"Tư duy bao cấp giáo dục quá nặng nề"
Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013
Góp ý cho dự thảo đề án đổi mới giáo dục, các nhà quản lý cho rằng, tư duy bao cấp trong giáo dục hiện nay còn quá nặng nề, nếu không chuyển hướng sẽ không phát triển được.
Góp ý cho dự thảo , các nhà quản lý giáo dục đang hoạt động ở các trường ngoài công lập cho rằng, tư duy bao cấp trong giáo dục hiện nay còn quá nặng nề - nếu không chuyển hướng sẽ không phát triển được.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Phải có chương trình đổi mới rõ ràng hơn đối với các bậc học"
Nếu chúng ta không xây dựng sự nghiệp giáo dục đào tạo (GD-ĐT) tốt đất nước khó mà tiến lên được. Đảng, Nhà nước và nhân dân đã nói rất nhiều về GD-ĐT. Nhưng theo tôi chuyển biến quá chậm.
So với các nước xung quanh, chúng ta tiến chậm hơn. Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh như một tấm gương về phát triển giáo dục. Nhưng bây giờ họ xếp hạng chúng ta ở gần cuối. Tôi vẫn nghĩ rằng việc sợ từ "cải cách" là không đúng. "Đổi mới" là chưa đủ, cần phải triệt để hơn.
Nhưng thôi, hãy cứ làm đổi mới cho tốt đã.
Trong 3 khâu phổ thông, đại học, dạy nghề thì khâu nào cũng bất cập, cũng có nhiều vấn đề phải đổi mới. Yếu nhất là khâu dạy nghề. So với phổ thông, GD ĐH có nhiều vấn đề hơn. Nhưng trong dự thảo Đề án Đổi mới nói nhiều về chương trình, phương pháp của phổ thông, còn đổi mới ĐH, CĐ như thế nào lại không đề cập nhiều.
Tôi, đề nghị quan tâm hơn nữa đổi mới giáo dục ĐH, CĐ. Vấn đề này chưa rõ trong dự thảo Đề án Đổi mới.
Cần xem lại phải làm gì. Phải có chương trình đổi mới rõ ràng hơn đối với bậc học, chứ không thể chỉ nói chung về quản lý, phương pháp.
Ông Trần Phương, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội:"Đọc xong Đề án Đổi mới mà thấy... bâng khuâng"
Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều mục tiêu rất hay mà không thấy "đòi" thêm tiền. Vậy thì tiền đâu ra mà làm? Chỉ có 20% ngân sách mà không thay đổi cách chi tiêu thì sẽ chịu không thực hiện được đề án.
Tôi mong Hội nghị TƯ lần này sẽ giải phóng bao cấp cho các trường ĐH, CĐ công lập. Để cho GD ĐH tiến lên phải xã hội hóa ngay cả các trường công lập. Sẽ chỉ còn bao cấp cho những ngành nghề được đặc biệt quan tâm, cấp học bổng, học phí cho các sinh viên học những ngành có vai trò nghiên cứu quan trọng cho đất nước. Còn tất cả các ngành học khác không bao cấp nữa. Tất cả các trường ĐH như Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại... thu học phí như trường ngoài công lập.
Cũng cần xem lại việc các trường quân đội đào tạo hệ dân sự. Không có lý gì các trường quân đội lấy quỹ Quốc phòng để đào tạo những ngành học mà trường nào cũng đào tạo được. Tư duy bao cấp trong giáo dục hiện nay còn quá nặng nề - nếu không chuyển hướng sẽ không phát triển được.
Ông Lê Trường Tùng, hiệu trưởng trường ĐH FPT:"Đề án có đưa mục tiêu đáng thất vọng"
Ở trong nhiệm vụ và giải pháp thứ 9 của dự thảo Đề án - Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT có đưa ra mục tiêu đáng thất vọng là "Khuyến khích và hỗ trợ công dân Việt Nam đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng kinh phí tự túc".
Tại sao một số người nào đó có trách nhiệm dẫn dắt con đường của giáo dục nói chung lại đưa ra quan điểm này? Tôi hy vọng đây chỉ là sai sót, cần chỉnh sửa ngay.
Tôi thực sự không yên tâm khi Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến 2020 đã bỏ ra chỉ tiêu dự kiến tỉ lệ sinh viên ĐH, CĐ ngoài công lập chiếm bao nhiêu %. Việc hạn chế số lượng để đảm bảo chất lượng là trái quy luật chung.
Phải so sánh với khu vực xem ít nhất chúng ta đang ở đâu. Như vậy mới định hướng phát triển được. Đầu tháng 9 trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp giáo GD ĐH Việt Nam ở vị trí 95, so với khu vực chỉ hơn 3 nước là Lào, Campuchia, Myanma.
Tỉ lệ SV/ 1 vạn dân so với các nước trong khu vực cũng chỉ hơn Lào, Campuchia, Brunei.
Xếp hạng 800 trường ĐH toàn cầu không có trường nào của Việt Nam. Xếp hạng 200 trường ĐH châu Á không có trường nào của Việt Nam.
Như vậy là chúng ta đang đứng ngoài cuộc chơi. Đây là bức tranh không lạc quan. Nếu đến năm 2020 tỉ lệ sinh viên NCL chỉ được 15% thì Việt Nam vẫn chỉ nằm xếp hạng ở con số 100.
Theo định nghĩa chất lượng GD ĐH là thước đo khả năng đáp ứng trong bối cảnh cạnh tranh thì Việt Nam rất đáng lo ngại.
Tôi kiến nghị đưa lại trong văn bản ở các cấp cao nhất con số 40% sinh viên ngoài công lập. Nếu được, đưa phát triển hệ thống các trường ngoài công lập là giải pháp quan trọng, là đòn bẩy để cả hệ thống GD ĐH phát triển.
Tags:
giao-duc
Góp ý cho dự thảo , các nhà quản lý giáo dục đang hoạt động ở các trường ngoài công lập cho rằng, tư duy bao cấp trong giáo dục hiện nay còn quá nặng nề - nếu không chuyển hướng sẽ không phát triển được.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình: "Phải có chương trình đổi mới rõ ràng hơn đối với các bậc học"
|
Nếu chúng ta không xây dựng sự nghiệp giáo dục đào tạo (GD-ĐT) tốt đất nước khó mà tiến lên được. Đảng, Nhà nước và nhân dân đã nói rất nhiều về GD-ĐT. Nhưng theo tôi chuyển biến quá chậm.
So với các nước xung quanh, chúng ta tiến chậm hơn. Các tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh như một tấm gương về phát triển giáo dục. Nhưng bây giờ họ xếp hạng chúng ta ở gần cuối. Tôi vẫn nghĩ rằng việc sợ từ "cải cách" là không đúng. "Đổi mới" là chưa đủ, cần phải triệt để hơn.
Nhưng thôi, hãy cứ làm đổi mới cho tốt đã.
Trong 3 khâu phổ thông, đại học, dạy nghề thì khâu nào cũng bất cập, cũng có nhiều vấn đề phải đổi mới. Yếu nhất là khâu dạy nghề. So với phổ thông, GD ĐH có nhiều vấn đề hơn. Nhưng trong dự thảo Đề án Đổi mới nói nhiều về chương trình, phương pháp của phổ thông, còn đổi mới ĐH, CĐ như thế nào lại không đề cập nhiều.
Tôi, đề nghị quan tâm hơn nữa đổi mới giáo dục ĐH, CĐ. Vấn đề này chưa rõ trong dự thảo Đề án Đổi mới.
Cần xem lại phải làm gì. Phải có chương trình đổi mới rõ ràng hơn đối với bậc học, chứ không thể chỉ nói chung về quản lý, phương pháp.
Ông Trần Phương, Chủ tịch HĐQT trường ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội:"Đọc xong Đề án Đổi mới mà thấy... bâng khuâng"
Chủ tịch HĐQT trường ĐH Quản lý và Kinh doanh Hà Nội Trần PhươngẢnh GD Việt Nam |
Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều mục tiêu rất hay mà không thấy "đòi" thêm tiền. Vậy thì tiền đâu ra mà làm? Chỉ có 20% ngân sách mà không thay đổi cách chi tiêu thì sẽ chịu không thực hiện được đề án.
Tôi mong Hội nghị TƯ lần này sẽ giải phóng bao cấp cho các trường ĐH, CĐ công lập. Để cho GD ĐH tiến lên phải xã hội hóa ngay cả các trường công lập. Sẽ chỉ còn bao cấp cho những ngành nghề được đặc biệt quan tâm, cấp học bổng, học phí cho các sinh viên học những ngành có vai trò nghiên cứu quan trọng cho đất nước. Còn tất cả các ngành học khác không bao cấp nữa. Tất cả các trường ĐH như Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại... thu học phí như trường ngoài công lập.
Cũng cần xem lại việc các trường quân đội đào tạo hệ dân sự. Không có lý gì các trường quân đội lấy quỹ Quốc phòng để đào tạo những ngành học mà trường nào cũng đào tạo được. Tư duy bao cấp trong giáo dục hiện nay còn quá nặng nề - nếu không chuyển hướng sẽ không phát triển được.
Ông Lê Trường Tùng, hiệu trưởng trường ĐH FPT:"Đề án có đưa mục tiêu đáng thất vọng"
Ở trong nhiệm vụ và giải pháp thứ 9 của dự thảo Đề án - Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD-ĐT có đưa ra mục tiêu đáng thất vọng là "Khuyến khích và hỗ trợ công dân Việt Nam đi học tập và nghiên cứu ở nước ngoài bằng kinh phí tự túc".
Hiệu trưởng ĐH FPT Lê Trường Tùng |
Tại sao một số người nào đó có trách nhiệm dẫn dắt con đường của giáo dục nói chung lại đưa ra quan điểm này? Tôi hy vọng đây chỉ là sai sót, cần chỉnh sửa ngay.
Tôi thực sự không yên tâm khi Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam đến 2020 đã bỏ ra chỉ tiêu dự kiến tỉ lệ sinh viên ĐH, CĐ ngoài công lập chiếm bao nhiêu %. Việc hạn chế số lượng để đảm bảo chất lượng là trái quy luật chung.
Phải so sánh với khu vực xem ít nhất chúng ta đang ở đâu. Như vậy mới định hướng phát triển được. Đầu tháng 9 trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp giáo GD ĐH Việt Nam ở vị trí 95, so với khu vực chỉ hơn 3 nước là Lào, Campuchia, Myanma.
Tỉ lệ SV/ 1 vạn dân so với các nước trong khu vực cũng chỉ hơn Lào, Campuchia, Brunei.
Xếp hạng 800 trường ĐH toàn cầu không có trường nào của Việt Nam. Xếp hạng 200 trường ĐH châu Á không có trường nào của Việt Nam.
Như vậy là chúng ta đang đứng ngoài cuộc chơi. Đây là bức tranh không lạc quan. Nếu đến năm 2020 tỉ lệ sinh viên NCL chỉ được 15% thì Việt Nam vẫn chỉ nằm xếp hạng ở con số 100.
Theo định nghĩa chất lượng GD ĐH là thước đo khả năng đáp ứng trong bối cảnh cạnh tranh thì Việt Nam rất đáng lo ngại.
Tôi kiến nghị đưa lại trong văn bản ở các cấp cao nhất con số 40% sinh viên ngoài công lập. Nếu được, đưa phát triển hệ thống các trường ngoài công lập là giải pháp quan trọng, là đòn bẩy để cả hệ thống GD ĐH phát triển.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét