Tìm Kiếm


Miền Trung tang thương trong biển nước

10:15 |
Chiều nay, Quảng Bình và Hà Tĩnh đã ngớt mưa nhưng nước nhiều nơi vẫn ngập sâu trong nước.
Khi cơn bão số 11 vừa qua thì tại Quảng Bình xuất hiện một cơn lốc xoáy vào vào lúc 1h30 sáng 16/10, tại xã Quảng Sơn (huyện Quảng Trạch) làm 2 người chết, 22 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà bị tốc mái, đổ sập, còn Hà Tĩnh ngập trong nước.



Sau đó là lũ lớn đã nhấn chìm hàng ngàn nhà dân.

Miền Trung tang thương trong biển nước

Mẹ và bé sơ sinh chuyển vào nơi an toàn.

Miền Trung tang thương trong biển nước

Miền Trung tang thương trong biển nước

Người già và trẻ em cũng được đưa đi sơ tán.

Miền Trung tang thương trong biển nước

Người phụ nữ này ngồi trên nóc nhà đợi... nước rút.

Miền Trung tang thương trong biển nước

Miền Trung tang thương trong biển nước

Người chết không có nơi chôn, nên lực lượng chức năng bỏ vào quan tài rồi khiêng lên nóc nhà chờ nước rút.

Miền Trung tang thương trong biển nước

Miền Trung tang thương trong biển nước

Nhà cửa tan hoàng vì bão.





Ử Hà Tĩnh, đường biến thành sông.


Người đi đường vào tránh lũ ở nhà dân.

Nước ngập gây nguy hiểm cho học sinh.



Một người dân ở thành phố Hà Tĩnh tát nước.



Tại đường vòng xuyến đường Nguyễn Du - Nguyễn Công Trứ.

Miền Trung tang thương trong biển nước

Một nơi cao như xã Nhân Lộc huyện Can Lộc nhưng nước vẫn mênh mông tràn ra cả đường
Đọc Thêm…

Tái hiện lũ quét năm 2002 tại Hà Tĩnh

17:42 |
Do ảnh hưởng của cơn bão Nari, hai ngày 14 và 15/10, Hà Tĩnh cùng nhiều tỉnh miền Trung có mưa lớn, liên tục trên diện rộng. Dưới sức tàn phá kinh khủng của nó, Hà Tĩnh có nguy cơ tái hiện lại cơn lũ quét lịch sử xảy ra vào năm 2002.
Theo ghi nhận của PV báo ĐS&PL Online, ở một số huyện của Hà Tĩnh như: Hương Sơn, Vũ Quang, Hương Khê…nước lũ đang lên rất to và nhanh, kết hợp với lượng nước do mưa lớn liên tục đổ xuống khiến mực nước trên các sông Ngàn Sâu tại trạm Chu Lễ xấp xỉ báo động II và ở mức 12,50m, tại trạm Hòa Duyệt lên trên mức báo động I và ở mức 8,20m.

Mưa lớn kéo dài, mực nước trên các sông lên cao và nhanh. Ảnh: Q.C
Mưa lớn kéo dài, đặc biệt từ đêm 15 đến sáng 16/10, nước sông Ngàn Sâu, Ngàn Trươi dâng cao, đã khiến cho các xã của huyện Vũ Quang như Đức Lĩnh, Đức Giang, Đức Bồng, Hương Thọ, Ân Phú lũ đang lên nhanh. Đặc biệt, hai xã vùng thấp trũng, rốn lũ Đức Lĩnh, Đức Giang nhiều thôn xóm đã bị nước lũ chia cắt hoàn toàn. Đường liên xã Ân Phú – Cửa ào bị chia cắt nhiều đoạn ở Cầu Giồng (Đức Giang), thôn Mỹ Ngọc (Đức Lĩnh). Việc đi lại của người dân 2 xã này rất khó khăn.
Tính đến 10h30 ngày 16/10, tại những huyện trên, rất nhiều nhà cửa của dân và công trình công cộng bị sập đổ, hư hỏng nặng; nhiều đoạn đường QL 8A từ thị trấn Tây Sơn lên Cửa khẩu Cầu treo (Hương Sơn) bị ách tắc do sạt lở, nhiều điểm ngập chìm trong nước, nhiều xe ô tô không đi lại được; một số trường học đã bị ngập lụt, trâu bò, lợn gà của người dân cũng theo nước lũ trôi lềnh bềnh trên sông.
Theo thông tin mới nhất từ UBND huyện Hương Sơn cho biết, trên địa bàn hiện đã có một người dân (chưa xác định được danh tính) ở xã Sơn Diêm bị chết do lũ cuốn trôi.
Dưới đây là một số hình ảnh PV ĐS&PL online ghi nhận được trên đường tác nghiệp:
Thượng nguồn sông Ngàn Phố trên mức báo động 2. Ảnh: Xuân Hồng
Mưa lớn kéo dài gây ngập nhiều nhà dân ở huyện Hương Sơn. Ảnh: Xuân Hồng
...và QL 8A. Ảnh: Xuân Hồng
Nhiều vùng bị cô lập. Ảnh: Xuân Hồng
Hiện nay, lực lượng CSGT đã cho thuyền ra ứng cứu người dân. Ảnh: Quỳnh Trang.
Đọc Thêm…

Nghĩa tình quân dân trên quê hương Đại tướng

16:11 |
Phóng viên Tiền Phong theo chân đoàn công tác do Ban Thanh niên Quân đội chủ trì, phối hợp cơ quan chính trị của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Quân khu 4 về huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình để tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp và san sẻ nỗi đau với người dân nơi đây.

Đại diện cho tuổi trẻ quân đội, Trung tá Đinh Quốc Hùng chia sẻ những khó khăn với cụ bà Nguyễn Thị Phúc. Ảnh: NGUYỄN MINH.

Nỗi đau nhân đôi

Trong cái nắng chang chang của những ngày sau bão, xứ sở gió Lào cát trắng đìu hiu, xơ xác. Trên quãng đường từ Đồng Hới đi Lệ Thủy, đập vào mắt chúng tôi là cảnh nhà cửa tốc mái, cây cối đổ gãy ngổn ngang hai bên đường.

Những mất mát, thiệt hại của cơn bão mới chỉ kịp lắng xuống, người dân nơi đây đón thêm tin dữ khi Đại tướng qua đời. Nỗi đau thực sự nhân đôi. Trầm ngâm, ông Bùi Hữu Hợp (làng An Xá, xã Lộc Thủy) cho biết: "Từ hôm bác mất, dân làng đến viếng nhà bác không lúc nào ngớt. Lần cuối cùng bác về thăm quê là năm 2004. Từ đó, bà con chúng tôi vẫn luôn đau đáu chờ bác về...".

Đã 80 tuổi, cụ bà Nguyễn Thị Phúc ở thôn Hoàng Giang, xã Xuân Thủy bồi hồi nhớ lại lần đầu tiên được gặp Đại tướng. Bà không lại gần được mà chỉ nhìn từ xa do quá đông người, nhưng hình ảnh bình dị, gần gũi của vị danh tướng vẫn in đậm trong tâm trí bà. Chỉ ra dòng Kiến Giang, bà nói kè dọc hai bên bờ sông là do Đại tướng vận động Chủ tịch Cuba Fidel Castro ủng hộ kinh phí xây dựng. Tâm niệm của bác là muốn kè chống xói mòn, sạt lở, đảm bảo cảnh quan môi trường và nhân dân có chỗ đứng hai bên bờ cổ vũ lễ hội bơi thuyền truyền thống hằng năm. Cụ Phúc xót xa: "Chao ôi, ông ấy mất là người dân mất một chỗ dựa tinh thần. Ông ấy mất là một tổn thất lớn lao lắm!".

Chị Dương Thị Chanh, Bí thư Đoàn xã Lộc Thủy, cho biết, từ hôm hay tin Đại tướng đi xa, đoàn viên thanh niên trong xã đã đến dâng hương, tổ chức dọn dẹp đường làng, vệ sinh môi trường sau bão vừa để phòng tránh dịch bệnh, vừa để đón các đoàn về thăm ngôi nhà thời thơ ấu của Đại tướng.

Trong bộ quân phục cũ lấp lánh huân huy chương, những cựu chiến binh của Tiểu đoàn 45, tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của Quảng Bình trong kháng chiến chống Mỹ tại chiến trường Quảng Trị, cùng rưng rưng khi có mặt ở khoảng sân ngôi nhà Đại tướng ở làng An Xá. Cựu chiến binh Đoàn Thị tâm sự: "Tôi đau buồn, thương tiếc như tất cả người dân Việt Nam trước sự ra đi của Đại tướng. Ở tôi không chỉ có nỗi đau của người dân mà còn có nỗi đau của một người lính trước sự ra đi của người Anh Cả trong quân đội".

Và cũng tại đây, đại diện cho những người lính trẻ, Trung tá Đinh Quốc Hùng, Phó Trưởng ban Thanh niên Quân đội, thành kính ghi vào sổ tang: "Trong giây phút thiêng liêng và xúc động này, tuổi trẻ quân đội sẽ không ngừng học tập, rèn luyện, giữ vững và phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, chắc tay súng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN Việt Nam trong mọi tình huống".

Anh Lê Tiến Nam (Đoàn Thanh niên Nhà máy Z121, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) xúc động: "Đại tướng luôn là thần tượng lớn của giới trẻ chúng tôi. Được thắp hương tưởng niệm Đại tướng tại quê nhà của người, tôi vô cùng xúc động. Đại tướng mãi bất tử trong tôi và người dân Việt Nam".

Ấm áp quân dân

Trước khi hành quân về Quảng Bình, công tác cứu trợ đã được chuẩn bị kĩ càng, 9 tấn gạo theo đoàn đến huyện Lệ Thủy, chia sẻ khó khăn với người dân hai xã Lộc Thủy và Xuân Thủy. Hai thành viên trong đoàn là chị Nguyễn Việt Liên và anh Nguyễn Văn Khuyến thuộc Đoàn Thanh niên Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng còn lỉnh kỉnh cả những túi quần áo cũ quyên góp được từ bạn bè, người thân, đoàn viên thanh niên trong cơ sở, mang đến cho người dân nơi đây.

Theo Trung tá Đinh Quốc Hùng, Phó Trưởng ban Thanh niên Quân đội, nhằm thiết thực hưởng ứng chỉ đạo của Ban Chấp hành T.Ư Đoàn về tổ chức các hoạt động thăm viếng, tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đặc biệt là bằng những tình cảm thiêng liêng nhất, tuổi trẻ toàn quân đã và đang tiếp tục tổ chức các hoạt động nhằm thể hiện sự tri ân, kính trọng sâu sắc nhất của mình đối với vị Tổng Tư lệnh vĩ đại.

Vừa gặp chúng tôi, chị Hoàng Thị Duyến (37 tuổi, ở thôn Xuân Lai, xã Xuân Thủy) rớm nước mắt chỉ vào người phụ nữ đen đúa, ước chừng chỉ nặng hơn 30 ký đang ngồi bên cạnh và nói: "Nhà o sập cả đó, có chi nựa mô chú mồ. Tui cũng khổ nhưng mẹ con o còn khổ hơn. Các chú xin giúp o nớ ngôi nhà được không?".

Hỏi ra mới biết, người phụ nữ mà chị Duyến nhắc đến là chị Dương Thị Ban ở cùng thôn. Những vất vả, thiệt thòi đè nặng cuộc đời khiến chị Ban già hơn rất nhiều ở cái tuổi 39. Không chồng, hai mẹ con chị lại tàn tật bẩm sinh, chỉ biết sống nhờ vào số tiền 540.000 đồng trợ cấp mỗi tháng và những lần ít ỏi được người ta thuê làm những việc vặt. Thằng bé con chị 12 tuổi may mắn được vào học trường tình thương của huyện. Bão ập về, ngôi nhà lụp xụp phút chốc tan tành, chị đành sang nhà ngoại ở tạm mà chưa biết đến bao giờ mới dựng lại được nhà.

Hoàn cảnh chị Duyến cũng chẳng kém phần bĩ cực. Nhà của vợ chồng chị bị tốc mái, bầy gà vịt đi mất, bốn sào ruộng hư hỏng vì bão. Đã thế, người đàn bà khốn khó này đang một nách ba đứa con nhỏ (đứa lớn học lớp 3 và đứa bé mới hơn 20 ngày tuổi), lại lo chăm chồng nằm viện vì tai biến ngay sau cơn bão dữ...

Trao bao gạo đến tận tay cụ bà Nguyễn Thị Phúc, Trung tá Đinh Quốc Hùng thể hiện rõ sự xúc động và ái ngại trước tình cảnh của cụ. Chồng và con trai đã mất, hai cô con gái đi lấy chồng xa, nhưng cuộc sống khó khăn khiến việc phụng dưỡng bà không thể chu toàn. Những ngày sau bão, bà kể mình thường xuyên phải ăn mì tôm. Đoàn ra về, cụ bà đứng trân trân nhìn theo bóng các anh, nghẹn ngào với bà con xung quanh: "Lính Cụ Hồ và ông Giáp đấy".
Đọc Thêm…

Cháy nhà trong hẻm, cả khu phố hoảng sợ

11:35 |
Lúc 21 giờ 35 phút ngày 15.10, tại căn nhà 4 tầng nằm sát số nhà 1B, ngách 16, ngõ 105 đường Hồ Tùng Mậu (P.Mai Dịch, Q.Cầu Giấy, Hà Nội) bất ngờ cháy dữ dội khiến cả khu phố hoảng sợ.

Căn nhà xảy ra vụ hỏa hoạn - d
Căn nhà xảy ra vụ hỏa hoạn - Ảnh: Nguyễn Tuấn

Chị Trần Thị Duyên (35 tuổi, người thuê căn nhà kể trên) cho biết vào thời điểm trên chị phát hiện thấy lửa cháy kèm theo mùi khét ở gian phòng chứa máy giặt, bếp ăn, quần áo trên tầng 4 nên hô hoán cả 5 người trong gia đình nhanh chân tháo chạy ra ngoài và kịp ngắt hệ thống điện trong nhà.

Vị trí căn nhà xảy ra hỏa hoạn nằm sâu trong ngõ, khó tiếp cận và nằm sát với trụ điện khiến cả khu phố náo loạn trong đêm.

Nhận được tin, lực lượng chữa cháy đã điều động 2 xe cứu hỏa đến hiện trường. Rất may, vụ cháy được khống chế kịp thời, không cháy lan sang các hộ dân bên cạnh.

Tại hiện trường, tầng 4 căn nhà bị cháy xém đen, nhiều đồ đạc như tủ lạnh, quần áo... bị thiêu rụi.

Thông tin ban đầu, nguyên nhân vụ cháy là do chập điện.
Đọc Thêm…

Chế biến chả cá bằng hóa chất, kháng sinh độc hại

11:33 |
Đó là kết luận của cơ quan chức năng tỉnh Phú Yên sau khi lấy mẫu chả cá của 26 hộ chế biến tại chợ TP Tuy Hòa. Theo đó các mẫu này đều chứa nhiều hóa chất, kháng sinh độc hại bị cấm sử dụng trong thực phẩm, với nồng độ cao.
Những ngày qua, thông tin về nhiều hộ chế biến chả cá tại chợ TP Tuy Hòa không đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là có chứa chất độc hại, khiến nhiều người tiêu dùng lo lắng.

Đi một vòng chợ Tuy Hòa, có thể dễ dàng nhìn thấy các loại cá được bày la liệt dưới nền sàn chợ, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Sau đó, những hộ chế biến nạo lấy thịt cá, nhào nặn chế biến, "hô biến" thịt cá ươn thành chả cá dai ngon, thơm phức.

Một công đoạn chế biến chả cá tại chợ TP Tuy Hòa

Một công đoạn chế biến chả cá tại chợ TP Tuy Hòa

Bà T.K.C, một tiểu thương ở đây, cho biết: "Từ trước tới nay tui vẫn thấy họ chế biến kiểu này. Tui nghĩ họ trộn hàn the mới làm cho thịt cá ươn được dai, giòn hơn như vậy. Còn chuyện có dùng hóa chất gì nữa không thì tui không biết. Nhiều người biết nhưng không dám nói vì sợ đụng đến "nồi cơm" của họ, nên không mua chả cá này ăn. Chỉ tội cho những người không biết thôi...".

Sau khi có phản ánh, Đoàn kiểm tra liên ngành gồm: Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Sở NN&PTNT), Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế), Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công thương), Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) và Phòng Kinh tế TP Tuy Hòa được thành lập đi kiểm tra tình hình thực tế.

Kết quả kiểm tra cho thấy, khu vực chế biến không đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; kết quả mẫu xét nghiệm có nhiều chất cấm không được sử dụng trong chế biến thực phẩm, có khả năng gây ung thư ở nồng độ cao.

Theo đó, trong 21 chỉ tiêu được đánh giá, có 6 chỉ tiêu thuộc lỗi nghiêm trọng và 15 chỉ tiêu thuộc lỗi nặng. Ngoài ra, đoàn kiểm tra còn lấy 7 mẫu cá và chả cá gồm 3 mẫu cá nguyên liệu dùng để làm chả cá (cá đỏ củ, cá dũa, cá chuồn), 2 mẫu chả cá bán thành phẩm và 2 mẫu chả cá thành phẩm gửi Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 4 để kiểm nghiệm dư lượng các chất độc hại.

Kết quả, có 5/7 mẫu có chứa dư lượng Chloramphenicol, hàm lượng từ 0,1 đến 1,24 μg/kg; 7/7 mẫu có chứa dư lượng Urê, hàm lượng từ 15 đến 47,6 mg/kg.

Ông Nguyễn Duyên, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, cho biết: "Theo quy định tại Thông tư 15 ngày 17/3/2009 của Bộ NN-PTNT và Thông tư 27 ngày 30/11/2012 của Bộ Y tế thì các hóa chất, kháng sinh nêu trên đều bị cấm sử dụng trong bảo quản, chế biến thủy sản thực phẩm vì có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng và tác hại nghiêm trọng, lâu dài đến sức khỏe cộng đồng.

Nhiều mẫu chả cá ở chợ TP Tuy Hòa (Phú Yên) có chứa chất cấm, tiềm ẩn nguy cơ gây ưng thư

Nhiều mẫu chả cá ở chợ TP Tuy Hòa (Phú Yên) có chứa chất cấm, tiềm ẩn nguy cơ gây ưng thư

Theo các chuyên gia khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm, thông thường các vi sinh, vi khuẩn sẽ bị mất đi trong quá trình chiên nóng từ 130 - 180 độ C. Tuy nhiên, với các độc tố được sinh ra bởi thực phẩm biến chất hay dầu ăn tái sử dụng nhiều thì sẽ không bị mất đi. Đặc biệt, với cá ươn, cá thối, thịt của chúng sẽ bị phân hủy và sinh ra nhiều độc tố cộng hóa chất, phụ gia để "nâng cấp" tạo ra các chất gây hại cho sức khỏe người sử dụng. Riêng hàn the là phụ gia độc hại không được sử dụng trong thực phẩm vì nguy cơ gây ung thư...

Trước tình hình trên, UBND tỉnh Phú Yên đã có công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh tăng cường công tác kiểm tra đối với sản phẩm thủy sản trên địa bàn tỉnh, đồng thời xử lý nghiêm các vi phạm về VSATTP theo quy định pháp luật.
Đọc Thêm…

Đề xuất không xây nhà phố cổ Hà Nội cao quá 3 tầng

11:32 |
Nhà tại khu vực hồ Gươm sẽ không được xây dựng quá 4 tầng (16m), còn khu phố cổ không được cao quá 3 tầng... đây là một số đề xuất về quy chuẩn quy hoạch, kiến trúc tại các quận nội thành được đưa ra bàn thảo ngày 15/10.
Nhằm cụ thể hóa Luật thủ đô và giảm tải mật độ xây dựng, dân cư trong nội đô, Hà Nội đang xây dựng bộ quy chuẩn để quy định các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc tại các quận nội thành trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, làm cơ sở để quản lý xây dựng.

Theo đó, khu vực chính trị Ba Đình được quy hoạch đảm bảo mục tiêu bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử, văn hóa di sản, các công trình kiến trúc phải trang nghiêm. Khu vực này không khống chế số tầng cao công trình song xác định mật độ xây dựng mỗi lô đất là 30%.

nha-sieu-mong-1-4705-1381889747.jpg
Nhà mặt phố sẽ có quy hoạch thống nhất. Ảnh: HH

Khu phố cổ cũng là khu vực cần bảo tồn, hạn chế phát triển nhà ở và dân số ở mức dưới 500 người mỗi ha. Do vậy, các ngôi nhà nằm trên mặt phố được quy hoạch rộng hơn 40m bị khống chế không được xây dựng quá 3 tầng, chiều cao tối đa đến đỉnh mái không quá 12m. Lớp nhà phía trong có thể xây đến 4 tầng song chiều cao không quá 16m.

Các phố quanh hồ Gươm và vùng phụ cận gồm các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, hàng Thùng, Nhà Chung, Nhà Thờ, Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ được yêu cầu công trình không được phá vỡ cảnh quan, không gian mặt nước, các công trình công cộng, di tích lịch sử... Do vậy, nhà mặt phố ở đây được xây cao không quá 4 tầng (16m), còn nhà lớp sau xây dựng không quá 6 tầng (24m).

Ngoài ra, khu phố cũ được chỉ định chiều cao công trình không quá 6 tầng và khu vực hạn chế phát triển thuộc các quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa từ vành đai 2 trở vào trung tâm được giới hạn chiều cao công trình từ 5-7 tầng. Mục đích để mật độ dân số các quận này từ 220 người đến 260 người trong một ha.

Các cơ quan soạn thảo còn đề xuất quy hoạch cây xanh công cộng đạt 2-3m2 đầu người, quy hoạch quảng trường, không gian ngầm...

Tại cuộc họp, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, cần nghiêm túc không cấp phép công trình khách sạn mới dưới 10 phòng, nhất là ở khu vực quận Hoàn Kiếm do mật độ khách sạn hiện đã nhiều, dân số đông nên cần giãn ra các khu vực khác. Ngoài ra, xem xét lại chỉ tiêu điểm đỗ xe cho du khách vì diện tích đất nội đô khá eo hẹp.

Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đề xuất chỉ tiêu đất cây xanh từ 3m2 xuống còn 2m2 vì quỹ đất quận này rất hạn chế, song cơ quan soạn thảo vẫn bảo lưu chỉ tiêu tối thiểu là 3m2.

Ngoài ra, cơ quan soạn thảo dự kiến gia tăng mật độ xây dựng đối với các lô đất lớn trên 500m2 từ 40% lên 65%. Đây được coi là cơ sở pháp lý để khuyến khích người dân hợp thửa đất khi mở đường.

Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đồng tình phần lớn các nội dung của dự thảo quy chuẩn quy hoạch kiến trúc đô thị, ông yêu cầu các công trình xây dựng sau này phải bắt buộc tuân theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị mới được cấp giấy phép xây dựng.

Ông yêu cầu ban soạn thảo bổ sung phần công trình ngầm, đường sắt đô thị, cầu vượt, hầm chui, bộ hành, hè vào bộ tiêu chuẩn, để tránh việc xây dựng chống chéo sau này.

"Có người gọi điện cho tôi phản ánh có đơn vị đặt thêm cột chiếu sáng tại vị trí chỉ cách cột cũ hơn 1m. Mỗi một dự án lại xin đặt thêm cột trên hè phố là không được", ông Nguyễn Văn Khôi nhận xét.

Dự thảo bộ tiêu chuẩn quy hoạch, kiến trúc 4 quận trung tâm Hà Nội sẽ được tiếp tục chỉnh sửa, dự kiến trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng 12.
Đọc Thêm…

Đà Nẵng tiếp tục khắc phục những thiệt hại do bão gây ra

11:30 |
Sáng nay 16.10, tại Đà Nẵng, thời tiết đã trở lại bình thường. Mọi người dân, cùng các lực lượng bắt tay vào dọn dẹp nhà cửa, đường phố, khắc phục những thiệt hại do bão Nari gây ra.

Từ 4g sáng, lực lượng môi trường sông biển đã có mặt để dọn dẹp bãi biển bị bão phá tơi bời
Từ 4 giờ sáng, lực lượng của Đội Môi trường Sông - Biển (thuộc Công ty Môi trường và Đô thị TP.Đà Nẵng) đã có mặt để dọn dẹp bãi biển, do bị bão tàn phá tơi bời hôm qua
Tại bãi biển Phạm Văn Đồng, Đà Nẵng, từ 4 giờ sáng, lực lượng của Đội Môi trường Sông - Biển thuộc Công ty Môi trường và Đô thị TP.Đà Nẵng đã có mặt để tập trung lực lượng dọn dẹp.

Chị Nguyễn Thị Thu Hương, nhân viên vệ sinh tham gia dọn dẹp, chia sẻ, dù đã làm công việc này 10 năm nay, nhưng chưa bao giờ chứng kiến cảnh biển bị tàn phá khủng khiếp đến như vậy.

"Hiện chúng tôi chỉ có thể dọn rác ban đầu trên bờ, sau đó tiến xuống biển. Còn lớp cát dày đặc do sóng biển đánh vào bờ và lòng đường, chắc phải mất 1 tháng mới có thể làm sạch được nó!" - chị Hương cho hay.

Cách đó không xa, những ngư dân cũng đã bắt đầu bắt tay vào sửa chữa thuyền bè, chuẩn bị cho chuyến đi biển sắp tới.

Ông Nguyễn Văn Cháu, trú Q.Sơn Trà, Đà Nẵng thở dài: "Tui may là thúng chỉ hư hại ít, nhưng nhìn bạn bè xung quanh tụi nó hư hỏng thuyền bè dữ quá! Chắc chuyến đi biển của tụi nó sắp tới phải trễ cả tháng do phải sửa chữa lại nhiều thứ!".

Trên các tuyến đường, nhân viên môi trường đô thị, nhân viên Công ty cây xanh, lực lượng quân đội, dân quân... đã có mặt để dọn dẹp toàn bộ hệ thống cây xanh bị ngã đổ.

Những điểm bán tôn cũ, tôn mới cũng nhộn nhịp người đến mua hàng.

Các trường học trên địa bàn TP.Đà Nẵng đến ngày 16.10 vẫn đang tiếp tục cho học sinh nghỉ học để khắc phục sự cố.

Tại một số nơi, điện lưới vẫn chưa hoạt động.

Toàn TP đang nỗ lực, khắc phục nhanh những hậu quả mà cơn bão Nari tàn phá, để lại.

Chị Nguyễn Thị Thu Hương, nhân viên đội Môi trường sông biển cho hay, 10 năm làm công việc này, nhưng chưa bao giờ chứng kiến biển bị phá như vậy
Chị Nguyễn Thị Thu Hương, nhân viên Đội Môi trường Sông - Biển cho hay, đã 10 năm làm công việc này nhưng chưa bao giờ chị chứng kiến biển bị tàn phá đến như vậy
Cát biển bay lên bờ dày đặc, phải huy động cả xe ủi để ủi
Cát biển bay lên bờ dày đặc, phải huy động cả xe ủi để ủi
Công nhân môi trường đô thị cũng dọn dẹp cây xanh ngã đổ
Công nhân môi trường đô thị cũng dọn dẹp cây xanh ngã đổ
Ngư dân cũng bắt tay vào gia cố lại thuyền bè
Ngư dân bắt tay vào gia cố lại thuyền bè
Ngư dân Nguyễn Văn Cháu chia sẻ:
Ngư dân Nguyễn Văn Cháu chia sẻ: "Nhìn bạn bè xung quanh, thấy tụi nó hư hỏng thuyền bè dữ quá!"
Người dân cũng bắt đầu gia cố lại nhà cửa
Người dân cũng bắt đầu gia cố lại nhà cửa
Lợp lại mái cho căn nhà bị tốc tôn hoàn toàn
Lợp lại mái cho căn nhà bị tốc tôn hoàn toàn
Cố gắng sửa chữa hàng quán bị hư hỏng nặng
Cố gắng sửa chữa hàng quán bị hư hỏng nặng
Những cửa hàng bán đồ cũ tấp nập người đến mua vật liệu về gia cố nhà cửa
Những cửa hàng bán đồ cũ tấp nập người đến mua vật liệu về gia cố nhà cửa
Đọc Thêm…

Bộ đội giúp dân đối phó 'giặc' bão

11:27 |
Tỉnh Thừa Thiên - Huế hiện đã huy động 350 cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang tăng cường cho các huyện Phú Lộc và Nam Đông phát quang cây cối để thông đường và dựng lại nhà cửa, từng bước khắc phục hậu quả sau bão số 11.

Bộ đội giúp dân đối phó giặc bão
Khắc phục hậu quả sau cơn bão số 11.
Đại tá Trần Đình Phòng, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: "Vẫn xác định công tác huấn luyện là chủ yếu, nhưng chống bão cũng như chống giặc, nên lực lượng bộ đội ứng trực trong bão tại các địa bàn xung yếu, nay vẫn duy trì tại địa bàn để giúp dân dựng lại nhà cửa, nhanh chóng ổn định đời sống".

Ngay khi tâm bão vừa đi qua, mặc dù trong mưa to gió lớn, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế đã điều động về các xã Hương Hòa, Hương Hữu, và thị trấn Khe Tre (huyện Nam Đông) giúp dân dựng lại phần lớn diện tích cây cao su bị đổ (trừ cây gãy) có thể phục hồi lại được. Anh Cao Viết Hùng, ở thôn 9, xã Hương Hòa nói trong xúc động, nếu không có các chú bộ đội giúp sức thì số cây cao su bị đổ gia đình không thể làm gì được, vì cây rất nặng, phải cần nhiều người mới dựng dựng lại.

Đối với di dân trong bão và sạt lở vùng ven biển, vùng đầm phá và ven sông, hình ảnh các chiến sĩ bộ đội lăn lộn trong thiên tai càng làm người dân vững lòng hơn.

Trong mưa bão, khi một đoạn đê biển dài 200m tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương, thị xã Hương Trà bị sạt lở do sóng biển và triều cường dân cao, Hải đội 2 - Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã kịp thời huy động 50 chiến sĩ sử dụng hơn 300 bao cát, 50 rọ sắt và xe chuyên dụng để hàn lấp không cho nước biển xé thành cửa biển mới tại đây.

Tổng hợp nhanh của Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiến cứu nạn tỉnh Thừa Thiên - Huế đến sáng 16/10 cho biết: Toàn tỉnh có 1 người mất tích do bị lũ cuốn trôi, 11 người bị thương; có 17 nhà tạm bị sập, 669 nhà ở của dân và 4 phòng học bị tốc mái.

Nặng nhất là huyện Phú Lộc, nằm ở phía Nam tỉnh, giáp với Đà Nẵng, với 108 ngôi nhà bị tốc mái, 3 ngôi nhà bị sập, hàng trăm ngôi nhà khác của nhân dân bị ngập trong nước. Toàn huyện cũng đã có hàng chục ha hồ tôm của người dân bị vỡ; nhiều cây cối bị đổ ngã... Tại huyện miền núi Nam Đông cũng đã có tới 170 ha cao su và 390 ha cây keo lai trồng rừng kinh tế bị gãy đổ do bão.

Bão kết hợp với triều cường đã gây ngập lụt cho một số vùng, với 1.686 nhà bị ngập; trong đó, thị xã Hương Trà có 450 nhà bị ngập, huyện Phong Điền 350 nhà, Quảng Điền 756 nhà và Phú Vang 130 nhà bị ngập lụt.

Điện lực tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, bão 11 làm gãy đổ 22 trụ điện, chủ yếu tại huyện Phong Điền, Phú Lộc, và Hương Trà; trong đó, có 2.000m dây điện bị đứt tại huyện Phú Lộc; toàn bộ phụ tải huyện Nam Đông, Phú Lộc, ALưới, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và khu vực phía Bắc thành phố Huế mất điện hoàn toàn, đến tối 15/10 mới cấp điện trở lại.

Hiện, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã phân công lãnh đạo xuống các địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 11...
Đọc Thêm…

VTV truy tìm nhân viên phản cảm trong Quốc tang

11:26 |
Trong ngày đưa linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đất mẹ, một số phóng viên mang máy quay có logo VTV đã có những hành động phản cảm khiến dư luận bất bình. Tuy nhiên, phó Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam cho biết "không ngoại trừ khả năng bị giả mạo".

Những hình ảnh khiến hàng triệu người bức xúc

Những ngày qua, trên các trang mạng đã lan truyền bức ảnh 3 nhân viên của VTV vô tư tạo dáng chụp ảnh, trong lúc chờ đoàn xe đưa linh cữu Đại tướng.

Địa điểm này được cho là ở Cột cờ Hà Nội. Nhiều người chứng kiến sự việc kể lại rằng: Từ 6h ngày 13/10 và còn sớm hơn, nhiều người dân đã xếp hàng để mong muốn được đứng hàng đầu, gần hơn với linh xa của Đại tướng khi đi qua.

VTV, phản cảm, phóng viên, mạo danh, Quốc tang, Võ Nguyên Giáp
Hình ảnh cười cợt, chụp ảnh phản cảm của các nhân viên cầm mic có logo VTV

Bất ngờ 1 nhóm phóng viên của VTV lao ra và đứng chắn hết trước mặt nhân dân và 3 thanh niên của VTV trong lúc chờ xe linh cữu đi qua, họ hiên ngang đứng giữa đường đưa điện thoại ra tạo dáng, chụp ảnh.

Nhiều người khi chứng kiến cảnh đó đã không tránh khỏi sự bức xúc: "Khi mọi người dân Việt Nam đang đau buồn thì 3 thanh niên nhân viên của VTV lại có khuôn mặt hớn hở, vui vẻ trong ngày Quốc tang".

Một bạn đọc tên Như Hoa đã bày tỏ quan điểm về những hình ảnh này: "Khi xem những hình ảnh này tôi vô cùng tức giận. Trong khi nước mắt đang rơi trên khuôn mặt những cụ già, những cựu chiến binh và cả những em bé được sinh ra trong hòa bình, không hiểu vì sao những con người được ăn được học được đào tạo đại diện cho bộ mặt của Đài truyền hình lại như vậy? Có lẽ họ nên học lại bài học đạo đức đầu tiên: Uống nước nhớ nguồn".

Lãnh đạo VTV: "Không ngoại trừ khả năng mạo danh"

Trong cuộc trao đổi với PV chiều 15/10, Phó Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam, ông Nguyễn Thành Lương đã chia sẻ quan điểm của VTV về vấn đề ba người dưới mác nhân viên của đài đã có hành động phản cảm trên.

"Trong ngày 13/10, tại địa điểm này, Đài truyền hình Việt Nam chỉ cử một nhóm phóng viên đi tác nghiệp thuộc kênh VTV1, và trên máy quay của Đài mang đi còn có số hiệu. Đồng thời, tại hiện trường cũng có sự có mặt của Phó Giám đốc Phạm Việt Tiến.

Tại đây anh Tiến đã thấy hai nhóm phóng viên cũng sử dụng máy quay có gắn logo VTV, anh Tiến có đến kiểm tra thì các phóng viên này nhanh chóng lủi mất" - ông Lương cho biết.

VTV, phản cảm, phóng viên, mạo danh, Quốc tang, Võ Nguyên Giáp
Nữ phóng viên bị người dân phản ánh có lời nói thô lỗ, thái độ thiếu văn hóa với người dân

Phó Giám đốc Lương cũng chia sẻ, hiện tại ban lãnh đạo cũng đang khẩn trương truy xét các ban để tìm kiếm ba nhân viên có hành động phản cảm kia để kỷ luật, tuy nhiên chưa có thông tin.

Về nữ phóng viên có mặt trong bức ảnh đã tỏ thái độ khó chịu với người dân đằng sau, VTV cũng đang cho tìm kiếm nhưng chưa có thông tin. Ông Lương cho biết thêm trong địa điểm đó chỉ có kênh VTV1 cử người đi, có thể sẽ có thêm phóng viên của kênh VTV4, tuy nhiên những người trong ảnh hiện không phải nhân viên của những kênh này.

Ông Nguyễn Thành Lương cũng chia sẻ: "Hiện tại có rất nhiều đơn vị lợi dụng hình ảnh logo của VTV để tư lợi với mục đích riêng. Ví dụ như gắn logo của VTV lên xe ô tô, hoặc tham dự sự kiện, cuộc họp nào đó, họ cũng sử dụng logo VTV trên máy quay để có vị trí tốt để tác nghiệp, cũng nhận phong bì... Lãnh đạo Đài cũng không ít lần phải nhờ đến công an và luật sư để can thiệp vào hiện tượng mạo danh này."

"Chúng tôi vẫn tích cực tìm kiếm những người này, sau khi xác minh trong Đài xong, nếu là nhân viên của Đài sẽ có hình thức kỷ luật, còn người bên ngoài mạo danh sẽ có biện pháp truy tìm" - Phó Giám đốc Nguyễn Thành Lương khẳng định.
Đọc Thêm…

TT-Huế: Cả thôn trốn bão trong ống cống

11:07 |
Mờ sáng 15/10, dưới cơn mưa nặng hạt và từng đợt gió rít ghê người, khoảng 30 hộ dân thôn Phú Hải 2, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên-Huế) phải bỏ nhà đi tránh bão.

Dưới ánh đèn leo lét, chúng tôi chứng kiến khoảng 120 con người chen chúc nhau trong đoạn cống dài gần 20m, đường kính khoảng 2m. Để qua cơn đói, họ chia nhau từng gói mì tôm ăn sống. Những tấm chăn hiếm hoi được ưu tiên cho người già, trẻ em để chống lại cái lạnh cắt da do những cơn gió mạnh vẫn thốc thẳng vào.

"Làng nghèo, không có nhà nào vững chắc nên khi thấy gió mạnh, bà con lại dẫn nhau chạy vào đây. Dù cực khổ cũng phải chịu chứ ở trong nhà mái tôn, fibro rơi trúng thì mất mạng..." - bà Đoàn Thị Thắng, 75 tuổi, run rẩy nói. Cứ mỗi cơn gió mạnh luồn vào, người bà lại run lên từng hồi...

TT-Huế: Cả thôn trốn bão trong ống cống - 1

Người dân trốn bão trong một cống cạn nằm trên tuyến đường vào cảng Chân Mây-Lăng Cô (Ảnh: V.LONG).

Nằm bên cạnh, bà Nguyễn Thị Hằng (70 tuổi) đang cố đưa mắt nhìn ra ngoài mong trời mau sáng, bão sớm tan. Bà kể: "Cơn bão năm 2006, nhờ trốn vào cống thoát nước mà tôi không bị thương. Trong khi đó, nhiều người trong làng không chịu vào vì sợ mùi hôi đã bị thương do tôn rơi trúng đầu, có người phải nằm bệnh viện cả tháng... Từ đó đến nay, cống thoát nước trở thành nơi tránh bão của cả làng".

Anh Nguyễn Văn Hùng chia sẻ: "Trốn ở đây tránh được bão nhưng cực lắm vì mùi hôi nồng nặc. Ai cũng khó chịu nhưng phải gắng thôi...". Cũng theo anh Hùng, cả đêm mọi người phải canh cho nhau ngủ vì sợ nước dâng tràn qua cống. "Lúc 3 giờ, nước đã dâng mấp mé chỗ mọi người nằm, ai nấy đều chuẩn bị tinh thần phải chạy ra đứng giữa trời bão. Nhưng may sau đó nước rút. Giờ lo nhất là nhà bị tốc mái hết, ra khỏi ống cống thì mọi người lại phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất..." - anh nói.

Ra khỏi "hầm trú ẩn" lúc 9 giờ, chúng tôi thấy những trận cuồng phong vẫn chưa chịu buông tha ngôi làng bé nhỏ nằm bên biển Chân Mây. Ngoái đầu lại, tôi thấy nhiều người dân từ trong ống cống đang tuyệt vọng nhìn hàng trăm tấm tôn bay tứ bề mà nước mắt chảy dài...
Đọc Thêm…

Chính phủ đồng ý cho Bộ Y tế tăng viện phí

11:06 |
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa cho đồng ý với lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ khám chữa bệnh do Bộ Y tế xây dựng. Theo đó, giá viện phí sẽ được điều chỉnh tăng dần từ năm 2014, sau 2018 sẽ được tính đúng, tính đủ 7 yếu tố.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội giai đoạn trước và dự báo sau thời điểm dự kiến điều chỉnh để tính các phương án, mức, thời điểm điều chỉnh cụ thể cho phù hợp, đánh giá tác động đến kinh tế xã hội, đời sống nhân dân và chỉ số lạm phát. Đồng thời xây dựng định mức nhân lực từng ca phẫu thuật, thủ thuật để làm căn cứ ban hành Thông tư quy định mức chi phí chi trả chế độ phụ cấp trực, phẫu thuật, thủ thuật (được cộng vào giá ngày giường bệnh, giá phẫu thuật, thủ thuật).

vienphi1.jpg
Dự kiến sau năm 2008 giá viện phí sẽ được tính đầy đủ 7 yếu tố cấu thành. Ảnh: N.P.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng cũng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế xây dựng chi phí tiền lương trong giá dịch vụ khám chữa bệnh theo từng tuyến (hạng) bệnh viện.

Từ giữa năm ngoái, một loạt các bệnh viện đã rục rịch điều chỉnh giá viện phí. Hiện chỉ còn TP HCM là chưa tăng. Tuy nhiên, đợt này mới tính 3 trên 7 yếu tố: thuốc, dịch truyền, máu, vật tư - điện nước, thông tin liên lạc, khử khuẩn, chống nhiễm khuẩn, xử lý môi trường - duy tu, bảo dưỡng thiết bị.

Theo lộ trình tăng viện phí do Bộ Y tế đặt ra, từ năm 2014 sẽ tính thêm 2 yếu tố nữa là: Chi phí chi trả phụ cấp thường trực được tính vào giá ngày giường điều trị nội trú; Chi phí chi trả phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật được tính vào giá từng phẫu thuật, thủ thuật.

Sang năm 2015, sẽ tính thêm: tiền lương (theo mức 20-50% quỹ tiền lương cơ bản đối với từng tuyến bệnh viện); khấu hao trang thiết bị trực tiếp thực hiện dịch vụ; chi phí quản lý, vận hành bệnh viện.

Giai đoạn 2016-2017, chi phí tiền lương sẽ được tính theo mức 50-100% quỹ tiền lương cơ bản, cộng thêm khấu hao trang thiết bị trực tiếp thực hiện dịch vụ và chi phí quản lý, vận hành bệnh viện.

Sau năm 2018 sẽ tính đầy đủ chi phí để thực hiện dịch vụ.
Đọc Thêm…

Ưu tiên môi trường, sau mới là kinh tế

11:05 |
Ngày 15.10, bộ Tài nguyên và môi trường (TNMT) đã tổ chức họp báo giải đáp những vấn đề quan tâm của báo chí và dư luận trong thời gian vừa qua.
Bộ Tài nguyên và môi trường

Ưu tiên môi trường, sau mới là kinh tế Thuỷ điện Dăk Mi 4

Về việc thuỷ điện chuyển dòng gây nhiều hệ luỵ thời gian qua, cụ thể là việc thuỷ điện Dăk Mi 4 chuyển dòng, lấy nước từ sông Vu Gia về Thu Bồn, khiến cho hàng ngàn hộ dân ở thành phố Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt. Lãnh đạo cục Quản lý tài nguyên nước, bộ TNMT khẳng định, quy trình vận hành các thuỷ điện chuyển dòng phải chặt chẽ hơn, đảm bảo an ninh công trình, đảm bảo nước cho hạ du. Muốn chuyển dòng, chủ đầu tư phải xin ý kiến của địa phương, nhân dân vùng lưu vực sông có ảnh hưởng và phải có ý kiến chấp thuận của bộ.

Liên quan tới việc loại 424 dự án thuỷ điện ra khỏi quy hoạch, thứ trưởng bộ TNMT Trần Hồng Hà cho rằng, 424 dự án bị loại bỏ chỉ mới phê duyệt trên giấy, nên không gây ra thiệt hại gì. Việc trồng bù rừng tại các dự án thuỷ điện vẫn mang tính hình thức. Qua kiểm tra, các doanh nghiệp chỉ thực hiện được 3 - 5% so với cam kết. Lãnh đạo bộ cho rằng, việc loại bỏ 424 dự án là cần thiết. Phát triển thuỷ điện phải song song đảm bảo an ninh công trình, đảm bảo di dân tái định cư, đảm bảo môi trường, sau cùng mới là hiệu quả kinh tế.

Việc có nhiều doanh nghiệp xin giấy phép khai thác khoáng sản để bán dự án, theo ông Đỗ Cảnh Dương, phó tổng cục trưởng tổng cục Địa chất và khoáng sản, luật Khoáng sản 2010 cho phép doanh nghiệp được mua bán, chuyển nhượng dự án song phải có điều kiện. Với giấy phép thăm dò, chỉ được mua bán, chuyển nhượng khi đã thăm dò được 50%. Đối với giấy phép khai thác, chỉ được mua bán, chuyển nhượng khi đã đầu tư xong hạ tầng khai thác. Nhà nước sẽ thu phần lợi nhuận từ việc mua bán.

Quan điểm của bộ là hạn chế cấp phép mới, phần lớn các giấy phép đang hoạt động đã được ký từ trước khi luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực. Khai thác phải gắn với chế biến, không xuất khẩu thô. Việc cấp phép phải thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Các địa phương chỉ được cấp phép khai thác than bùn, khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản nhỏ lẻ, ngoài quy hoạch của bộ.

Lãnh đạo bộ cũng cho rằng bộ kiểm soát việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản rất chặt, tuy nhiên, giấy phép do địa phương cấp còn chồng lấn, sai sót. Trong thời gian tới, bộ sẽ chấn chỉnh lại công tác cấp phép tại các địa phương, tránh tình trạng khai thác thiếu hiệu quả, gây suy kiệt tài nguyên, tàn phá môi trường.
Đọc Thêm…

Tổng Bí thư gặp mặt các lãnh đạo cấp cao đã nghỉ hưu

11:04 |
Ngày 15/10, tại TPHCM, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh chủ trì hội nghị gặp mặt cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước đã nghỉ hưu khu vực phía Nam, thông báo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thời gian qua.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi ý kiến với cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước đã nghỉ hưu. Ảnh: H.H
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trao đổi ý kiến với cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước đã nghỉ hưu. Ảnh: H.H.

Tham dự hội nghị có nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, các cán bộ nguyên là bí thư Trung ương Đảng, ủy viên Trung ương Đảng, phó chủ tịch nước, bộ trưởng và các chức vụ tương đương trong nhiều thời kỳ đang nghỉ hưu tại các tỉnh, thành phía Nam.

Các đại biểu đã nghe báo cáo nhiều chuyên đề như: "Những công việc Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian qua"; "Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2011 - 2013 và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2014", "Tình hình đối ngoại, quốc phòng và an ninh năm 2013".

Ghi nhận ý kiến, trao đổi, thảo luận của các đại biểu, thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn, chúc sức khỏe các cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu, thông tin thêm một số nội dung về những chuyển biến quan trọng của Đại hội Đảng lần thứ XI, tình hình kinh tế - xã hội, vấn đề quốc phòng, an ninh, đối ngoại, việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng.

Theo Tổng Bí thư, việc triển khai Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" là vô cùng cần thiết, được nhân dân đồng tình, ủng hộ. Việc triển khai bước đầu đã đạt được một số kết quả quan trọng, có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của mỗi cán bộ, đảng viên.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong muốn các đại biểu có kinh nghiệm lâu năm trên nhiều lĩnh vực với tâm huyết và trách nhiệm sẽ tiếp tục đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp Trung ương làm tốt công tác tư tưởng, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, trong nhân dân, trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ học tập, noi theo.

"Trong những thành công chung của Đảng và đất nước có công lao đóng góp to lớn của các cán bộ lão thành. Các đồng chí là lực lượng quan trọng, giàu bản lĩnh, có trí tuệ, kinh nghiệm, luôn là chỗ dựa quan trọng của Đảng, Nhà nước", Tổng Bí thư nói.

Tổng Bí thư cho biết, sắp tới sẽ tổ chức định kỳ mỗi năm hai lần hội nghị gặp gỡ để báo cáo, cung cấp thông tin chính thống và lắng nghe các cán bộ cấp cao đã nghỉ hưu, các vị lão thành cách mạng đóng góp ý kiến, hiến kế xung quanh tình hình đất nước, hoạt động của Đảng, những việc đã làm được, chưa được.

Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành kiểm tra của Đảng

Cùng ngày, Thành ủy TPHCM tổ chức lễ kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống ngành kiểm tra của Đảng. Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải khẳng định, thực tiễn chứng minh công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ TPHCM đã đóng góp rất quan trọng vào nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, góp phần giữ vững ổn định chính trị, củng cố an ninh - quốc phòng trên địa bàn.

Từ nay đến cuối nhiệm kỳ (2015), công tác kiểm tra, giám sát cần bám sát nhiệm vụ chính trị, đặc biệt là tập trung kiểm tra, giám sát việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Đọc Thêm…

Miền Bắc gió mùa đông bắc, trời lạnh

11:03 |
Một đợt không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh miền Bắc từ đêm qua, ngày hôm nay sẽ di chuyển xuống bắc Trung Bộ, gây mưa cho khu vực này.
Đêm qua (15/10), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết các tỉnh phía đông Bắc Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ.

Dự báo ngày hôm nay (16/10), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến các nơi khác của Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, sau đó sẽ ảnh hưởng đến Trung Trung Bộ.

không khí lạnh, miền bắc, mưa to, miền trung
Do ảnh hưởng của không khí lạnh ở các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Gió Đông Bắc trong đất liền mạnh cấp 3 - 4, vùng ven biển cấp 4 - 5. Ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía Bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.

Ở các tỉnh Bắc Bộ trời trở lạnh.

Trong khi đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường nên ở vịnh Bắc Bộ và vùng biển phía Bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8. Biển động mạnh.

Thời tiết cụ thể các vùng:

Tây Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa vài nơi. Nhiệt độ thấp nhất từ 19 - 22oC. Nhiệt độ cao nhất từ 25 - 28oC.

Đông Bắc Bộ: Nhiều mây, có mưa vài nơi. Gió đông bắc mạnh cấp 3 - 4, vùng ven biển cấp 4 - 5. Trời trở lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 - 23oC, vùng núi 16 - 19oC. Nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27oC, vùng núi 21 - 24oC.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Nhiều mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Gió bắc đến tây bắc cấp 3 - 4, vùng ven biển cấp 4 - 5. Vùng núi cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất. Nhiệt độ thấp nhất từ 22 - 25oC. Nhiệt độ cao nhất từ 25 - 28oC.

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi; riêng phía bắc đêm nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió đông nam đến nam cấp 3 - 4. Nhiệt độ thấp nhất từ 22 - 25oC. Nhiệt độ cao nhất từ 27 - 30oC, phía nam 30 - 33oC.

Tây Nguyên: Nhiều mây, có mưa rào và dông vài nơi; riêng phía bắc đêm có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Gió tây nam cấp 3, riêng phía bắc đêm có gió mạnh cấp 4 - 5. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 - 23oC. Nhiệt độ cao nhất từ 25 - 28oC.

Nam Bộ: Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2 - 3. Nhiệt độ thấp nhất từ 24 - 27oC. Nhiệt độ cao nhất từ 30 - 33oC

Hà Nội: Nhiều mây, có mưa vài nơi. Gió đông bắc mạnh cấp 3 - 4. Trời trở lạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ 21 - 24oC. Nhiệt độ cao nhất từ 24 - 27oC
Đọc Thêm…

Xuất hiện nhiều dây người mẫu, diễn viên bán dâm

11:02 |
Công an TP.HCM cho biết, thời gian gần đây, xuất hiện nhiều đường dây người mẫu, diễn viên bán dâm.
Phạm pháp gia tăng

Chiều 15.10.2013, công an TP.HCM đã có buổi hội nghị về phòng chống tội phạm trên địa bàn từ đầu năm đến nay và chỉ đạo công tác phòng chống tội phạm trong thời gian tới.

Thiếu tướng Phan Anh Minh, phó giám đốc công an TP.HCM cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2013, ghi nhận trên địa bàn thành phố xảy ra 5.109 vụ phạm pháp hình sự, tăng 144 vụ (2,9%) so với thời gian cùng kỳ, làm chết 108 người (giảm 3 người), bị thương 577 người (tăng 36 người), thiệt hại tài sản hơn 61 tỷ đồng (giảm 43 tỷ đồng).

Xuất hiện nhiều dây người mẫu, diễn viên bán dâm

Tình trạng mại dâm tại TP.HCM phức tạp

Phạm pháp hình sự xảy ra nhiều tại các quận ven như quận 9, Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Tân. Loại án tăng nhiều nhất là trộm cắp tài sản với 2.747 vụ, tăng 185 vụ. Đáng lưu ý là tình hình trộm đột nhập tại khu dân cư, bãi xe chung cư, nhà tập thể, cơ quan... để lấy trộm tài sản, xe gắn máy có giá trị lớn, số lượng lớn đang có dấu hiệu phức tạp.

Án giết người, cố ý gây thương tích có nguyên nhân, chủ yếu là do mâu thuẫn xung đột tức thì, mang tính chất bộc phát, phát sinh trong đời sống, sinh hoạt, công việc và hành xử côn đồ của một bộ phận thanh thiếu niên. Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, tội phạm tham ô và lừa đảo bằng chứng từ giả có dấu hiệu được hỗ trợ cấu kết nhiều hơn của cán bộ ngân hàng tha hóa.

Điều đáng lưu ý, thiếu tướng Minh cho biết, hiện nay, tình trạng mại dâm trên địa bàn diễn ra khá phức tạp. Rất nhiều "động mại dâm" núp bóng dưới các cơ sở kinh doanh cà phê, hớt tóc, gội đầu, mát sa... Điều này đã được rất nhiều báo chí đưa tin, bóc gỡ sự thực. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, xuất hiện một số đường dây mại dâm do người mẫu, diễn viên tham gia bán dâm. Thông tin này của phía công an khiến giới truyền thông rất lưu tâm.

Cần mạnh tay hơn nữa

Trong buổi hội nghị còn có phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Phó thủ tướng đánh giá khá cao những thành tích mà công an TP.HCM đã đạt được trong thời gian qua. Điều đáng khích lệ là ngành công an đã đạt được rất nhiều thành công như triệt phá 687 băng nhóm, bắt 1.692 tội phạm các loại; đấu tranh kéo giảm một số tội phạm nghiêm trọng; công tác đấu tranh chuyển hóa địa bàn trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự có kết quả tốt...

Đặc biệt hơn, trong thời gian qua lãnh đạo thành ủy, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Công an TP.HCM phối hợp cùng Bộ tự lệnh TP.HCM, Quân khu 7, Quân Đoàn 4 để tiến hành tuần tra, kiểm soát và ngăn chặn có hiểu quả tội phạm, trong đó nổi cộm là loại hình tội phạm đường phố, tội phạm đặc thù của TP.HCM.

Xuất hiện nhiều dây người mẫu, diễn viên bán dâm

Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong buổi làm việc

Bên cạnh đó, phó thủ tướng cũng chỉ ra nhiều tồn tại trong công tác phòng chống tội phạm tại TP.HCM như số lượng tội phạm tăng, nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức, có tính xã hội đen, tỷ lệ phá án thấp, trấn áp tội phạm nhiều nơi chưa quyết liệt, mạnh mẽ. Đặc biệt, hiện nay, nhiều người dân còn vô cảm trước tội phạm...

Phó thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới thành phố tập trung thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo cuộc sống bình yên cho người dân; triệt phá tội phạm hình sự, băng nhóm xã hội đen - nhất là băng cướp có vũ khí, tội phạm ma túy, buôn lậu, tội phạm kinh tế và tham nhũng và cảnh giác loại tội phạm khủng bố, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia.

Phó thủ tướng nhấn mạnh: "Kiên quyết không để xảy ra tình trạng bảo kê, tiếp tay cho tội phạm. Nơi nào để tội phạm hoành hành, nhất là tội phạm băng nhóm thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm, trước hết là trưởng công an phường - xã, quận - huyện".

Bên cạnh đó, thành phố phải tăng cường quản lý an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng cháy chữa cháy; tăng cường công tác kiểm soát, quản lý đối tượng tiềm ẩn; phối hợp nhằm kéo giảm tệ nạn ma túy; tập trung lực lượng công an, quân đội mở đợt cao điểm tấn công tội phạm; phòng ngừa, phát hiện, xử lý nghiêm tội phạm về tham nhũng, về chức vụ; xây dựng lực lượng công an thành phố thật sự trong sạch vững mạnh...
Đọc Thêm…

Vụ nổ ở Phú Thọ: 'Linh cữu bố trơ trọi ngoài đường...'

10:57 |
"Suốt mấy tiếng đi lánh nạn, mẹ con tôi khổ tâm lắm vì linh cữu bố tôi để trơ trọi ở ngoài đường không ai trông coi. Nhưng trong tình thế đó buộc phải chạy, ở lại mà có chuyện gì thì khổ con cái lắm...". Anh Hoàng Văn Hưng, con trai thứ của vợ chồng chị Vi Thị Tám, anh Hoàng Văn Dương nghẹn ngào nhớ lại khoảnh khắc vụ nổ ở nhà máy Z121 vào sáng ngày 12/10 vừa qua.

Khoảng 7 giờ 50 phút sáng 12/10 đã xảy ra vụ nổ kho thuốc pháo hoa ở Nhà máy Z121 - Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòng đặt trên địa bàn xã Võ Lao, giáp ranh với xã Khải Xuân và Đông Thành của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.

Khi vụ nổ diễn ra, người dân trong bán kính 5 km đang khẩn trương sơ tán, mùi thuốc nổ lan rộng, 8 km đã ngửi thấy. Theo một số nhân chứng cho biết, vụ nổ kho thuốc pháo hoa hôm 12/10 đã làm rung chuyển nhiều nhà dân ở trong bán kính 5km, nhiều người rất hoảng hốt và tìm cách đi sơ tán...

Z121, pháo hoa, Thanh Ba, đám tang, hy hữu, linh cữu, nghĩa địa
Bà Tám bên bàn thờ của chồng thẫn thờ kể lại chuyện đau lòng

Sau những tiếng nổ phát ra liên tiếp và kéo dài hàng tiếng đồng hồ, mùi thuốc pháo nồng nặc, làm rung chuyển mấy km gần đó. Cả nghìn người di tản xa khỏi khu vực bị cháy nổ.

Trong số những câu chuyện người dân bỏ chạy khi vụ nổ xảy ra, có lẽ những hình ảnh ám ảnh nhất là đám tang của ông Hoàng Văn Dương (53 tuổi, ở khu 17 xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, Phú Thọ).

Đúng lúc người thân đưa tang ông Dương cũng là lúc vụ nổ xảy ra, đám tang chỉ cách vụ nổ chưa đầy 1km, những cột khói bụi như muốn nhấn chìm tất cả, những tiếng nổ inh tai, rung chuyển cả một vùng rộng lớn đã làm cho rất nhiều người hoảng sợ.

Nhiều người đang bê linh cữu hoảng hốt buông tay chạy bán sống bán chết, người chết và gia đình bị bỏ mặc lại giữa đường khi chưa kịp đưa về nơi an táng cuối cùng.

Cỗ quan tài của ông Dương nằm đó hơn nửa ngày trời mới được gia đình, người thân đến khiêng ra nghĩa địa để đem chôn.

Chạy để thoát thân, cứu người sống

Chiều ngày 14/10, phóng viên đã có mặt tại huyện Thanh Ba (Phú Thọ), nơi vừa xảy ra vụ nổ kho thuốc pháo ngày 12/10 vừa qua. Không khí tang thương, đổ vỡ khiến chúng tôi lạnh người.

Tiếp chúng tôi, hai mẹ con bà Vi Thị Tám (vợ của ông Hoàng Văn Dương), xóm 17 thôn, Đông Thành, huyện Thanh Ba (Phú Thọ) nhớ lại cảnh tượng đau lòng và khủng khiếp ngày định mệnh ấy.

Bà Tám nhớ lại: "Khi cả xóm làng đang đưa chồng tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng thì nghe tiếng nổ vang trời, mặt đất rung chuyển, khói khét mù mịt, mọi người hoảng loạn, bỏ lại linh cữu chạy thoát thân...".

Bà Tám cho biết thêm: "Chồng tôi bị cảm lạnh, chết trẻ khi mới bước sang tuổi 53. Bà con hàng xóm đến đám tang rất đông vì thương xót vô cùng hoàn cảnh gia đình tôi. Đám tang đi chưa được 500m thì tiếng nổ long trời từ nhà máy Z4 thuộc công ty Z121 của Bộ Quốc Phòng, lúc đó nhìn lên bầu trời thấy các cột khói mù mịt khắp nơi, mùi khét lẹt... ngạt thở.

Trong đám tang ai cũng sợ, hoảng loạn, những người đang khiêng cỗ quan tài thì đã bỏ vội cỗ áo quan giữa đường để chạy thoát nạn. Thương chồng nên người nhà tôi gọi bà con quay lại đưa tang, nhưng nhiều tiếng nổ liên tiếp sau đó đã làm mọi người sợ quá bỏ chạy thoát thân chỉ còn trơ trọi có người nhà tôi...".

Z121, pháo hoa, Thanh Ba, đám tang, hy hữu, linh cữu, nghĩa địa
Hình ảnh đám tang ông Hoàng Văn Dương khi nhà máy bị nổ.

Hoàng Văn Hưng, người con trai thứ của chị Tám cũng nhớ lại trong cơn xúc động: "Bố đột ngột mất sớm, trong nhà ai cũng thương tiếc, nhưng ngay cả việc đưa bố ra đồng đúng giờ đã chọn cũng không được vì vụ nổ lớn quá, mọi người hoảng loạn, lúc đó không biết sống chết ra sao và có việc gì nữa, chỉ biết khói đen mù mịt, trời đất rung chuyển thì kêu nhau bỏ chạy. Lúc đó, em đang chống gậy cho bố, nghe tiếng nổ vang trời thì hoảng quá, em chỉ biết bế con rồi bỏ chạy theo mọi người...".

Chứng kiến cảnh đưa tang này, ông Nguyễn Văn Khải, xóm 17 thôn, Đông Thành - Thanh Ba (Phú Thọ), hàng xóm gần nhà chị Tám cũng cho hay: "Khi có tiếng nổ mọi người để lại "áo quan" chạy gần hết, chỉ còn khoảng chưa đến 10 người nhà ở lại. Không gọi được ai quay lại tiếp tục đưa anh Dương ra đồng, chưa đầy 10 người đó đánh phải khiêng quan tài về nơi an nghỉ cuối cùng. Mọi người chỉ kiêng được một đoạn phải dừng lại, rồi sau đó liên tiếp những tiếng nổ lớn đã khiến cho mọi người không dám ở lại.

"Vừa đặt quan tài xuống đất thì tiếng nổ thứ 2 vang lên khói lửa bao trùm cả bầu trời. Lúc này bao nhiêu người dân quanh vùng hoảng loạn bỏ chạy, tránh xa khu vực nhà máy Z4. Mọi người chạy qua đám tang rồi hô lớn: "Người chết thì chết rồi, phải chạy để cứu lấy người sống đã...". Lúc đó, tôi cũng chạy thục mạng, nghĩ lại tay chân vẫn run, mọi người chạy hết chỉ còn em ruột của người mất ở lại, nhưng thấy lửa cháy, khói mù mịt cũng sợ hãi bỏ chạy theo chúng tôi". Ông Khải nhớ lại.

Nước mắt lăn dài trên má, anh con trai đầu Hoàng Văn Hải nghẹn ngào nói: "Sau khi quay trở lại linh cữu của bố vẫn trơ trọi ngoài ngã ba đường. Gia đình tôi lại đi hô hào, nhờ mọi người quay trở lại giúp đỡ để đưa bố về nơi an nghỉ cuối cùng. Chưa đám tang nào lại ít người đưa ra đồng đến thế".

Gia đình đau lòng với những lời lẽ cay nghiệt

Ngoài nỗi đau mất người thân ở tuổi vẫn còn trẻ, câu chuyện phải bỏ áo quan giữ đường đang là chuyện được kể lại nhiều nhất trong vụ nổ kho thuốc pháo của Z121.

Phần lớn mọi người thương cảm với tình cảnh éo le, buộc phải bỏ "áo quan" chạy thoát thân nhưng một số ít người đã buông những lời ám chỉ, khó nghe khiến gia đình bà Tám thêm đau lòng.

Nhiều ngày sau đó, bà Tám như ngồi không vững khi những lời xì xào không hay đến tai, bà tựa lưng vào ghế, bám vào tường nhà như sợ ngã, giọng lạc đi: "Chồng mất đột ngột thương lắm, ngày đến nơi an nghỉ cũng không yên. Hai tiếng nổ váng trời, cứ nghĩ đến chuyện chồng sợ hãi không siêu thoát được là tôi buồn lắm. Nhưng lúc ấy, tôi không chạy các con cũng không chạy, lỡ các con có chuyện gì thì các cháu ai nuôi...".

"Suốt mấy tiếng đi lánh nạn, mẹ con tôi khổ tâm lắm vì linh cữu bố chúng nó để trơ trọi ở đường không ai trông coi. Nhưng trong tình thế đó buộc phải chạy, ở lại mà có chuyện gì thì khổ con cái lắm. Mặc cho thiên hạ có ai nói gì thì nói, quan trọng nhất là lúc bố chúng tôi còn sống gia đình chúng tôi êm ấm, quan tâm đến nhau...", anh Hưng tâm sự.

Chia tay mẹ bà Tám, chúng tôi cũng thấy nghẹn lòng, nghẹn lòng vì gia đình cùng lúc chịu nhiều nỗi đau, nỗi đau mất đi người thân lại phải chịu những lời đàm tếu không hay từ đám tang hy hữu này. Đau lòng vì gia cảnh nghèo khó, giờ lại thêm cái lạnh lẽo, u uất.

Điều đau lòng hơn nữa, vì thương xót người thân mà có thể cả quảng đời còn lại của họ hình ảnh chiếc áo quan của chồng, của cha bị bỏ lại giữa đường sẽ là nỗi ám ảnh khiến họ phải chịu nhiều day dứt mỗi khi nghĩ lại.
Đọc Thêm…

Tài xế xe tải bỏ chạy sau khi cán chết người

10:54 |
Đang lưu thông cùng chiều ở Thanh Hoá, chiếc xe tải bất ngờ ngoặt gấp khiến người đi xe máy cùng chiều không kịp tránh, bị cuốn vào gầm. Sau lôi nạn nhân đi 20 m, chiếc xe tải dừng lại song lại rồ ga phóng chạy khỏi hiện trường khiến người dân phẫn nộ.

Vụ tai nạn thương tâm trên xảy ra vào lúc 14 giờ chiều ngày 15/10, tại Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Văn Sự (SN 1980, ngụ xã Hoằng Xuyên, TP Thanh Hóa), cán bộ của Công ty Dược vật ty Y tế Thanh Hóa.

Tài xế xe tải bỏ chạy sau khi cán chết người - 1

Nạn nhân vụ tai nạn nằm sát lề đường

Theo người dân bên đường cho biết, vào thời gian trên 2 chiếc xe tải và xe máy đang đi cùng chiều, khi đến đoạn cua lô CC44, Khu công nghiệp Tây Bắc Ga, do chiếc xe tải cua gấp nên đã va quệt với chiếc xe máy đang đi sát lề đường do anh Sự điều khiển. Do bị quặc vào tay lái nên anh sự ngã xuống đường rồi bị chiếc xe kéo lê đến 20 m mới dừng lại.

Tài xế xe tải bỏ chạy sau khi cán chết người - 2

Người dân rất phẫn nộ khi thấy tài xế xe tải phóng chạy khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn

Tại hiện trường, chiếc xe máy Air Blade màu đen mang biển kiểm soát 36R - 7191 bị hư hỏng nhẹ, còn người thanh niên nằm úp sấp xuống đường cạnh chiếc xe máy, đầu bị biết dạng do bánh xe tải cán qua.

Đáng nói là sau khi gây tai nạn, tài xế chiếc xe tải không dừng lại để xử lý mà rồ ga phóng chạy khỏi hiện trường khiến người dân phẫn nộ.

Ngay sau khi tai nạn xảy ra, lực lượng CSGT công an TP Thanh Hóa đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, điều tra nguyên nhân vụ tai nạn và tố chức truy tìm kẻ gây tại rồi bỏ trốn.
Đọc Thêm…

Ảnh đẹp mới đăng


Banner