phục vụ người dân đã khá cũ, hư hỏng máy móc là điều khó tránh khỏi. Những lúc như thế này, các bác tài sẽ "bán cái" cho xe cùng tuyến nào đến nhanh nhất.

Thế nhưng, xe buýt toàn hư trên những đoạn quốc lộ nhiều phương tiện tham gia lưu thông. Vì là đường quốc lộ 1A nên có rất nhiều xe tải lớn, xe container di chuyển với vận tốc cao. Sinh viên đi xe buýt phải rồng rắn chạy xuống xe, băng qua con lươn chắn giữa hai chiếc xe buýt mới có thể lên được chiếc xe bên kia để kịp giờ học. Vì chiếc xe mới đến không dừng lại hoàn toàn nên sinh viên phải cắm đầu đuổi theo mặc dủ biết có thể xảy ra tai nạn.

Tất nhiên, lên xe buýt mới phải mua vé mới. Tiền vé xe buýt cũ cũng không được hoàn trả.

Sinh viên và nỗi

Xe buýt và trộm cắp, móc - rạch túi

Càng đông người thì càng dễ cho các phần tử xấu ra tay. Chỉ cần thiếu cảnh giác một chút, nhiều bạn đã phải để "vật đi thay người".Hồng Ngọc, sinh viên trường Tôn Đức Thắng cho biết: "Lượng người lên xuống xe buýt trong các giờ cao điểm rất đông. Một lần mình chen lên xe buýt, khi kiểm tra lại mới thấy điện thoại của mình đã mất. Chiếc điện thoại không có gía trị bao nhiêu nhưng toàn bộ số liên lạc của bạn bè không thể một sớm một chiều có lại được".

Trộm cắp, móc túi thường xảy ra nên các sinh viên đi xe buýt đều cảnh giác cao độ. Điện thoại, máy nghe nhạc hay ví tiền được các bạn cất kỹ vào túi xách. Biết được điều đó, tội phạm nâng cao tay nghề hơn một bậc là rạch túi. Vì balo thường được các bạn đeo sau lưng nên hành động rạch túi diễn ra một cách nhanh gọn lẹ khiến đương sự không thể trở tay. Laptop, điện thoại di động hay ví tiền là những vật dụng mà bọn móc túi, rạch balo thường nhắm tới.

Do đó, cảnh tượng balo đeo ngược trên xe buýt rất nhiều. Các bạn sinh viên đã tự trang bị cách đề phòng trộm cắp trên xe buýt. Bạn thì đeo balo ngược để tiện theo dõi, bạn thì lên xe buýt lập tức để balo xuống dưới chân. Có bạn cẩn thận hơn còn mua cả ổ khoa mini để khóa cặp lại. "Tư trang của mình phải tự mình giữ lấy. Mất rồi có kiện cáo cũng không được", Hồng Ngọc kể lại.

Tạm kết

Tuy đi xe buýt có rất nhiều vấn đề nhưng sinh viên không thể không đi vì chi phí đi lại rẻ, lại có chính sách hỗ trợ dành cho học sinh, sinh viên với giá 2000 đồng. Vì vậy, sinh viên phải tự đề cao cảnh giác trước những thành phần xấu lợi dụng cảnh chen lấn, xô đẩy trên xe, đặc biệt là đề phòng những rủi ro không đáng có.
Đọc Thêm…

"Săn" vé xuất ngoại miễn phí

10:12 |
Sinh viên cần bắt đầu và tích lũy thế nào để "săn" được những tấm vé xuất ngoại, ngay từ năm thứ nhất? Vài tư vấn của hai "thợ săn": Trương Văn Lộc (trường ĐH Ngoại thương, cơ sở 2, TPHCM) và Vũ Đỗ Khanh (trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG TPHCM) sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết thiết thực.


Nắm bắt được nguồn tin

Trương Văn Lộc cho biết, hiện nay, có rất nhiều chương trình giao lưu quốc tế dành cho sinh viên, một trong những yếu tố đầu tiên để "săn vé" chính là việc nắm bắt được nguồn thông tin, mỗi khi có chương trình thông báo tuyển đại biểu hay người tham gia. Các bạn có thể tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn: Các chương trình của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (cập nhật trên website: doanthanhnien.vn), ví dụ: "Tàu Thanh niên Đông Nam Á", "Giao lưu thanh niên ASEAN - Ấn Độ"...; các cơ hội dành cho thí sinh nộp đơn tự do qua các tổ chức quốc tế, được cập nhật tại những kênh: My Your Opportunity, Youth Opportunities, Opportunities Desk, Heysuccess.com, ASEAN Youth Volunteer Network...; với những sinh viên học tập tại các trường đại học có liên kết với đối tác nước ngoài, các bạn cũng có thể tìm cơ hội qua cổng thông tin của trường.



"Mỗi khi được tham gia một chương trình, mình thường tự viết lại cảm nhận của bản thân và những điều trải nghiệm, học hỏi được từ đó. Khi chuẩn bị hồ sơ tham dự một chương trình mới, mình đọc lại những cảm nhận cũ, rồi có thể rất bất chợt nảy ra ý tưởng mới, dựa trên những trải nghiệm sẵn có. Không biết có phải nhờ những thứ thực tế và gần gũi như vậy giúp mình "khác biệt" hay không nhưng điều mình chắc chắn là ít nhất, mình phải là người hiểu và thích hồ sơ của mình thì mới tự tin đi tiếp", Lộc nói.

Theo Lộc, việc tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm, Đoàn, Hội tại trường hay các tổ chức thanh niên bên ngoài nhà trường sẽ mang đến cho các bạn những trải nghiệm rất khác biệt. Nó còn làm dày thêm vốn kiến thức thực tế, xã hội và xây dựng background cho các bạn, làm tiền đề cho việc chuẩn bị hồ sơ tham dự các chương trình giao lưu, học hỏi về sau. Từng bước một, các hoạt động nhỏ sẽ là tiền đề giúp các bạn tự tin hơn khi tham gia vào các hoạt động, chương trình lớn hơn và cứ thế đi tiếp.

3 yếu tố để có bộ hồ sơ tốt

Theo kinh nghiệm của Vũ Đỗ Khanh, để có một bộ hồ hơ ứng tuyển tốt cho các chương trình giao lưu quốc tế thì sinh viên cần phải hội đủ 3 yếu tố sau:

Một là, hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu của chương trình dự định tham gia. Hãy gửi đầy đủ các giấy tờ, hồ sơ theo đúng thời hạn đặt ra của chương trình. Có những chương trình yêu cầu từ CV, bài luận, chứng nhận trình độ ngoại ngữ (IELTS, TOEFL), bảng điểm (Transcript), đến cả giấy khám sức khỏe (Health Condition Certificate) nhưng cũng có các chương trình chỉ cần hoàn tất application form: "Tùy điều kiện đặt ra của mỗi chương trình mà chúng ta nộp hồ sơ sao cho đủ và đúng. Kinh nghiệm của mình là những giấy tờ có thể chuẩn bị trước như: Bảng điểm, chứng nhận ngoại ngữ, giấy khám sức khỏe thì đầu học kỳ có thể chuẩn bị sẵn nhiều bản và để dành khi có cơ hội thì apply luôn, không phải mất thời gian đi lấy bảng điểm hay công chứng nữa".



Hai là, hồ sơ phù hợp với chương trình định tham gia. Nhiều bạn apply đầy đủ giấy tờ nhưng vẫn rớt bởi hồ sơ tuy đầy đủ song lại không phù hợp với tiêu chí của chương trình: "Ví dụ, chương trình có chủ đề về chính trị như ASEAN Youth Congress mà mình từng tham gia thường ưu tiên sinh viên học các ngành Khoa học xã hội hơn những bạn học khối Khoa học tự nhiên; chương trình có chủ đề về Children care thì những bạn có kinh nghiệm làm việc với các NGO về quyền trẻ em sẽ được ưu tiên xem xét".

Các chương trình thường tìm kiếm ứng viên phù hợp nhất chứ không phải người giỏi nhất. Vì vậy, trước khi apply cho bất kỳ chương trình nào, các bạn nên tìm hiểu các thông tin liên quan, những điều kiện của chương trình và xem xét mình có hội đủ các tiêu chí mà chương trình cần không.

Ba là, tạo điểm khác biệt. Các chương trình giao lưu quốc tế thường có số lượng lớn hồ sơ apply nên muốn nhà tuyển dụng chú ý đến mình thì chúng ta phải áp dụng nhiều phương pháp để làm nổi bật hồ sơ theo hướng tích cực và phù hợp. Một đặc điểm thú vị của các chương trình giao lưu là hay cho thí sinh làm một bài luận ngắn (essay) để chứng minh khả năng cũng như lột tả được tính cách ứng viên. "Với riêng mình, trước khi viết essay, mình luôn tự nghĩ với chương trình này thì nhà tuyển dụng sẽ muốn đọc gì rồi sau đó triển khai các ý theo hướng mà bản thân mình nghĩ giảm khảo sẽ muốn đọc và quan tâm nhất. Ví dụ, khi apply cho chương trình Diễn đàn môi trường cho sinh viên châu Á tại Nhật Bản, vì chương trình yêu cầu sự sáng tạo trong cách giải quyết các vấn đề môi trường nên mình chọn làm một essay bằng hình thức inforgraphic (sử dụng hình ảnh để miêu tả trực quan) nhằm làm người đọc hứng thú và quan tâm đến nội dung bài viết. Với những chương trình nghiêng về chính trị - ngoại giao thì mình lại làm essay dưới dạng bài viết học thuật để chứng tỏ trình độ và khả năng đại diện cho đất nước của mình".

Ngoài ra, ngoại ngữ và kinh nghiệm luôn là hai điểm nhấn đáng giá làm nổi bật hồ sơ của bất kì thí sinh nào, đặc biệt là ngoại ngữ vì chương trình nào cũng luôn yêu cầu ứng viên phải có khả năng thông hiểu xuyên suốt chương trình. Tốt nhất, các bạn nên có trong tay chứng chỉ IELTS từ 7.0 hoặc TOEFL IBT từ 90 trở lên. Với những bạn chỉ vừa đạt chuẩn IELTS 6.5 hoặc TOEFL IBT 80 thì sẽ rất khó cạnh tranh.

Các bạn cũng nên tập trung vào một mảng lĩnh vực cụ thể: Môi trường, kinh tế... Các nhà tuyển dụng luôn thích những ứng viên có thâm niên hoạt động chuyên sâu trong một lĩnh vực hơn là những ứng viên lan man, mỗi lĩnh vực hiểu và làm một ít. "Mình nghĩ, với sinh viên năm thứ nhất, các bạn nên thử tham gia nhiều lĩnh vực để xác định niềm yêu thích của mình nằm ở đâu và tiếp tục đào sâu vào lĩnh vực ấy khi đã lên năm thứ hai. Như bản thân mình, năm thứ nhất, mình tham gia khá nhiều câu lạc bộ và chương trình nhưng lên năm thứ hai, mình xác định mục tiêu là các hoạt động giao lưu quốc tế nên chỉ tham gia vào những hoạt động có tính chất đối ngoại và hạn chế tốn công sức vào những lĩnh vực khác", Khanh "mách nước".

Trương Văn Lộc

- Đại biểu trẻ nhất đoàn Việt Nam tham dự "Chương trình Tàu Thanh niên Đông Nam Á 2012", tại Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Brunei.

- Một trong 2 đại biểu Việt Nam tại "Hội nghị thượng đỉnh thanh niên ASEAN+9", tại Jakarta , Indonesia , 2013.

- Một trong 12 đại biểu Việt Nam được chọn tham dự "Chương trình Nhà lãnh đạo môi trường trẻ ASEAN 2013", tại Malaysia .

- Thành viên mạng lưới tình nguyện viên Đông Nam Á.

Vũ Đỗ Khanh

- Dự Hội nghị Thanh niên Đông Nam Á 2011 tại Jakarta , Indonesia .

- Tham gia Diễn đàn Môi trường dành cho sinh viên châu Á năm 2012, tại Tokyo - Kyoto - Osaka , Nhật Bản.

- Thành viên Dự án Giáo dục văn hóa, khoa học và nghệ thuật cho trẻ em Ấn Độ năm 2013, tại Chennai, Ấn Độ
Đọc Thêm…

Cụ ông 81 tuổi là sinh viên năm cuối

10:10 |
81 tuổi, cụ Hoàng Ân (thôn Tân Phượng, xã Tân Mỹ, TP Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang) đang là sinh viên năm cuối của Trường Đại học Mở Hà Nội theo hệ đào tạo từ xa, chuyên ngành Luật Kinh tế, học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Giang.
Cũng trong lớp của cụ còn có một sinh viên 55 tuổi và một sinh viên 74 tuổi.

Dối già

Họ thường tự trào: "Một sinh viên sắp già - môt sinh viên đã già và một sinh viên quá già". Cụ Hoàng Ân nhớ lại: "Buổi đầu đến lớp, mấy sinh viên cứ nhìn chúng tôi soi mói. Có người đánh bạo hỏi: Không biết các thầy hôm nay dạy môn gì, vì chắc nhìn chúng tôi giống... giáo sư. Có người còn hỏi, cụ đến đây tìm cháu học lớp nào ạ?".

Cụ Hoàng Ân và ông Nguyễn Văn Thành trao đổi bài.
Cụ Hoàng Ân và ông Nguyễn Văn Thành trao đổi bài.
Cụ Ân có khuôn mặt phúc hậu, mái tóc bạc trắng chải ngược phía sau và phong thái điềm đạm. Cụ đã nghỉ hưu hơn 20 năm nay. Trước đây, cụ làm trong ngành thương nghiệp và từng tốt nghiệp đại học từ hồi còn trẻ. Nghỉ hưu nhưng cụ là người thích nghiên cứu, nhất là trong lĩnh vực lịch sử địa phương.

Cụ cũng thích làm thơ, chơi cây cảnh, nhưng cụ ghét đánh cờ: "Đánh cờ tốn thời gian mà chẳng giải quyết được gì".

Cụ thích những vấn đề mang tính lý luận sâu sắc và luôn mới, giải quyết được các quan hệ hiện hữu, những bức xúc hằng ngày. Con cháu chẳng ai dám ngăn vì cụ đã già, biết đâu đi học lại có thêm những niềm vui mới mà ở nhà không có. Mà quả nhiên thế, đi học về cụ bảo với con cháu: Tao thấy mình trẻ thêm đến mấy tuổi!

Hơn 80 tuổi, cụ Ân đã yếu nhiều, đi lại khó khăn hơn nhưng giọng nói vẫn hào sảng. Hỏi cụ có khó khăn trong việc tiếp cận những vấn đề mới khi học đại học không, cụ cười lắc đầu: "Những vấn đề này thực tiễn chúng tôi gặp thường xuyên nhưng chưa biết giải quyết thế nào cho đúng đắn và giải thích một cách tường tận.

Thực tiễn như một cái mớ hỗn độn, còn việc học giúp mình có tri thức để soi sáng, tìm ra cái đúng, cái sai của vấn đề. Chính vì thế, tôi luôn tiếp thu tốt các bài giảng của giáo viên, cuối giờ giáo viên đề nghị tổng hợp bài giảng tôi cũng làm được".

Mỗi đận thi, cụ cũng phải thức đêm nhiều hơn để cày lại kiến thức. Kết quả thi của cụ không thực sự cao nhưng cụ vẫn rất tự hào vì chỉ phải thi lại có 1 môn. "Tôi không mơ ước bằng giỏi hay bằng khá, quan trọng là tôi được học về những điều mà tôi thích. Sau này được tấm bằng danh dự với tôi cũng là được lắm rồi"- cụ cười.

Cán bộ VKS lấy bằng đại học ở tuổi xưa nay hiếm

Người có công động viên cụ Hoàng Ân đi học và giúp đỡ cụ rất nhiều trong việc đến trường nguyên là một cán bộ VKSND tỉnh Bắc Giang, ông Nguyễn Văn Thành, 74 tuổi. Nhà cụ Ân ở tít trong xóm nhỏ, nhà ông Thành ở ngoài phố, cách khoảng 2 km.

Ông Thành từng là kiểm sát viên của VKSND tỉnh Bắc Giang đã nghỉ hưu cách đây 10 năm. Con cháu ông đều đã thành đạt, thậm chí có người đang làm Phó giám đốc của Bệnh viện TP Bắc Giang. Ông kể, lúc trước ông làm công tác kiểm sát chung (kiểm sát các hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, hiện nay hoạt động này không nằm trong chức năng, nhiệm vụ của ngành kiểm sát nữa - PV).

Tuy nhiên, trước đó ông không được học hành đến nơi đến chốn. Cứ làm đến đâu rồi tự học đến đó, học thông qua các lớp tập huấn ngắn hạn mà thôi.

Cho đến tận khi nghỉ hưu ông vẫn thấy tiếc vì mình làm trong ngành mà chưa được học hành tử tế nên ông đã thuyết phục và động viên 2 người bạn vong niên nữa là cụ Ân và ông Ngô Thế Hưng (sĩ quan quân đội về hưu) cùng đi học. Hiện nay, mỗi tuần đều đặn vào thứ 7 và Chủ nhật, ông Thành đến nhà cụ Ân đưa cụ đi học bằng chiếc xe máy của mình.

Thi thoảng ông lại lái ô tô đi học. Ông hào hứng kể về kỳ tích thi bằng lái xe của mình: "70 tuổi tôi vẫn đăng ký đi học lái xe ô tô. Dù trước đây chưa có ngày nào cầm vô lăng nhưng khi đã tập rồi tôi rất tự tin. Đến khi thi thật, tôi chỉ bị trừ 5 điểm do côn hơi già, bị chết máy khi đề-pa".

Còn việc học đại học, ông kể, cho đến nay mình mới chỉ nghỉ học 1 buổi duy nhất trong suốt 5 năm theo học do ốm đột xuất mà tiếc hùi hụi. Ông cũng chưa bị dính thi lại môn nào và có nhiều môn đạt điểm khá.

"Có nhiều người bảo già như chúng tôi thì đi học để làm gì, học như thế nào, nhưng tôi rất tâm đắc với ý của một người xưa là đừng để chết vì không hiểu biết. Đi học bây giờ với chúng tôi cũng như là uống liều thuốc cho sức khỏe tinh thần của mình vậy!" - ông Thành nói.

Tương lai những cử nhân U80?

Hai sinh viên U80 chuẩn bị tới trường.
Hai sinh viên U80 chuẩn bị tới trường.
Đến nay đã là 5 năm kể từ cụ Hoàng Ân, ông Nguyễn Văn Thành và ông Ngô Thế Hưng nhập học tại lớp Luật chuyên ngành kinh tế, khóa 9 của Trường Đại học Mở Hà Nội. Giữa họ bây giờ đã hình thành một tình bạn bền chặt, những đôi bạn cùng tiến thực sự.

Mỗi khi có vấn đề chưa rõ, ba mái đầu bạc lại chụm vào nhau để cùng tìm cách giải quyết. Trước tấm lòng ham học hỏi của các cụ, Trường Đại học Mở quyết định tặng các cụ toàn bộ giáo trình suốt 5 năm học đồng thời miễn một nửa học phí.

Ở lớp, các cụ cũng không phải đóng quỹ lớp và mỗi đợt lớp tổ chức liên hoan thì được mời đi ăn... miễn phí. Tuy nhiên, các cụ luôn khăng khăng đòi nộp: "Chúng tôi bảo các khoản quỹ ABC được miễn thì tùy nhưng liên hoan mà không cho chúng tôi đóng tiền thì chúng tôi sẽ không đi ăn, hoặc ăn cũng không ngon. Vậy là cán bộ lớp lại phải miễn cưỡng nhận của chúng tôi 100 nghìn đồng/buổi liên hoan" - cụ Ân cười tươi kể.

Cả ba sinh viên đang chuẩn bị ráo riết cho học kỳ cuối cùng để lấy được tấm bằng đại học.

Hỏi về tương lai của các cử nhân U80, ông Thành hào hứng cho biết: "Dù vẫn còn trong thời gian học nhưng nhiều vụ việc pháp luật đã và đang được chúng tôi tiếp nhận, tư vấn hợp lý, được người dân đánh giá cao. Thực tế cho thấy người dân quê tôi còn thiếu hiểu biết về pháp luật nên chúng tôi muốn giúp họ hiểu được cái đúng, cái sai, phù hợp với pháp luật. Tư vấn cho người dân cũng là giúp mình thấy rõ hơn được thực tế xã hội và những tri thức pháp luật để giải quyết những vấn đề đó...".
Đọc Thêm…

Bên trong trường đại học sành điệu nhất Thủ đô

09:37 |
Từ giảng đường, thư viện, nhà hàng, vườn cây xanh đến phòng tập gym... đều được xây mới với trang thiết bị nội thất đẹp mắt, đại học dân lập Thăng Long đang là ngôi trường hiện đại nhất ở Hà Nội.
Bên trong trường đại học sành điệu nhất Thủ đô

Trong các trường đại học ở Hà Nội, Đại học Thăng Long được đánh giá là ngôi trường có cơ sở vật chất tốt nhất. Trường nằm trên đường Nghiêm Xuân Yêm (quận Hoàng Mai, Hà Nội), có mức học phí 15-17,5 triệu/năm/sinh viên tùy vào mức độ học và tín chỉ
Trong các trường đại học ở Hà Nội, Đại học Thăng Long được đánh giá là ngôi trường có cơ sở vật chất tốt nhất. Trường nằm trên đường Nghiêm Xuân Yêm (quận Hoàng Mai, Hà Nội), có mức học phí 15-17,5 triệu/năm/sinh viên tùy vào mức độ học và tín chỉ .
Cơ sở vật chất của trường rất tiện nghi. Tại mỗi một khu giảng đường đều có một thư viện tự học, diện tích gần 200m2, tạo điều kiện cho sinh viên vừa học vừa nghỉ ngơi trong những phút căng thẳng. Nhà trường có 7 thư viện tự học, mỗi phòng có một thiết kế khác nhau về màu sắc cũng như cách bài trí
Cơ sở vật chất của trường rất tiện nghi. Tại mỗi một khu giảng đường đều có một thư viện tự học, diện tích gần 200m2, tạo điều kiện cho sinh viên vừa học vừa nghỉ ngơi trong những phút căng thẳng. Nhà trường có 7 thư viện tự học, mỗi phòng có một thiết kế khác nhau về màu sắc cũng như cách bài trí .
Khu vực căng tin nhà trường rộng hàng trăm mét vuông, sạch sẽ thoáng mát với không gian 3 tầng. Đây là nơi ăn uống và nghỉ trưa của các bạn sinh viên
Khu vực căng tin nhà trường rộng hàng trăm mét vuông, sạch sẽ thoáng mát với không gian 3 tầng. Đây là nơi ăn uống và nghỉ trưa của các bạn sinh viên .
Phòng khách lớn và phòng bếp nhà hàng dành riêng cho sinh viên chuyên ngành khách sạn - nhà hàng thực hành và nghỉ ngơi
Phòng khách lớn và phòng bếp nhà hàng dành riêng cho sinh viên chuyên ngành khách sạn - nhà hàng thực hành và nghỉ ngơi .
Khu liên hợp thực hành bao gồm 20 phòng nghỉ dưỡng. Sinh viên được thực hành ngay tại trường. Tiêu chuẩn các phòng ốc tương đương khách sạn 3 sao
Khu liên hợp thực hành bao gồm 20 phòng nghỉ dưỡng. Sinh viên được thực hành ngay tại trường. Tiêu chuẩn các phòng ốc tương đương khách sạn 3 sao.
Toilet bên trong phòng khách sạn dành cho việc thực hành, học tập thậm chí cả sinh hoạt cho sinh viên
Toilet bên trong phòng khách sạn dành cho việc thực hành, học tập thậm chí cả sinh hoạt cho sinh viên .
Phòng thu âm phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của các bộ môn năng khiếu
Phòng thu âm phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập của các bộ môn năng khiếu .
Phòng cinema của sinh viên với hệ thống dàn máy tính màn hình LCD cỡ to
Phòng cinema của sinh viên với hệ thống dàn máy tính màn hình LCD cỡ to .
Phòng hội nghị cỡ nhỏ
Phòng hội nghị cỡ nhỏ .
Phòng thư viện chung của trường được bố trí hài hòa, tạo một không gian thoáng đãng
Phòng thư viện chung của trường được bố trí hài hòa, tạo một không gian thoáng đãng .
Phòng tự đọc với những bình hoa, chậu cây cảnh
Phòng tự đọc với những bình hoa, chậu cây cảnh .
Hệ thống giảng đường bao gồm bàn ghế, đèn, âm thanh... đạt tiêu chuẩn giống như các trường ĐH quốc tế
Hệ thống giảng đường bao gồm bàn ghế, đèn, âm thanh... đạt tiêu chuẩn giống như các trường ĐH quốc tế.
Giá sách bên trong thư viện
Giá sách bên trong thư viện .
Hệ thống nhà hàng và quán cafe
Hệ thống nhà hàng và quán cafe .
Có điều hòa hai chiều phục vụ hai mùa nóng lạnh
Có điều hòa hai chiều phục vụ hai mùa nóng lạnh .
Đặc biệt tai ĐH Thăng Long còn có một phòng tập gym với hàng chục loại máy tập tiên tiến
Đặc biệt tai ĐH Thăng Long còn có một phòng tập gym với hàng chục loại máy tập tiên tiến .
Sinh viên trong và sau giờ giờ được tập miễn phí
Sinh viên trong và sau giờ giờ được tập miễn phí .
Ngồi thư giãn tại vườn sinh viên có tiếng nhạc du dương và vô vàn loài chim khác nhau cùng đua tiếng hót
Ngồi thư giãn tại vườn sinh viên có tiếng nhạc du dương và vô vàn loài chim khác nhau cùng đua tiếng hót
Đọc Thêm…

Trẻ nói dối vì bị áp lực của những "căn bệnh" giáo dục

09:32 |
"Giáo dục hiện nay cũng gặp phải nhiều "bệnh" cần chữa như: bệnh thành tích, ngồi nhằm lớp... Những đều này làm cho trẻ thấy áp lực và việc nói dối, quay cóp thi cử... là một trong những biện pháp giúp trẻ vượt qua những áp lực nặng nề và xuất phát từ nhiều phía đó".
PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn - phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, Trưởng bộ môn Tâm lý học (Trường ĐH Sư phạm TPHCM) đã chia sẻ như vậy với PV Dân trí khi bàn về tình trạng đạo đức học đường xuống cấp hiện nay và nhất là việc học sinh nói dối tăng theo cấp học.

Trẻ nói dối vì bị áp lực của những

PGS. TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn - phó Chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam, Trưởng bộ môn Tâm lý học (Trường ĐH Sư phạm TPHCM).

Theo kết quả của một cuộc điều tra xã hội học cho thấy, tỉ lệ nối dối cha mẹ ở học sinh cấp 1 là 22%, cấp 2 là 50%, cấp 3 là 64% và sinh viên là 80%. Người xưa thường nói "Nhân chi sơ, tính bổn thiện", nhưng từ kết quả này cho thấy ngay từ nhỏ trẻ đã nói dối? Ông có đánh giá gì?

Không riêng trong môi trường học đường mà thiết nghĩ trong các môi trường khác kết quả cũng sẽ có sự tương đồng. "Nhân chi sơ, tính bổn thiện" ý nói: con người ta sinh ra vốn dĩ là thiện. Tuy nhiên, chúng ta thấy rằng ngay từ khi sinh ra con người đã chịu tác động của rất nhiều yếu tố như môi trường sống, sự giáo dục của gia đình... Chính do những yếu tố này mà cái thiện ấy vẫn còn duy trì, hoặc dần mất đi.

Trong triết học Phật giáo, có đề cập đến quan điểm về ngũ giới, đó là: bất sát, bất tà đạo, bất tà dâm, bất vọng ngữ, bất ẩm tửu. Trong đó, bất vọng ngữ, nghĩa là không được nói dối. Ngay bản thân người tu đạo còn khó giữ được giới này, huống chi là người thường.

Nói dối có nhiều loại, chúng khác nhau ở nguồn gốc, mục đích và động cơ dẫn đến việc nói dối. Nói dối người bệnh để tinh thần họ không chán nản, nói dối cha mẹ để cha mẹ khỏi lo lắng... Tích cực có, tiêu cực có, tuy nhiên, tất cả những hành động phản ánh không đúng thực tế đều gọi là nói dối. Lúc nhỏ, các mối quan hệ ít hơn, vấn đề cần suy nghĩ và giải quyết cũng ít hơn, cho nên động cơ và mục đích nói dối cũng ít, dẫn đến hành vi nói dối ít. Dần lớn lên, các mối quan hệ xã hội tăng lên, và theo cách suy luận như trên, thì hành vi nói dối cũng tăng theo.

Tỉ lệ trên cùng với các hiện tượng gian lận thi cử... khiến nhiều người đặt câu hỏi rằng phải chăng đạo đức học đường đang xuống cấp trầm trọng?

Có hay không việc đạo đức học đường đang xuống cấp trầm trọng, đó là một vấn đề đang rất được quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Đạo đức học đường không chỉ thể hiện ở hành vi nói dối, mà nó thể hiện qua nhiều hành vi, thái độ khác nữa.

Một mặt, cần lưu ý đến sự xuống cấp của đạo đức, bởi thực tế, nó cũng đang có dấu hiệu xuống cấp, một phần do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, do sự phát triển rầm rộ của công nghệ, giới trẻ tiếp xúc với rất nhiều thông tin mới, lối sống mới, tích cực, tiêu cực đều có cả. Vấn đề là sự chọn lọc tiếp thu. Mặt khác, cần xét đến mặt tích cực của việc nói dối trong một số trường hợp cụ thể.

Chuyện gian dối trong học đường phải chăng cũng là phản ánh hiện trạng chung của xã hội, việc nói dối đã trở thành thói quen hiện nay?

Giống như nhiều hành vi khác, con người ta thường có tư tưởng: đã làm một lần, thì làm thêm lần nữa cũng chả sao. Dần dần, đối với một bộ phận giới trẻ, nói dối trở thành một hành vi mất kiểm soát. Gặp chuyện nan giải, cần thiết phải nói dối cũng nói. Không gặp chuyện nan giải gì, cũng nói dối.

Giáo dục hiện nay cũng gặp phải nhiều "bệnh" cần chữa như: bệnh thành tích, ngồi nhằm lớp...vChính những đều này làm cho trẻ cảm thấy áp lực và nói dối, quay cóp trong thi cử... là một trong những biện pháp giúp trẻ vượt qua những áp lực nặng nề và xuất phát từ nhiều phía đó.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì những nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tâm lý và có phần hư hỏng của học sinh hiện nay là do sự thay đổi nhanh chóng của môi trường, điều kiện sống của các em ngày càng đầy đủ hơn. Vì sao có sự đi ngược như vậy, thưa ông?

Cuốn theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự nâng cao giá trị đời sống vật chất và tinh thần, còn có những hệ lụy đi kèm. Đời sống muốn phát triển, tức con người phải bỏ thời gian chăm lo cho đời sống vật chất, từ đó, thời gian dành cho đời sống tinh thần ngày càng trở nên thiếu thốn. Những lề lối của nếp sống khi xưa dần phai nhạt và trở nên cũ kỹ, ít ai quan tâm đến, dù những lề lối ấy có trở nên lạc hậu hay không.

Theo ông, làm sao để cải thiện hiện trạng này? Làm sao thay đổi được việc các gia đình chỉ muốn con học giỏi mà dường như quên "dạy con nên người"?

Cải thiện tình trạng này đòi hỏi một bước chuyển biến trong nền giáo dục. Một khi con người ta không còn phải lo toan nhiều cho đời sống vật chất, thì đời sống tinh thần sẽ được chăm lo nhiều hơn.

Tuy nhiên, cần có sự phối hợp mang tính chủ động giữa nhà trường và xã hội trong việc tác động vào nhận thức của các bậc làm cha mẹ, để học thấy được tầm quan trọng của việc "dạy con nên người". Người gần gũi nhất với trẻ nhất là cha mẹ, họ phải làm gương cho con của mình, đừng dạy trẻ bằng lời nói mà hãy dạy chúng bằng hành động. Cha mẹ phải nêu gương về tính chân thật, sống thật thà để con cái học tập và noi theo, đừng nói dối con của mình thì cũng không nghe lời nói dối từ chúng.

Giáo dục không nên chỉ chú trọng vào giáo dục trí tuệ mà phải đề cao tất cả các mặt khác, đặc biệt là giáo dục đạo đức để trẻ có thể phát triển toàn diện bản thân mình. Chúng ta đang xây dựng "Xã hội hóa học tập", điều này đồng nghĩa với việc trẻ sống, sinh hoạt trong nhà trường, gần gũi với bạn bè và thầy cô giáo ngày càng nhiều hơn. Có một thực tế đáng lưu tâm, hiện nay hầu hết tất cả các trường học không có dạy tâm lý lứa tuổi và dạy cách hình thành nhân cách sống cho trẻ em. Một bộ phận đội ngũ giáo viên có kĩ năng sống chưa đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra, về số lượng và quan trọng là về chất lượng. Có những giáo viên kĩ năng sống không được đào tạo bài bản tại các trường đại học, không nắm vững tâm sinh lý người học. Chính vì vậy mà để giáo dục được các em học sinh cần phải có thời gian và chiến lược từ Bộ GD-ĐT.
Đọc Thêm…

Bài văn tả bố ly kỳ như phim hành động

16:09 |
Vừa qua, cư dân mạng lan truyền hai bài văn đạt 7,25 điểm miêu tả về bố. Bài văn nhận được gần 60.000 lượt xem và hàng trăm bình luận, chia sẻ.
Với đề bài: "Hãy nêu cảm nghĩ về người thân yêu của em", học sinh đã có những bài văn... cười ra nước mắt khi miêu tả về bố.

Trong bài văn thứ nhất, học sinh miêu tả người bố mình đầy tự hào: "Bố tôi là một người vô cùng tốt bụng, tôi nghe các các ông bà hàng xóm vói vậy. Ở hàng xóm láng giềng khi gặp sự cố như tivi hỏng hay chập điện, bố tôi luôn sang giúp rất tận tình. Khi có đợt ủng hộ đồng bào bão lụt hay thiên tai, bố tôi luôn là người đâu tiên đăng kí.
Bài văn miêu tả bố đầy tính hành động.
Bố rất thấu hiểu mọi tâm sự tình cảm của anh em chúng tôi. Bố luôn dạy cho chúng tôi những triết lý sống sâu sắc và luôn dạy bảo chúng tôi là khi đã làm gì thì phải làm đến cùng và không được bao giờ bỏ cuộc".

Tuy nhiên, đến phần chính học sinh này lại viết theo giọng truyện kiếm hiệp như sau: "Tôi nghe mẹ tôi kể hơn 20 năm trước chính bố đã giải cứu mẹ khỏi một bang cướp giết người cướp của. Bố mặc sự hiểm nguy chính mình đã lần theo bang cướp và dùng võ Kungfu đánh tan bang cướp có vũ trang và giải cứu đám con tin an toàn.

Ngay sau đó bố tôi đã được nhà nước khen thưởng. Nghe mẹ tôi kể mà tôi thấy khâm phục bố".

Trong bài văn thứ hai, học sinh miêu tả về người bố có niềm đam mê cây cảnh. Bạn hào hứng kể: "Bố từng đạt giải nhất cuộc thi cây cảnh quốc tế vì thế tuy nhà không có rộng nhưng vẫn có khá nhiều cây".

Diễn biến của câu chuyện được bạn miêu tả rất ly kỳ: "Có một lần tôi đang đi mua phân bón cho cây cảnh khi về gân đến nhà có một người thanh niên ra ôm ôm lấy tôi và bắt lên tôi lên xe máy tôi rất sợ . Nhưng đúng lúc đó bố tôi cũng đi đâu về khi thấy tôi trên xe của người lạ bố đã đuổi theo. Bố định rút sung ra định bắn vào bánh xe của bọn bắt cóc thì tên thanh niên đang ôm tôi quay lại bắn trước một phát và rất may là bố tôi tránh được. Nghe thấy tiếng sung rất nhiều người dân ra xem. Bọn bắt cóc quá sợ hãi nên đã vứt tôi xuống. Bố tôi thấy vậy nhảy xuống xe ôm tôi vào lòng khi xe đang chạy rất nhanh".

Điều đặc biệt, hai bài văn này nhận được lời phê hóm hỉnh của cô giáo như "Ly kỳ như truyện", "Sợ quá nhỉ".

Bài văn tả người bố yêu cây cảnh.
Bài văn tả người bố yêu cây cảnh.
Phần lớn cư dân mạng cho rằng, đây là những bài văn thú vị nhưng giống phim hành động, không gần với thực tế, rất có thể là sản phẩm của việc "chém gió".

Thành viên Lê Nguyễn nhận xét: "Bố đi làm mang theo súng, chi tiết này vô lý quá khi bạn đang sống ở đất nước mình".

Bạn đọc Vũ Hải Đường cho rằng: "Bài văn này là hệ quả của việc đọc truyện tranh thám tử và xem phim hành động quá nhiều. Điều này làm mất đi sự trong sáng trong cách viết văn của học sinh".

Nhiều thành viên mạng vẫn chưa thực sự tin rằng cả hai bài văn có thể đạt số điểm cao bởi nội dung giống trong phim nhiều hơn câu chuyện thực tế.
Đọc Thêm…

Cần một nền giáo dục tinh tế

16:04 |
Đó là một sự việc cá biệt, xảy ra tại một trường học cụ thể, nhưng rõ ràng, thấp thoáng đâu đó có thể nhìn thấy những sự việc có liên quan, trong việc ứng xử với học sinh của những nhà sư phạm. Từ chuyện phân biệt học sinh cá biệt, từ những vụ việc trộm cắp trong trường đã vội truy vấn, thậm chí báo công an để các em học sinh sụp đổ tinh thần dẫn đến việc tự tử... là những cách ứng xử thiếu nhân văn, phản giáo dục.

LTS. Ở một trường mầm non giữa thủ đô, nhân lễ quốc khánh nhà trường mời đoàn xiếc đến diễn cho các em xem. "Từ phòng giám hiệu, tiếng cô giáo trên loa tròn vành rõ chữ: Alô! Đề nghị các vị phụ huynh cho con khẩn trương vào trường ổn định chỗ ngồi vì đã sắp đến giờ biểu diễn. Để công bằng cho các em đã đóng tiền, đề nghị những em chưa đóng tiền ngồi nguyên trong lớp học không được ra sân!" (trích bài viết của một phụ huynh trong trường phản ánh lên báo chí). Hành động phản sư phạm, phản nhân văn trên đã khiến nhiều em ngồi khóc, nhiều phụ huynh bất bình. Có người đặt vấn đề: đây chính là một kiểu bạo lực học đường, vì sự tàn nhẫn của người lớn đã làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ thơ!

GS Văn Như Cương, hiệu trưởng trường phổ thông dân lập Lương Thế Vinh (Hà Nội), đã có ý kiến xác đáng về vấn đề trên, xin giới thiệu đến độc giả.

Chuyện cuối tuần

"Đừng gieo vào trẻ những tính toán thiệt hơn, ăn thua, máy móc".
Ở đây, ngay cả trường hợp những em nhỏ nào đó không cùng trường, đi ngang thấy hay ghé vào xem xiếc mình cũng không nỡ đuổi ra vì đó thật sự không phải là một hoạt động kinh doanh, bán vé để thu lợi nhuận. Đằng này, lại là học sinh của trường mà làm thế thì tác động lớn đối với tâm lý học sinh, đứa trẻ đau khổ và có thể nhìn thấy được qua sự khóc than; trong khi ngoài kia bạn bè cùng trường, cùng lớp vui vẻ reo hò. Người lớn, mà cụ thể là thầy cô, không nghĩ đến việc mình đã đánh vào tâm lý của trẻ, một sự trừng phạt quá mức; điều đó cũng dễ tạo ra mặc cảm, oán hận của đứa trẻ đối với người thân, xin tiền không cho nên không được xem xiếc; oán hận thầy cô vì hình phạt; oán hận bạn bè vui trong sự thiệt thòi, bị cô lập của mình...

Câu chuyện này còn là bài học giáo dục sâu sắc tại một trường học cụ thể. Rồi sẽ có những câu chuyện tương tự như thế, khi chính thầy cô không điều khiển được hành vi của mình. Nếu người thầy bình tĩnh một tí, cân nhắc một tí về hậu quả của sự việc ấy với vấn đề giáo dục trẻ thì chắc sẽ hành xử khác. Cho nên đối với người làm công tác giáo dục, những tình huống như thế bao giờ cũng phải đặt vấn đề hậu quả giáo dục ấy đến mức độ nào mới làm được, không nên cứng nhắc xử sự như đang đứng trong môi trường kinh tế, tiền nong sòng phẳng. Trong khung cảnh sư phạm, bao giờ cũng phải suy nghĩ đến hậu quả của ứng xử về mặt giáo dục.

Trong sự việc này, phải nhận ra rằng các em ấy không có lỗi. Việc không đóng tiền có thể vì bố mẹ quá nghèo không thể cho, hoặc quên cho con, hoặc đã cho mà con quên nộp. Đối với lứa tuổi ngây thơ, trong sáng như thế thì khuyến khích là chủ yếu. Ngay cả sau này, khi họp phụ huynh cũng đã có quy định không được nêu tên cụ thể những em chưa tốt, chưa ngoan, chưa đóng tiền... Nếu cần phải nói chuyện riêng với phụ huynh.

Việc nêu tên, cấm cản tạo nên kỳ thị lớn, mà như vậy hoàn toàn phản giáo dục. Nếu coi các em ấy chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng tiền như đã thông báo, một nhà sư phạm đúng nghĩa hoàn toàn có thể biến đó trở thành một bài giảng tinh tế, cho các em ấy một bài học tích cực khi cứ cho các em ra xem, sau đó tế nhị khuyên bảo các em chú ý hơn trong việc tuân thủ quy định, em nào quên đóng tiền có thể báo phụ huynh đóng sau.

Nhân đây xin nói đến chuyện mới nhất còn gây tranh cãi là việc không cho điểm lớp 1 mà chỉ bằng nhận xét của giáo viên, chuyện này cũng liên quan đến việc hành xử thế nào cho những mầm non không bị tổn thương bởi sức ép từ phía gia đình và nhà trường trong việc cho điểm. Theo tôi, tuổi này chưa phải là tuổi cạnh tranh để xếp hạng thứ tự. Đi học là để biết chứ không phải để sắp xếp thứ tự nhất với bét; điểm số chỉ phản ánh một phần, quan trọng là bài học và kiến thức thẩm thấu đến đâu trong họ.

Đây là bản lĩnh sư phạm của người thầy. Để dạy học sinh trở thành một người tốt, làm những điều hay, lẽ phải thì bản thân người giáo viên hãy cho chúng cảm nhận được những phẩm chất ấy đang hiện diện trước mắt chúng ở người thầy, người cô. Đã làm giáo dục thì mục tiêu giáo dục phải đưa lên hàng đầu, ngay từ khi các em học sinh còn rất nhỏ, đừng gieo vào các em những tính toán thiệt hơn, ăn thua, máy móc. Chúng ta cần một nền giáo dục tinh tế, mà những hành xử từ cấp quản lý như ban giám hiệu đến những cán bộ đứng lớp như thầy cô phải gieo cho các em niềm tin, bài học tích cực trong việc đối nhân xử thế.

Đừng biến trẻ thành đối tượng của một nền công lý không công bằng

Trách nhiệm đầu tiên của nhà giáo (dù đối với trẻ sơ sinh hay trẻ đã lớn) là nhìn nhận nhân cách của con người trẻ tuổi và tôn trọng nó.

Trẻ em sống trong môi trường do người lớn tạo ra là sống trong một thế giới không hề đáp ứng những nhu cầu của chính trẻ về vật chất và quan trọng hơn nhiều, về tinh thần (mà sự thoả mãn nhu cầu tinh thần giúp trẻ phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức). Trẻ bị người lớn nhiều quyền lực hơn áp chế; bị họ coi nhẹ nguyện vọng, và ép buộc trẻ phải thích ứng với môi trường thù địch trong khi người lớn cứ ngây thơ cho rằng như thế là giúp trẻ phát triển về mặt xã hội. Hầu hết những hành động được gọi là giáo dục đều thấm nhuần quan điểm rằng trẻ phải chịu thích ứng trực tiếp - do đó áp đặt một cách thô bạo - với thế giới người lớn. Sự thích nghi này dựa trên việc vâng lời vô điều kiện, dẫn đến sự phủ định cá tính của trẻ, sự phủ định mà trong đó trẻ là đối tượng của một nền công lý không công bằng, chịu tổn thương và hình phạt mà không người lớn nào có thể chấp nhận.

... Một phương pháp công bằng và nhân đạo với trẻ là tạo ra môi trường "thích nghi" khác với môi trường áp đặt, là nơi trẻ sinh hoạt và tạo nên tính khí của trẻ. Thực hiện bất cứ hệ thống giáo dục nào cũng nên bắt đầu bằng việc tạo môi trường giúp trẻ tránh khỏi những trở ngại khó khăn và nguy hiểm đầy đe doạ từ thế giới người lớn. Phải tạo ra một nơi ẩn náu trong cơn bão táp, một ốc đảo giữa sa mạc, một nơi trên thế giới để tâm hồn nghỉ ngơi nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho trẻ.
Đọc Thêm…

Phụ huynh vật vã giải toán tiểu học

16:02 |
Vào năm học, phụ huynh không chỉ phải lo lắng xoay xở với việc đưa đón con, tiền trường lớp, mà còn nỗi lo kéo dài là cùng con làm bài tập.
Những bài toán gây rối trí

Mới đây, cậu con trai của chị Thanh Vân (Đống Đa, Hà Nội) đang học lớp 5 vác về bài toán "Tính nhanh 9/1x4+9/4x7+9/7x10....+9/97x100".
Vì có nhiều dạng toán nâng cao nên trẻ tiểu học phải đi học thêm rất phổ biến
Chị kể, "ông" con đầu hàng, ông chồng hỳ hụi tính toán một hồi thì cũng ra. Nhưng kiểu tính của ông chồng thì ông con nhất định không hiểu, mà đọc SGK cũng chưa học đến thật. Hai vợ chồng chụm đầu tìm cách dạy con. Đến hơn 10h vẫn chưa ra được lời giải đành cho nó đi ngủ, còn 2 vợ chồng tiếp tục "nghiên cứu" đến hơn 12h, mà vẫn chịu".

Anh Phạm Thanh (Ba Đình, Hà Nội) thì kể về một đề toán lớp 2 làm cả nhà "ung thủ": Em hãy cho biết 2 số tự nhiên liền nhau mà tổng của hai số đó = 8".

"Chẳng biết giải kiểu gì. Ngồi liệt kê ra từng số như 8 = 0 + 8 = 1 + 7 = 2 + 6 = 3+ 5 = 4 + 4 thì rốt cuộc không ra hai số nào như yêu cầu của đề bài. Mà không ra đáp án lại lo là mình sai, chứ không phải đề sai" - anh Thanh than thở.

Một phụ huynh có con học lớp 4 cũng nhận được phiếu bài tập với đề bài: "Cho dãy số 1,2,4,7....hỏi số hạng thứ 46 là số nào?"

Điều đau đầu của đa số phụ huynh có con đang học tiểu học là có thể tính nhẩm được kết quả bài toán, nhưng cách giải quy củ theo chương trình học của con thì chịu.

Xuất hiện những topic "cầu cứu"

Đã có những topic trên các diễn đàn được mở ra với mục đích... giải hộ nhau toán tiểu học. Những bài toán hóc búa được đưa lên nhờ vả ở đủ mọi dạng. Từ toán lớp 3 có đề bài với yêu cầu không đặt ẩn: "Cô giáo có một số kẹo, nếu chia cho mỗi bạn 2 cái thì còn dư 17 cái, nhưng nếu cô chia cho mỗi bạn 5 cái thì còn thiếu 4 cái. Hỏi cô giáo có bao nhiêu cái kẹo?", đến toán lớp 4 "Tủ sách thư viện trường em có hai ngăn: Ngăn thứ nhất có số sách bằng 2/3 số sách thứ hai. Nếu xếp thêm vào ngăn thứ nhất 80 cuốn và ngăn thứ hai 40 cuốn thì số sách ngăn thứ nhất bằng 3/4 số sách ngăn thứ hai. Hỏi ban đầu mỗi ngăn tủ có bao nhiêu cuốn sách?

Được trưng cầu ý kiến nhiều nhất là toán lớp 5.

Có bài như "Giảm 20% thì được một số A. Hỏi phải tăng số A bao nhiêu % để được số ban đầu". Khó nữa thì "Có 6 bạn thi giải toán, mỗi người phải làm 5 bài. Mỗi bài đúng được 3 điểm, mỗi bài sai hoặc không làm được đều bị trừ 1 điểm. Nếu số điểm bị trừ nhiều hơn số điểm đạt được thì bài đó bị coi là 0 điểm. Có thể chắc chắn ít nhất 2 bạn có số điểm bằng nhau được không? Tại sao?"...

Bố mẹ có nên làm thay?

Các chuyên gia giáo dục đưa lời khuyên "bố mẹ không nên làm bài tập hộ con."

Tuy nhiên anh Thanh phân trần: "Tôi nào có muốn làm bài hộ con đâu, nhưng vẫn có những bài bố mẹ còn "bó tay" thì không nỡ để con xoay xở một mình. Toán trong SGK không khó lắm, nhưng các cô hay cho bài nâng cao, nếu để tự làm thì chưa chắc con đã làm được."

"Nhiều lúc cũng nản lắm, định mặc kệ không làm hộ con nữa, nhưng suy đi nghĩ lại thì thấy không làm được bài toán trẻ con cũng... bực mình, lại lo con hôm sau đến lớp bị cô giáo khiển trách" - chị Thanh Vân tâm sự.

Theo kinh nghiệm của chị Vân: "khi bố mẹ làm hộ con - cô giáo sẽ giao bài "nâng cao" hơn nên thành ra cái vòng luẩn quẩn."

Chị mong đến một lúc nào đó các phụ huynh khác cũng đủ can đảm mặc kệ con với đống bài tập, để giáo viên xác định được đúng năng lực của học sinh mà giao bài".

Bạn có đồng quan điểm với chị Vân - hay có cách làm khác hoặc giúp con là việc cha mẹ nên làm?
Đọc Thêm…

Dẹp 'trường điểm', hết chạy trường 3.000 USD?

15:57 |
"Chính quyền, cơ quan quản lý có thấy không? Hay là vẫn chưa có bằng chứng và mới chỉ nghe dư luận thôi. Nếu như vậy đến khi thấy tận mắt thì nền giáo dục này còn gì?"
Khảo sát của tổ chức Hướng Tới Minh Bạch về suất của Việt Nam không phải là thông tin khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, độc giả đặt câu hỏi: một tổ chức quốc tế còn có những thông tin rõ ràng như vậy, mà sao các lãnh đạo ngành giáo dục dường như không hề hay biết.

Quốc tế biết, lãnh đạo còn tìm bằng chứng

Anh Ngô Thắng nhận xét, việc "chạy trường", đút lót bây giờ đã công khai, không khó để có bằng chứng. "Chính quyền, cơ quan quản lý có thấy không? Hay là vẫn chưa có bằng chứng và mới chỉ nghe dư luận thôi. Nếu như vậy đến khi thấy tận mắt thì nền giáo dục này còn gì?"

Cùng chung ý kiến, anh Phạm Tuấn nói "chuyện ai cũng biết, chỉ có những người cần biết thì không muốn biết, không chỉ riêng ngành giáo dục". Anh cho rằng để hậu quả này xảy ra là do các nhà quản lý đã tạo ra môi trường thuận lợi để sinh ra lợi ích nhóm.

Nhiều người cho rằng để dẹp bỏ tình trạng này cần xóa ngay những danh hiệu như "trường điểm", "chuẩn quốc gia"... cũng như áp dụng không nhận học sinh trái tuyến như Đà Nẵng đã làm.

"Không thực hiện "trường điểm", quay vòng giáo viên. Sát hạch lại giáo viên hàng năm thì khắc hết chạy trường" - anh Phạm Văn Hòa đề xuất.

Một phụ huynh khác thì đặt câu hỏi về mục tiêu của việc lập "trường điểm". "Trường điểm" liệu có phải là phương tiện để nhận tiền chạy trường, chạy lớp?

Trong khi đó, nhiều phụ huynh cho rằng "trường điểm", "lớp chọn" không phải là điều kiện buộc phải có để con cái có thành tích học tập tốt. Một bà mẹ tâm sự, 2 con chị học trường làng mà vẫn đỗ trường chuyên có tiếng. Cháu lớn nhà chị đỗ Chuyên ngữ, trong khi cháu nhỏ đỗ Amsterdam. Chị khẳng định các cô giáo trường làng vẫn rất tận tâm và trách nhiệm với các con.

Chị Hoàng Dương thì thẳng thắn nhận xét: "Phụ huynh bây giờ tự biến mình thành gà vịt để người ta "cắt tiết". "Chạy trường" xong lại lao vào cuộc đua "chạy điểm", mà không hề quan tâm tới chất lượng dạy học".

Anh Hoàng Trung đưa ra thực tế "thủ khoa các trường đại học toàn thấy dân tỉnh, nhà nghèo, thành phố chẳng thấy em nào" để chứng minh "trường điểm" không phải là nơi duy nhất đào tạo ra được học sinh giỏi.

Lương không đủ sống - phải tham?

trường điểm, chạy trường, 3.000 đô
Ảnh minh họa

Trái lại, một số ý kiến lập luận tham nhũng là vấn nạn chung ở mọi ngành. Trong khi những ngành khác tham nhũng tiền tỷ thì các thầy cô giáo đời sống còn quá vất vả nên không thể trách.

"Tham ô lãng phí ở các lĩnh vực đầu tư xây dựng cầu đường, tài chính ngân hàng, thanh tra, kiểm toán gây thất thoát của nhà nước cả ngàn tỷ. Giáo viên ở Việt Nam đời sống quá bèo, dạy thêm theo yêu cầu của học sinh thì bị soi săm, ở ngành nghề nào cũng có ưu nhược cả..."

"Nói đi cũng phải nói lại, lương của mọi người không đủ sống, làm sao mà không tham nhũng. Nếu bạn có quyền lực, chỉ một chữ ký là có tiền mua sữa cho con, hoặc có tiền để truyền máu cho vợ, tiền thuốc cho con, các bạn khi đó có tham nhũng không? Đã qua rồi cái thời hô khẩu hiệu với cái bụng đói, không ai tin nữa đâu, bởi lẽ làm gì có chuyện mình hy sinh mà người khác thì chỉ kêu gọi mình hy sinh còn gia đình họ thì đầy đủ".

Ngược lại, anh Nguyễn Đức Cường cho rằng không phải vì túng thiếu mà họ tham nhũng, mà do pháp luật không nghiêm nên tham nhũng trở nên dễ dàng, thành chuyện bình thường và có hệ thống.

Chị Bảo Anh thì khẳng định chỉ cần cấm học trái tuyến là chấm dứt được nạn này. "Cấm học trái tuyến còn tốt cho giao thông, cha mẹ học sinh không ăn bớt giờ Nhà nước để trực ở cổng trường khi tan học. Cha mẹ học sinh cũng không ảo tưởng về con mình và nhiều lợi ích khác cho xã hội".

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Pha cho rằng không ai muốn đưa hối lộ nếu yêu cầu hợp pháp của họ được giải quyết. Theo anh, việc"chạy trường" là điều bất đắc dĩ. Nếu luật pháp không xử lý người đưa hối lộ thì họ dám tố cáo, sẽ có ngay bằng chứng. "Nhưng tiếc thay luật pháp lại xử lý cả những người đưa hối lộ nên không ai dám tố cáo. Đây chính là cửa thoát hiểm cho những kẻ tìm cách để được nhận hối lộ".

"Ở đâu mà không có tham nhũng hối lộ, cấp nào, ngành nào mà không có hối lộ. Sự công bằng xã hội, sự minh bạch, chỉ là sự xa xỉ và chỉ được nhắc đến trong các bài diễn văn hội nghị, đại hội mà thôi!"
Đọc Thêm…

Ông cụ tốt nghiệp đại học với bằng kép ở tuổi 93

15:18 |
Bắt đầu thi tuyển sinh đại học ở tuổi 79, đến nay, sau 14 năm học tập, ông cụ 93 tuổi này đã tốt nghiệp đại học với văn bằng kép.

Ngày 28/9, tại Trung Quốc, một ông cụ tham dự lễ tốt nghiệp đại học của mình ở tuổi 93. Ông đã dành 14 năm của đời mình để học đại học. Đây chính là món quà lớn nhất vào ngày sinh nhật 93 tuổi của ông.
Ông cụ 93 tuổi học đại học 14 năm nhận văn bằng kép trong lễ tốt nghiệp.
Ông cho biết trước đây do gia đình nghèo nên không có điều kiện học tập. Tuy nhiên ông rất thích đọc sách, đặc biệt là thích nghiên cứu khoa học.

Năm 1999, ông dự thi tuyển sinh và đỗ đại học. Do trí nhớ kém và tai đã khó nghe, ông luôn phải bật máy ghi âm các bài giảng dạy rất to. Những người hàng xóm rất tức giận về điều đó.

Tuy nhiên ông không bận tâm về điều đó. Ông cụ 93 tuổi này đã học suốt 8 năm đế đạt được bằng cử nhân Khoa học xã hội. Sau đó, ông nghiên cứu về khoa học đời sống. Đến nay, ông đã có được hai bằng cử nhân. Ông nói rằng "Tôi mốn tiếp tục học đến 100 tuổi".
Đọc Thêm…

Sẽ di dời một số trường ĐH ở Hà Nội về Hà Nam

16:19 |
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án Xây dựng Khu Đại học Nam Cao tại huyện Duy Tiên và TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Đề án này sẽ góp phần điều chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cho vùng thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng.

di dời đại học ra ngoại thành

Mục tiêu triển khai Đề án nhằm góp phần điều chỉnh mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cho vùng thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng và việc di dời một số trường đại học, cao đẳng từ nội thành thành phố Hà Nội đến các khu quy hoạch, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006-2020, Quy hoạch xây dựng hệ thống các trường đại học, cao đẳng tại vùng Thủ đô Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050.

Khu Đại học Nam Cao gồm tổ hợp các cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và là một bộ phận của mạng lưới trường đại học, cao đẳng. Với quy mô sử dụng đất khoảng 754 ha trong đó một nửa diện tích đất dành cho cơ sở đào tạo, nghiên cứu.

Kinh phí để thực hiện Đề án dự kiến khoảng 6.750 tỷ đồng; kinh phí xây dựng các dự án đầu tư xây dựng các công trình phục vụ chung của Khu Đại học khoảng 3.235 tỷ đồng và kinh phí xây dựng các dự án đầu tư các cơ sở đào tạo và cơ sở nghiên cứu phát triển khoảng 9.110 tỷ đồng.
Đọc Thêm…

Sinh viên ra trường giao tiếp yếu quá!

16:17 |
Kỹ năng mềm của sinh viên là một trong những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm nhất hiện nay. Trong đó, nhiều chuyên gia về nhân lực có chung ý kiến đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn kém quá.
Giao tiếp kém, mất cơ hội

Doanh nghiệp chỉ dành một phần nhỏ, khoảng 25% quan tâm đến bằng cấp, trường học của ứng viên. Họ chú trọng nhiều đến khả năng giao tiếp và thái độ của ứng viên đó như thế nào, nhưng xử sự trong các mối quan hệ của sinh viên (SV) ra trường hiện nay rất yếu.

Chia sẻ của ông Trần Anh Tuấn - phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực TPHCM tại hội thảo Góc quay thời cuộc với chủ đề "Tìm việc thời cạnh tranh" do Trường ĐH Kinh tế TPHCM tổ chức diễn ra vào tối 29/9 thu hút gần 1.000 SV tham dự.
Sinh viên tham dự hội thảo "Góc quay thời cuộc".
Theo chuyên gia này, kỹ năng mềm là cư xử biết người biết ta thông qua giao tiếp để hiểu nhau mới có thể làm việc hiệu quả. SV yếu kém trong giao tiếp thể hiện qua văn bản như CV xin việc, qua trò chuyện trong phỏng vấn và trong cuộc sống, công việc hàng ngày với người xung quanh.

"Theo chúng tôi tìm hiểu, doanh nghiệp dành đến 40% sự quan tâm đến kỹ năng giao tiếp, thái độ của ứng viên khi tuyển dụng. Thiếu kỹ năng giao tiếp, các bạn đánh mất rất nhiều cơ hội. Tôi e ngại liệu các trường có đang bỏ ngỏ vấn đề này", ông Tuấn bày tỏ.

Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Lương Hùng, đại diện phòng nhân sự ILA Việt Nam cho rằng giao tiếp hiệu quả là điểm mấu chốt để đạt được mục tiêu. Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao kỹ năng giao tiếp, và ứng viên phải thể hiện khả năng này ngay từ lúc tham gia phỏng vấn. Thực trạng hiện này là SV giao tiếp kém, trả lời dài dòng, phức tạp, không truyền được thông tin và niềm tin đến người tuyển dụng.

Bà Lê Thị Đoan Trinh, Trưởng phòng đào tạo và phát triển VNG bảy tỏ, chưa nói đến ngoại ngữ, giao tiếp lưu loát bằng tiếng mẹ đẻ đã là một lợi thế mà không nhiều SV ra trường có được. Nhiều SV làm thêm nhiều, hoạt động nhiều nhưng do giao tiếp kém nên không nói lên được trải nghiệm đó của mình với nhà tuyển dụng.

Để giao tiếp được, theo bà Trinh bắt buộc các bạn phải dám hỏi, dám nói lên ý kiến của mình, dám thể hiện. Điều này đòi hỏi, mỗi người có kiến thức, thông tin để trao đổi với người khác. Còn nếu bạn lên mạng hàng ngày, hàng giờ nhưng chỉ chăm chăm chát chít, chém gió, hay tiếp cận thông tin vô bổ thì sẽ không trang bị được thông tin để trao tiếp với người khác.

Ông Nguyễn Anh Vũ, GĐ phát triển Nguồn nhân lực HD Bank chứng minh tại chỗ về kỹ năng giao tiếp của SV. Ông đọc câu hỏi của một SV vừa gửi lên cho ban tổ chức rồi hỏi lại có SV này ở trong hội trường không. Không một cách tay nào giơ lên.

"Các bạn gửi câu hỏi lên nhưng các bạn bỏ đi, không quan tâm lắng nghe câu trả lời hoặc các bạn không dám đứng dậy để nhận câu hỏi này của mình. Hãy đặt mình vào nhà tuyển dụng, các bạn có tuyển một nhân viên không như vậy không?", ông Vũ đặt ngược tình huống cho SV.

Phải cạnh tranh với chính mình

Muốn hay không, SV ra trường hiện nay phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Không chỉ với bạn bè, với SV khách ngành, khác trường mà còn cả lực lượng hùng hậu những người đã đi làm, có kinh nghiệm nhiều năm đang thất nghiệp hoặc muốn thay đổi công việc. Điều này làm cho SV dễ bị hoang mang, sợ thất bại trong quá trình đi tìm việc.

Ông Trần Anh Tuấn cho hay, SV phải cạnh tranh gay gắt trong quá trình xin việc là một thực tế mà các bạn phải đối diện. Tuy vậy, đối thủ cạnh tranh lớn nhất lại chính là bản thân các bạn. Bởi nhiều bạn chưa hiểu được mình, chưa học hỏi và trau dồi các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm hết khả năng để khẳng định năng lực của mình.

Cũng vì chưa hiểu hết mình, hiểu thực tế nên mới ra trường nhiều SV đã muốn đặt mình ở những vị trí quản lý, giám đốc hay đòi mức lương cao ngất cũng là lý do nhiều SV ra trường khó kiếm được việc làm.

Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có khả năng giao tiếp tốt.

Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có khả năng giao tiếp tốt.

Nói về kỹ xảo, kinh nghiệm trong công việc, bà Lê Thị Đoan Trinh cho rằng SV mới ra trường không thể cạnh tranh nổi với những người đã có kinh nghiệm thực tế một vài năm. Do vậy, cần phát huy lợi thế của mình mà những người đi trước không có được là sức trẻ, sự xông xáo, không ngại gian khó.

"Mỗi SV, mỗi ngành nghề, mỗi trường đều có những ưu thế riêng đối với từng lĩnh vực. Món hàng nào cũng phải có giá trị người khác cần thì họ mới bỏ tiền ra mua. Hãy thể hiện những giá trị của chính mình, phù hợp với yêu cầu thì nhà tuyển dụng họ mới chấp nhận", bà Trinh phân tích.

Các chuyên gia nhấn mạnh, để cạnh tranh được với chính mình các bạn phải lăn xả, trải nghiệm càng sớm càng tốt thông qua những việc làm thêm, tham gia hoạt động xã hội, ngoại khóa... Những trải nghiệm này cần sự đầu tư một cách nghiêm túc sẽ trau dồi cho các bạn vốn sống, giúp sớm nhận ra những ưu điểm, hạn chế của bản thân. Và đặc biệt là chuẩn bị cho các bạn những hành trang cần thiết khi ra trường bên cạnh kiến thức ở giảng đường.
Đọc Thêm…

Từ công nghệ "giấy" đến công nghệ "thông tin" trong giảng dạy

16:15 |
Công nghệ thông tin (CNTT) đang dần là câu chuyện không thể thiếu đối với nhiều ngành nghề và giáo dục cũng không phải ngoại lệ. Ở các nước Đông Nam Á, CNTT được đánh giá là một hướng đi quan trọng trong chương trình đổi mới giáo dục.
Máy tính bảng - một công cụ hữu hiệu trong giảng dạy.
Máy tính bảng - một công cụ hữu hiệu trong giảng dạy.


Tại Việt Nam, tầm nhìn ứng dụng CNTT trong giảng dạy đang được chú trọng và bắt đầu đi vào triển khai một vài năm trở lại đây. Môi trường lớp học trong tương lai sẽ trở nên "mở" và thân thiện hơn, giúp học sinh tăng cường khả năng sáng tạo và tự chủ nhờ sự trợ giúp hiệu quả của những giải pháp công nghệ thông tin.

Nhằm hỗ trợ CNTT được áp dụng thích hợp, hữu ích đến thầy cô giáo trong tương lai, một chương trình khảo sát đang được Intel Việt Nam phối hợp với Mạng cộng đồng giáo viên Violet và Trung tâm nghiên cứu Thiết bị dạy học thuộc Viện Khoa học giáo dục Việt Nam triển khai với tên gọi "Khảo sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy" dành cho giáo viên trên toàn quốc. Khảo sát này được thiết kế với những câu hỏi sát thực nhằm đưa ra những kết quả mang tính thực tiễn cao nhằm phản ánh chính xác nhất nhu cầu và mong muốn của các thầy cô giáo. Thông qua kết quả khảo sát, những quan ngại về tình trạng thiếu đồng bộ trong quá trình ứng dụng CNTT vào công tác giảng dạy, hay nhu cầu tập huấn và áp dụng sâu rộng hơn nữa những phần mềm chuyên dụng cho giáo viên sẽ được phân tích nhằm tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất. Khảo sát đã nhận được sự ủng hộ của hàng ngàn các thầy cô giáo đến từ khắp các tỉnh thành trên toàn quốc với mong muốn góp ý kiến xây dựng một môi trường CNTT hiệu quả trong giảng dạy tại Việt Nam.

Có thể khẳng định một điều rằng công nghệ thông tin đang xâm nhập và dần dần trở thành một phần không thể thiếu trong các tiết giảng. Sự thay đổi tích cực này đến từ chính các thầy cô, những người nắm phần quyết định lớn đến tương lai nền giáo dục nước nhà. Những cô giáo mầm non đến các giảng viên đại học đều sử dụng khá thành thạo các công cụ công nghệ, biết đến và áp dụng thường xuyên các phần mềm giảng dạy nhằm tăng khả năng tương tác của bài giảng đến với học trò của mình. Chiếc máy tính hiện nay được xem như công cụ hỗ trợ chính trong quá trình soạn bài giảng và truyền tải kiến thức. Thông qua khảo sát, các nhà phân tích nhận định rằng sự quan tâm và hiểu biết về CNTT của giáo viên Việt Nam ngày một tăng. Ngoài việc thụ hưởng công cụ từ trường học, các thầy cô luôn có nhu cầu tìm hiểu các thiết bị cập nhật nhất và thật thú vị khi biết rằng có nhiều thầy cô đã tìm tòi để tự lắp ráp cho chính mình một chiếc máy tính cá nhân.

Phần lớn các ý kiến đóng góp của thầy cô đều cho rằng CNTT cần được hỗ trợ để có thể ứng dụng nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy của giáo viên. Hiệu suất công việc tăng, hỗ trợ đắc lực trong công việc, giúp tư duy và phong cách giảng dạy hiện đại, năng động cùng nhiều mô tả khả quan khác là những gì mà chương trình khảo sát thu nhận từ các thầy cô tham gia chương trình.

Cũng như công nghệ "giấy", công nghệ "thông tin" sẽ chỉ dừng lại là một công cụ đơn thuần nếu như giáo viên không được phổ biến và đào tạo có hệ thống. Nắm rõ các tính năng cơ bản sẽ là tiền đề giúp giáo viên nâng cao khả năng làm chủ công cụ giảng dạy của mình. công nghệ "thông tin" phát triển không đồng nghĩa với sự mất đi của công nghệ "giấy" trong từng bài giảng cụ thể. Cái khó và cái khéo của giáo viên là làm sao có thể kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy, tăng hiệu quả bài giảng và khả năng tư duy của thế hệ trẻ Việt Nam. H.Đ
Đọc Thêm…

"Tư duy bao cấp giáo dục quá nặng nề"

16:13 |
Góp ý cho dự thảo đề án đổi mới giáo dục, các nhà quản lý cho rằng, tư duy bao cấp trong giáo dục hiện nay còn quá nặng nề, nếu không chuyển hướng sẽ không phát triển được.

Góp ý cho dự thảo , các nhà quản lý giáo dục đang hoạt động ở các trường ngoài công lập cho rằng, tư duy bao cấp trong giáo dục hiện nay còn quá nặng nề - nếu không chuyển hướng sẽ không phát triển được.

Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Phải có chương trình đổi mới rõ ràng hơn đối với các bậc học"

Nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình
Nguyên phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình

Nếu chúng ta không xây dựng sự nghiệp giáo dục đào tạo (GD-ĐT) tốt đất nước khó mà tiến lên được. Đảng, Nhà nước và nhân dân đã nói rất nhiều về GD-ĐT. Nhưng theo tôi chuyển biến quá chậm.

So với các nước xung quanh, chúng ta tiến chậm hơn. Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh như một tấm gương về phát triển giáo dục. Nhưng bây giờ họ xếp hạng chúng ta ở gần cuối. Tôi vẫn nghĩ rằng việc sợ từ "cải cách" là không đúng. "Đổi mới" là chưa đủ, cần phải triệt để hơn.

Nhưng thôi, hãy cứ làm đổi mới cho tốt đã.

Trong 3 khâu phổ thông, đại học, dạy nghề thì khâu nào cũng bất cập, cũng có nhiều vấn đề phải đổi mới. Yếu nhất là khâu dạy nghề. So với phổ thông, GD ĐH có nhiều vấn đề hơn. Nhưng trong dự thảo Đề án Đổi mới nói nhiều về chương trình, phương pháp của phổ thông, còn đổi mới ĐH, CĐ như thế nào lại không đề cập nhiều.

Tôi, đề nghị quan tâm hơn nữa đổi mới giáo dục ĐH, CĐ. Vấn đề này chưa rõ trong dự thảo Đề án Đổi mới.

Cần xem lại phải làm gì. Phải có chương trình đổi mới rõ ràng hơn đối với bậc học, chứ không thể chỉ nói chung về quản lý, phương pháp.

Ông Trần Phương, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội:"Đọc xong Đề án Đổi mới mà thấy... bâng khuâng"


đổi mới, giáo dục, Bộ Giáo dục, Hiệu trưởng, đại học
Chủ tịch HĐQT trường ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Trần PhươngẢnh GD Việt Nam

Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều mục tiêu rất hay mà không thấy "đòi" thêm tiền. Vậy thì tiền đâu ra mà làm? Chỉ có 20% ngân sách mà không thay đổi cách chi tiêu thì sẽ chịu không thực hiện được đề án.

Tôi mong Hội nghị TƯ lần này sẽ giải phóng bao cấp cho các trường ĐH, CĐ công lập. Để cho GD ĐH tiến lên phải xã hội hóa ngay cả các trường công lập. Sẽ chỉ còn bao cấp cho những ngành nghề được đặc biệt quan tâm, cấp học bổng, học phí cho các sinh viên học những ngành có vai trò nghiên cứu quan trọng cho đất nước. Còn tất cả các ngành học khác không bao cấp nữa. Tất cả các trường ĐH như Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại... thu học phí như trường ngoài công lập.

Cũng cần xem lại việc các trường quân đội đào tạo hệ dân sự. Không có lý gì các trường quân đội lấy quỹ Quốc phòng để đào tạo những ngành học mà trường nào cũng đào tạo được. Tư duy bao cấp trong giáo dục hiện nay còn quá nặng nề - nếu không chuyển hướng sẽ không phát triển được.

Ông Lê Trường Tùng, hiệu trưởng trường ĐH FPT:"Đề án có đưa mục tiêu đáng thất vọng"

Ở trong nhiệm vụ và giải pháp thứ 9 của dự thảo Đề án - Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT có đưa ra mục tiêu đáng thất vọng là "Khuyến khích và hỗ trợ công dân Việt Nam đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng kinh phí tự túc".

đổi mới, giáo dục, Bộ Giáo dục, Hiệu trưởng, đại học
Hiệu trưởng ĐH FPT Lê Trường Tùng

Tại sao một số người nào đó có trách nhiệm dẫn dắt con đường của giáo dục nói chung lại đưa ra quan điểm này? Tôi hy vọng đây chỉ là sai sót, cần chỉnh sửa ngay.

Tôi thực sự không yên tâm khi Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến 2020 đã bỏ ra chỉ tiêu dự kiến tỉ lệ sinh viên ĐH, CĐ ngoài công lập chiếm bao nhiêu %. Việc hạn chế số lượng để đảm bảo chất lượng là trái quy luật chung.

Phải so sánh với khu vực xem ít nhất chúng ta đang ở đâu. Như vậy mới định hướng phát triển được. Đầu tháng 9 trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp giáo GD ĐH Việt Nam ở vị trí 95, so với khu vực chỉ hơn 3 nước là Lào, Campuchia, Myanma.

Tỉ lệ SV/ 1 vạn dân so với các nước trong khu vực cũng chỉ hơn Lào, Campuchia, Brunei.

Xếp hạng 800 trường ĐH toàn cầu không có trường nào của Việt Nam. Xếp hạng 200 trường ĐH châu Á không có trường nào của Việt Nam.

Như vậy là chúng ta đang đứng ngoài cuộc chơi. Đây là bức tranh không lạc quan. Nếu đến năm 2020 tỉ lệ sinh viên NCL chỉ được 15% thì Việt Nam vẫn chỉ nằm xếp hạng ở con số 100.

Theo định nghĩa chất lượng GD ĐH là thước đo khả năng đáp ứng trong bối cảnh cạnh tranh thì Việt Nam rất đáng lo ngại.

Tôi kiến nghị đưa lại trong văn bản ở các cấp cao nhất con số 40% sinh viên ngoài công lập. Nếu được, đưa phát triển hệ thống các trường ngoài công lập là giải pháp quan trọng, là đòn bẩy để cả hệ thống GD ĐH phát triển.
Đọc Thêm…

Ba điều nên làm ở năm cuối cấp

10:31 |
Thời gian đang đếm ngược từng giây, teen lớp 12 nên làm gì để quãng thời gian ngắn ngủi này trở nên thật ý nghĩa? Nếu bạn đang đặt cho mình câu hỏi đó, thì đừng bỏ qua những điều dưới đây.

1. Lập kế hoạch tương lai

Lập kế hoạch cho tương lai là điều đầu tiên mà một teen cuối cấp cần làm. Bạn dự định học tiếp bằng cách thi vào một trường đại học hay là học một nghề gì đó và lập nghiệp... Khi lập kế hoạch bạn cần cân nhắc giữa ước mơ, mong muốn của bản thân và năng lực hiện tại của bạn. Bạn cũng nên tham khảo từ nhiều nguồn như ý kiến của phụ huynh, thầy cô, bạn bè,...hoặc trên các phương tiện truyền thông như báo chí, sách vở, truyền hình, internet,...để đưa ra sự lựa chọn đúng đắn.

Sau khi xác định được kế hoạch lớn bạn cần cụ thể hóa thành những kế hoạch nhỏ để xác định hướng đi. Ví dụ bạn lựa chọn con đường học tiếp sau khi tốt nghiệp thì việc cần làm đầu tiên để chọn trường để dự thi. Hãy xác định tên trường đại học mà bạn muốn dự thi, viết vào sổ tay và lấy đó làm mục đích để cố gắng trong suốt năm học.



Những điều bạn nên cân nhắc khi chọn trường bao gồm: ước mơ của bạn, môi trường học tập, khả năng tài chính của gia đình, hoạt động ngoại khóa,...thậm chí là kích thước của ngôi trường, thư viện có đồ sộ hay không... và bạn cũng nên dự phòng bằng một vài cái tên trường khác nếu cảm thấy không tự tin.

2. Tận dụng từng khoảnh khắc

Mỗi một ngày qua đi thì thời học sinh của bạn lại ngắn bớt, đừng để lãng phí phút giây nào. Ngoài việc tập trung học tập để vượt qua hai kỳ thi tốt nghiệp và đại học bạn cần dành thời gian cho thầy cô và bạn bè,...lưu giữ những kỷ niệm đẹp cho thời học sinh.

Thầy, cô giáo dù có khó tính, thậm chí nhiều lúc thật khó ưa nhưng họ là những người dìu dắt bạn qua quãng đời học sinh. Bạn giỏi giang và trường thành lên là nhờ họ, vì vậy hãy yêu thương thầy cô của mình teen nhé. Bạn có thể làm một tấm thiệp dễ thương tặng thầy cô vào ngày 20-11, viết một bức thư tâm sự, hoặc đơn giản mỉm cười thật tươi và chào họ vào mỗi sáng,...

Ba điều nên làm ở năm cuối cấp 2

Góp mặt nhiều nhất trong thời học sinh của bạn là những người bạn. Chẳng còn lâu nữa các bạn sẽ phải chia tay nhau, mỗi người sẽ đi một con đường riêng, không có nhiều cơ hội gặp lại,...vì vậy hãy bỏ qua mọi lỗi lầm và nợ nần cho nhau nhé. Bạn hãy chủ động xin lỗi, đừng quan trọng việc ai đúng, ai sai, nhất định các bạn sẽ lại thân thiết với nhau như trước. Bạn cũng nên bắt chuyện, quan tâm đến những bạn ngồi ở cuối lớp, khép kín, ít nói chuyện,...biết đâu các bạn sẽ trở thành bạn tốt.

Thời gian đang đếm ngược, đừng lãng phí mà hãy tiết kiệm nó, hãy trân trọng thời gian nhất định bạn sẽ được đền bù xứng đáng.

2. Gom nhặt từng kỷ niệm

Bạn thường xuyên chụp ảnh, viết status trên facebook,... đó là những cách lưu trữ khoảnh khắc đáng nhớ. Tuy nhiên, bạn hãy thử lưu trữ kỷ niệm bằng nhiều cách hơn, viết lưu bút chung giống như thế hệ anh, chị từng làm. Bạn hãy tự tay viết, vẽ những kỷ niệm vui, buồn trong suốt những tháng còn lại. Một vài câu nói giận hờn vu vơ, hôm nay lớp mình có gì khác lạ, cô giáo dạy Hóa hôm nay rất xinh.

Các bạn cũng có thể tự làm một clip sôi động với sự góp mặt của tất cả những thành viên trong lớp, một tấm thiệp thật lớn, trang trí lớp học theo phong cách riêng,...Các bạn hãy thỏa sức sáng tạo và cùng nhau hành động để lưu trữ những kỉ niệm đẹp trong khoảng thời gian học cùng nhau.

Tập thể lớp là một khối đoàn kết yêu thương, gắn bó, hãy làm cho khoảng thời gian còn lại thật ý nghĩa các bạn nhé !
Đọc Thêm…

Ảnh đẹp mới đăng


Banner