Cần hỗ trợ để chẻ nhỏ Petrolimex chống độc quyền
Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2013
Ngày 27/9, trao đổi với báo chí, luật sư Trần Hữu Huỳnh khẳng định: "Chúng ta đừng để Petrolimex gần như độc quyền về kinh doanh xăng dầu, phải "chẻ" Petrolimex ra. Ban đầu Nhà nước có thể có các chính sách hỗ trợ cho các DN nhưng sau đó sẽ để các DN tự lớn mạnh, mở rộng hoạt động và cạnh tranh".
Chẻ nhỏ để tránh độc quyền
Theo luật sư Trần Hữu Huỳnh thì trước khi để cho DN quyền tự quyết giá xăng dầu thì trước hết phải phi tập trung hóa Petrolimex. Hiện tập đoàn này quá to. Nếu chúng ta cho quyền tự quyết về giá cho DN thì quản lý của Nhà nước kiểu gì cũng không hiệu quả.
Nhà nước sẽ không thể nào giám sát, kiểm tra được sự thống lĩnh của DN đã có trên thị trường. Lỗi này không phải do Nhà nước mà do sự thống lĩnh DN mà ra.
Có nghĩa cần "chẻ" Petrolimex ra làm vài DN có thị phần như nhau, đừng để một Petrolimex với thị phần xăng dầu chiếm tới 50-60% như vậy.
Giống như viễn thông, các ông lớn như Mobifone, Vinaphone, Viettel... mỗi DN có một thị phần ngang nhau thì lúc đó giá sẽ tự nhiên có sự cạnh tranh.
Thị trường viễn thông đã cho thấy bài học rất rõ, giá viễn thông của VN hiện rất cạnh tranh và rẻ vô cùng, nông dân cũng có thể dùng điện thoại thoải mái.
Ông cho biết: "Tôi cho thị trường xăng dầu của VN cũng hoàn toàn có thể cạnh tranh, giá lên xuống theo giá thị trường nếu chúng ta mạnh dạn cải tổ".
Luật sư chia sẻ thêm: "Chúng ta chỉ cần vài DN lớn nhập khẩu với hàng trăm cửa hàng trực thuộc vài DN lớn như thế. Cứ để giá xăng dầu lên xuống theo thị trường. DN nào nhập hàng rẻ hơn thì bán rẻ hơn. Nhà nước chỉ kiểm tra, can thiệp đúng việc của Nhà nước, còn để DN tự cạnh tranh, DN nào giỏi thì sống, kém thì chết".
Theo lời ông thì với cơ chế như thế buộc DN phải quản lý tốt để tự cạnh tranh. "Chúng ta đừng để Petrolimex gần như độc quyền về kinh doanh xăng dầu, phải "chẻ" Petrolimex ra.
Ban đầu Nhà nước có thể có các chính sách hỗ trợ cho các DN nhưng sau đó sẽ để các DN tự lớn mạnh, mở rộng hoạt động và cạnh tranh", ông nhận định.
Niềm tin nhân dân
Theo quy định hiện hành, trong cơ cấu tính giá xăng dầu, DN được hưởng lợi nhuận định mức 300 đồng/lít.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận xét, về bản chất, nghị định mới không có gì thay đổi lớn so với hiện hành khi để biên độ định giá của DN là từ 0-5%.
Theo ông Long, việc bỏ khoản lợi nhuận định mức hoặc giảm lợi nhuận định mức xuống là cần thiết, vì nếu để như hiện nay, vô tình Nhà nước đã giúp DN xăng dầu thu một khoản lợi nhuận quá lớn.
Không được để DN Petrolimex độc quyền
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, cách điều hành giá xăng dầu của liên bộ Tài chính - Công Thương đối với DN cũng chưa tạo niềm tin cho xã hội, vẫn theo kiểu lưỡng tính.
Nếu tiếp tục để cho DN xăng dầu tự định giá sẽ là sai lầm lớn vì trái với quy luật quản lý giá trong kinh tế thị trường với một ngành như xăng dầu. Không thể ra một nghị định mà thuận lợi chỉ thuộc về DN và cơ quan nhà nước, còn thiệt hại thì người dân phải chịu.
Cùng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, hiện Nhà nước vẫn chưa đủ năng lực để kiểm soát nguyên tắc tính giá xăng dầu của DN.
Do vậy, nếu Nhà nước tiếp tục để cho DN xăng dầu tự định giá dù biên độ hẹp cũng sẽ rất nguy hại. DN xăng dầu đang thống lĩnh thị trường họ sẽ làm mọi cách để tính giá có lợi cho DN và đưa lại lợi nhuận mà Nhà nước khó "cầm cương" được.
Bộ Công thương tăng quyền tự do tăng giá cho Petrolimex
Ngày 27/9, Phó tổng giám đốc Petrlimex vừa tỏ ý hờn dỗi vì dư luận đòi minh bạch, giải trình lỗ lãi và "dọa" sẽ rút vốn khỏi xăng dầu thì Bộ Công thương đã trấn an bằng viễn cảnh được tăng giá như điện.
Theo nội dung của dự thảo của bộ, giá cơ sở để làm căn cứ điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước vẫn được tính gồm giá thế giới cộng thuế phí, quỹ bình ổn và 300 đồng/lít lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp.
Nếu giá cơ sở được quyền tăng vượt 5-8%, dự thảo mới cho phép doanh nghiệp sẽ chỉ phải gửi phương án điều chỉnh giá đến cơ quan chức năng trước thời điểm điều chỉnh giá hai ngày.
Nếu cơ quan nhà nước không trả lời, hoặc văn bản trả lời không đúng nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu thì thương nhân đầu mối vẫn được quyền tăng giá 5%.
Nếu sau hai ngày từ khi thương nhân tự tăng giá 40% mà Bộ Tài chính chưa quyết định xả quỹ bình ổn, thương nhân được quyền tăng giá nốt phần còn lại.
Nếu dự thảo nghị định này được thông qua, Petrolimex sẽ lợi đơn lợi kép.
Tags:
kinh-te
Chẻ nhỏ để tránh độc quyền
Theo luật sư Trần Hữu Huỳnh thì trước khi để cho DN quyền tự quyết giá xăng dầu thì trước hết phải phi tập trung hóa Petrolimex. Hiện tập đoàn này quá to. Nếu chúng ta cho quyền tự quyết về giá cho DN thì quản lý của Nhà nước kiểu gì cũng không hiệu quả.
Nhà nước sẽ không thể nào giám sát, kiểm tra được sự thống lĩnh của DN đã có trên thị trường. Lỗi này không phải do Nhà nước mà do sự thống lĩnh DN mà ra.
Có nghĩa cần "chẻ" Petrolimex ra làm vài DN có thị phần như nhau, đừng để một Petrolimex với thị phần xăng dầu chiếm tới 50-60% như vậy.
Giống như viễn thông, các ông lớn như Mobifone, Vinaphone, Viettel... mỗi DN có một thị phần ngang nhau thì lúc đó giá sẽ tự nhiên có sự cạnh tranh.
Cần "chẻ" Petrolimex ra làm vài DN có thị phần như nhau |
Ông cho biết: "Tôi cho thị trường xăng dầu của VN cũng hoàn toàn có thể cạnh tranh, giá lên xuống theo giá thị trường nếu chúng ta mạnh dạn cải tổ".
Luật sư chia sẻ thêm: "Chúng ta chỉ cần vài DN lớn nhập khẩu với hàng trăm cửa hàng trực thuộc vài DN lớn như thế. Cứ để giá xăng dầu lên xuống theo thị trường. DN nào nhập hàng rẻ hơn thì bán rẻ hơn. Nhà nước chỉ kiểm tra, can thiệp đúng việc của Nhà nước, còn để DN tự cạnh tranh, DN nào giỏi thì sống, kém thì chết".
Theo lời ông thì với cơ chế như thế buộc DN phải quản lý tốt để tự cạnh tranh. "Chúng ta đừng để Petrolimex gần như độc quyền về kinh doanh xăng dầu, phải "chẻ" Petrolimex ra.
Ban đầu Nhà nước có thể có các chính sách hỗ trợ cho các DN nhưng sau đó sẽ để các DN tự lớn mạnh, mở rộng hoạt động và cạnh tranh", ông nhận định.
Niềm tin nhân dân
Theo quy định hiện hành, trong cơ cấu tính giá xăng dầu, DN được hưởng lợi nhuận định mức 300 đồng/lít.
Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận xét, về bản chất, nghị định mới không có gì thay đổi lớn so với hiện hành khi để biên độ định giá của DN là từ 0-5%.
Theo ông Long, việc bỏ khoản lợi nhuận định mức hoặc giảm lợi nhuận định mức xuống là cần thiết, vì nếu để như hiện nay, vô tình Nhà nước đã giúp DN xăng dầu thu một khoản lợi nhuận quá lớn.
Không được để DN Petrolimex độc quyền
Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, cách điều hành giá xăng dầu của liên bộ Tài chính - Công Thương đối với DN cũng chưa tạo niềm tin cho xã hội, vẫn theo kiểu lưỡng tính.
Nếu tiếp tục để cho DN xăng dầu tự định giá sẽ là sai lầm lớn vì trái với quy luật quản lý giá trong kinh tế thị trường với một ngành như xăng dầu. Không thể ra một nghị định mà thuận lợi chỉ thuộc về DN và cơ quan nhà nước, còn thiệt hại thì người dân phải chịu.
Cùng quan điểm này, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng, hiện Nhà nước vẫn chưa đủ năng lực để kiểm soát nguyên tắc tính giá xăng dầu của DN.
Do vậy, nếu Nhà nước tiếp tục để cho DN xăng dầu tự định giá dù biên độ hẹp cũng sẽ rất nguy hại. DN xăng dầu đang thống lĩnh thị trường họ sẽ làm mọi cách để tính giá có lợi cho DN và đưa lại lợi nhuận mà Nhà nước khó "cầm cương" được.
Bộ Công thương tăng quyền tự do tăng giá cho Petrolimex
Ngày 27/9, Phó tổng giám đốc Petrlimex vừa tỏ ý hờn dỗi vì dư luận đòi minh bạch, giải trình lỗ lãi và "dọa" sẽ rút vốn khỏi xăng dầu thì Bộ Công thương đã trấn an bằng viễn cảnh được tăng giá như điện.
Theo nội dung của dự thảo của bộ, giá cơ sở để làm căn cứ điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước vẫn được tính gồm giá thế giới cộng thuế phí, quỹ bình ổn và 300 đồng/lít lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp.
Nếu giá cơ sở được quyền tăng vượt 5-8%, dự thảo mới cho phép doanh nghiệp sẽ chỉ phải gửi phương án điều chỉnh giá đến cơ quan chức năng trước thời điểm điều chỉnh giá hai ngày.
Nếu cơ quan nhà nước không trả lời, hoặc văn bản trả lời không đúng nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu thì thương nhân đầu mối vẫn được quyền tăng giá 5%.
Nếu sau hai ngày từ khi thương nhân tự tăng giá 40% mà Bộ Tài chính chưa quyết định xả quỹ bình ổn, thương nhân được quyền tăng giá nốt phần còn lại.
Nếu dự thảo nghị định này được thông qua, Petrolimex sẽ lợi đơn lợi kép.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét