Bùng phát bệnh đau mắt đỏ: Lời khuyên của PGĐ bệnh viện Mắt TƯ
Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013
Trước tình trạng lo lắng về dịch đau mắt đỏ đang bùng phát ở nhiều nơi, phóng viên báo Giáo Dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với bác sĩ, PGS. TS Trần An - Phó Giám đốc Bệnh viện mắt Trung Ương về tình trạng đau mắt đỏ và cách phòng tránh hiệu quả.
Bệnh đau mắt đỏ là một căn bệnh cấp tính, rất dễ lây trong cộng đồng nhưng bệnh thường lành tính ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh đau mắt đỏ lại gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Có nhiều trường hợp chữa trị không đúng cách sẽ làm cho bệnh kéo dài và có biến chứng rất nguy hiểm tới thị lực sau này.
Bệnh đau mắt đỏ thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa. Theo PGS. TS Trần An: Năm nay bệnh đau mắt đỏ bùng phát trên diện rộng ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt ở Tp. HCM và Hà Nội là những nơi có nhiều bệnh nhân nhất. Hàng ngày, bệnh viện không chỉ đón nhận những bệnh nhân ở Hà Nội mà còn rất nhiều bệnh nhân ở các tỉnh khác như Hải Dương, Bắc Ninh... đổ về chữa bệnh đau mắt đỏ.
Đối tượng có thể bị bệnh đau mắt đỏ là tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là những người đang có bệnh về mắt thì khả năng mắc bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn và những em nhỏ có sức đề kháng yếu.
Đấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh đau mắt đỏ là mắt đỏ, hay bị chảy nước mắt và có nhiều gỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt. Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai...
Cũng theo PGS.TS Trần An, khả năng lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ cao là ở những nơi đông dân, vùng có bể bơi, trường học... Nếu như trong trường học, có các bé đau mắt đỏ mà không được cách ly thì rất dễ bị lây nhiễm bệnh cho các bạn khác. Cũng như trong trường hợp ở bể bơi là nơi dễ bị lây bệnh đau mắt đỏ thông qua nguồn nước.
Khuyến cáo của bác sĩ Trần An về bệnh đau mắt đỏ: Đối với những người đã mắc bệnh thì cần phải nhanh chóng đến bác sĩ khám, không được tự ý mua thuốc ở ngoài về uống, tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh sờ tay lên mắt và giữ vệ sinh tốt cho mắt...; Đối với những người chưa mắc bệnh cũng cần thận trong hơn trong sinh hoạt hàng ngày, hạn chế sờ tay day mắt và cũng không nên quá lo lắng về dịch bệnh đau mắt đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ hoàn toàn có thể chữa khỏi trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần và không để lại biến chứng. Nhưng nếu bệnh nhân không chữa trị đúng cách cũng có thể gây ra những biến chứng. Mắc phải những bệnh nguy hiểm về mắt như: viên kết mạc do vi rút APC gây đau mắt đỏ, viêm họng... hay bệnh viên giác mạc thời gian chữa trị kéo dài và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng này.
"Bệnh nhân hãy bình tĩnh và không tự ý mua thuốc ở ngoài mà hãy đến ngay bác sĩ khi phát hiện ra bệnh đau mắt đỏ" - Bác sĩ, PGS.TS Trần An gửi lời khuyến cáo đến các bệnh nhân
Tags:
xa-hoi
Bệnh đau mắt đỏ là một căn bệnh cấp tính, rất dễ lây trong cộng đồng nhưng bệnh thường lành tính ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh đau mắt đỏ lại gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động. Có nhiều trường hợp chữa trị không đúng cách sẽ làm cho bệnh kéo dài và có biến chứng rất nguy hiểm tới thị lực sau này.
Bệnh đau mắt đỏ thường xảy ra vào thời gian chuyển mùa. Theo PGS. TS Trần An: Năm nay bệnh đau mắt đỏ bùng phát trên diện rộng ở nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt ở Tp. HCM và Hà Nội là những nơi có nhiều bệnh nhân nhất. Hàng ngày, bệnh viện không chỉ đón nhận những bệnh nhân ở Hà Nội mà còn rất nhiều bệnh nhân ở các tỉnh khác như Hải Dương, Bắc Ninh... đổ về chữa bệnh đau mắt đỏ.
PGS.TS Trần An - Phó Giám đốc bệnh viện mắt Trung Ương chia sẻ về bệnh đau mắt đỏ đang bùng phát |
Đối tượng có thể bị bệnh đau mắt đỏ là tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt là những người đang có bệnh về mắt thì khả năng mắc bệnh đau mắt đỏ sẽ cao hơn và những em nhỏ có sức đề kháng yếu.
Đấu hiệu dễ nhận thấy của bệnh đau mắt đỏ là mắt đỏ, hay bị chảy nước mắt và có nhiều gỉ, có khi sáng ngủ dậy rỉ làm mi mắt dính chặt. Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ba ngày đến mắt thứ hai...
Cũng theo PGS.TS Trần An, khả năng lây nhiễm bệnh đau mắt đỏ cao là ở những nơi đông dân, vùng có bể bơi, trường học... Nếu như trong trường học, có các bé đau mắt đỏ mà không được cách ly thì rất dễ bị lây nhiễm bệnh cho các bạn khác. Cũng như trong trường hợp ở bể bơi là nơi dễ bị lây bệnh đau mắt đỏ thông qua nguồn nước.
Khuyến cáo của bác sĩ Trần An về bệnh đau mắt đỏ: Đối với những người đã mắc bệnh thì cần phải nhanh chóng đến bác sĩ khám, không được tự ý mua thuốc ở ngoài về uống, tuân thủ sự chỉ dẫn của bác sĩ, tránh sờ tay lên mắt và giữ vệ sinh tốt cho mắt...; Đối với những người chưa mắc bệnh cũng cần thận trong hơn trong sinh hoạt hàng ngày, hạn chế sờ tay day mắt và cũng không nên quá lo lắng về dịch bệnh đau mắt đỏ.
Bệnh đau mắt đỏ hoàn toàn có thể chữa khỏi trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần và không để lại biến chứng. Nhưng nếu bệnh nhân không chữa trị đúng cách cũng có thể gây ra những biến chứng. Mắc phải những bệnh nguy hiểm về mắt như: viên kết mạc do vi rút APC gây đau mắt đỏ, viêm họng... hay bệnh viên giác mạc thời gian chữa trị kéo dài và ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng này.
"Bệnh nhân hãy bình tĩnh và không tự ý mua thuốc ở ngoài mà hãy đến ngay bác sĩ khi phát hiện ra bệnh đau mắt đỏ" - Bác sĩ, PGS.TS Trần An gửi lời khuyến cáo đến các bệnh nhân
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét