Hồ sơ bóng đá: Sa thải HLV giữa mùa có ích lợi gì không?
Thứ Tư, 25 tháng 9, 2013
Premier League 2013/14 vừa mới trải qua vòng đấu thứ 5 nhưng Paolo Di Canio đã trở thành vị HLV đầu tiên bị sa thải. Tuy nhiên điều đó cũng chưa chắc đã giúp Sunderland cải thiện được thành tích, bởi - về mặt xác suất - các số liệu thống kê mới nhất cho thấy việc cách chức HLV trưởng vào giữa mùa chẳng hề đem lại ích lợi gì cho đội bóng cả.
Vòng quay khốc liệt
Trong thời buổi bóng đá bị thương mại hóa cao độ như hiện nay, mỗi suất ở lại Premier League hoặc tham dự Champions League có thể có giá trị tới 50-60 triệu bảng nên các CLB cũng phải chịu áp lực thành tích cực lớn. Đầu tư nhiều vào mua sắm cầu thủ đã đành, nhưng BLĐ các đội bóng cũng phải nhanh chóng ra quyết định trong trường hợp đội nhà thi đấu bết bát. Đương nhiên thay toàn bộ đội hình là điều không thể: ngoại trừ một số trường hợp cực kỳ đặc biệt, nhiều lắm thì mỗi CLB cũng chỉ có thể đem về thêm vài ba tân binh mà thôi, và cũng phải chờ đến kỳ chuyển nhượng mùa Đông. Nếu đã không thể thay cầu thủ, thì "nạn nhân" chỉ có thể là HLV. Theo tính toán của tiến sĩ Sue Bridgewater (Trường Kinh doanh Warwick, Anh) thì thời gian tại vị trung bình của các HLV tại Premier League đã giảm từ 3,12 năm trong mùa giải 1992/93 xuống còn 1,36 năm trong mùa 2009/10. Không nói đâu xa, vòng quay HLV trong bóng đá Anh khốc liệt đến mức 18/20 HLV ở giải Ngoại hạng năm nay (trừ Arsene Wenger và Alan Pardew) chưa làm việc ở đội bóng hiện tại được quá 2 năm. Sa thải đã trở thành chuyện quá đỗi bình thường, nhưng nó có hiệu quả hay không thì lại là chuyện khác.
"Tướng mới" vô nghĩa
Trái với những định kiến thông thường cho rằng việc sa thải HLV sẽ giúp cải thiện phong độ của CLB, giáo sư John Goddard (ĐH Bangor) và người đồng nghiệp Stephen Dobson (ĐH Hull) đã chứng minh được điều ngược lại, dựa trên một kho dữ liệu khổng lồ về các chiến lược gia từng hành nghề ở Premier League trong vòng 40 năm gần nhất. Theo đó, thay thế HLV sẽ giúp đội nhà đạt được kết quả tốt hơn đôi chút trong vòng 13 trận đầu tiên của vị "thuyền trưởng" mới, nhưng giữ lại HLV cũ thậm chí.... còn mang lại thành tích tốt hơn. Tính trung bình, việc giữ lại HLV cũ sẽ mang lại nhiều hơn khoảng 1 điểm so với việc bổ nhiệm HLV mới. Nghe có vẻ trúc trắc và bạn thấy hơi khó hiểu? Hãy lấy ví dụ thế này: sau vòng 30 Premier League 2012/13, Sunderland (31 điểm) cùng Aston Villa (30 điểm) thi đấu tệ như nhau và đang phải vật lộn trụ hạng. Sunderland quyết định sa thải Martin O'Neill và trao quyền hành cho Di Canio, còn Villa vẫn đặt niềm tin vào Paul Lambert. Kết quả, trong 8 trận đấu còn lại "tướng mới" Di Canio giúp Sunderland giành thêm 8 điểm, nhưng Villa thậm chí kiếm được tới 11 điểm dưới sự dẫn dắt của Lambert và chung cuộc còn xếp trên cả Sunderland. Một ví dụ khác, khi sa thải Andre Villas - Boas ở mùa 2011/12 thì Chelsea vẫn đang xếp thứ 5, nhưng sau đó người kế nhiệm Roberto Di Matteo "giúp" The Blues tụt xuống hạng 6, kiếm ít hơn 0,06 điểm, ghi ít hơn 0,1 và thủng lưới nhiều hơn 0,08 bàn mỗi trận. Các nghiên cứu của Bas ter Weel (ĐH Maastricht) về Eredivisie và David Forrest (ĐH Salford) về La Liga cũng cho ra kết quả tương tự.
Chu kỳ của vận may
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên? Thường thì sức mạnh tiền bạc (mua, trả lương cầu thủ) sẽ quyết định tới 70-75% khả năng thành công của một đội bóng, may mắn chiếm khoảng 10-15%, nghĩa là HLV chỉ chiếm khoảng 15% mà thôi. Đôi khi một HLV chẳng làm gì sai cả, nhưng đơn giản là CLB gặp vận đen và thua liền một số trận đúng vào giai đoạn nhạy cảm (cuộc đua trụ hạng đang căng thẳng chẳng hạn), thế là đủ cho một bản án sa thải. Sau đó, khi vận may trở lại thì đội bóng đó có thể sẽ lại thắng liên tiếp, bất kể người ngồi trên ghế huấn luyện là ai. Các CLB lớn (trừ Chelsea của ngài Abramovich vốn vui buồn thất thường) thừa hiểu điều này nên họ rất ít khi "thay ngựa giữa dòng", và nếu xét đến việc gia đình Glazer vốn xuất thân từ những nhà đầu tư sừng sỏ (nên rất am hiểu xác suất thống kê) thì tương lai của David Moyes ở M.U xem ra vẫn được đảm bảo...
Tags:
bong-da-24h, the-thao
Mancini |
Vòng quay khốc liệt
Trong thời buổi bóng đá bị thương mại hóa cao độ như hiện nay, mỗi suất ở lại Premier League hoặc tham dự Champions League có thể có giá trị tới 50-60 triệu bảng nên các CLB cũng phải chịu áp lực thành tích cực lớn. Đầu tư nhiều vào mua sắm cầu thủ đã đành, nhưng BLĐ các đội bóng cũng phải nhanh chóng ra quyết định trong trường hợp đội nhà thi đấu bết bát. Đương nhiên thay toàn bộ đội hình là điều không thể: ngoại trừ một số trường hợp cực kỳ đặc biệt, nhiều lắm thì mỗi CLB cũng chỉ có thể đem về thêm vài ba tân binh mà thôi, và cũng phải chờ đến kỳ chuyển nhượng mùa Đông. Nếu đã không thể thay cầu thủ, thì "nạn nhân" chỉ có thể là HLV. Theo tính toán của tiến sĩ Sue Bridgewater (Trường Kinh doanh Warwick, Anh) thì thời gian tại vị trung bình của các HLV tại Premier League đã giảm từ 3,12 năm trong mùa giải 1992/93 xuống còn 1,36 năm trong mùa 2009/10. Không nói đâu xa, vòng quay HLV trong bóng đá Anh khốc liệt đến mức 18/20 HLV ở giải Ngoại hạng năm nay (trừ Arsene Wenger và Alan Pardew) chưa làm việc ở đội bóng hiện tại được quá 2 năm. Sa thải đã trở thành chuyện quá đỗi bình thường, nhưng nó có hiệu quả hay không thì lại là chuyện khác.
Chelsea từng lâm vào cảnh "phú quý giật lùi" ở Premier League sau khi sa thải Villas - Boas và Di Matteo |
"Tướng mới" vô nghĩa
Trái với những định kiến thông thường cho rằng việc sa thải HLV sẽ giúp cải thiện phong độ của CLB, giáo sư John Goddard (ĐH Bangor) và người đồng nghiệp Stephen Dobson (ĐH Hull) đã chứng minh được điều ngược lại, dựa trên một kho dữ liệu khổng lồ về các chiến lược gia từng hành nghề ở Premier League trong vòng 40 năm gần nhất. Theo đó, thay thế HLV sẽ giúp đội nhà đạt được kết quả tốt hơn đôi chút trong vòng 13 trận đầu tiên của vị "thuyền trưởng" mới, nhưng giữ lại HLV cũ thậm chí.... còn mang lại thành tích tốt hơn. Tính trung bình, việc giữ lại HLV cũ sẽ mang lại nhiều hơn khoảng 1 điểm so với việc bổ nhiệm HLV mới. Nghe có vẻ trúc trắc và bạn thấy hơi khó hiểu? Hãy lấy ví dụ thế này: sau vòng 30 Premier League 2012/13, Sunderland (31 điểm) cùng Aston Villa (30 điểm) thi đấu tệ như nhau và đang phải vật lộn trụ hạng. Sunderland quyết định sa thải Martin O'Neill và trao quyền hành cho Di Canio, còn Villa vẫn đặt niềm tin vào Paul Lambert. Kết quả, trong 8 trận đấu còn lại "tướng mới" Di Canio giúp Sunderland giành thêm 8 điểm, nhưng Villa thậm chí kiếm được tới 11 điểm dưới sự dẫn dắt của Lambert và chung cuộc còn xếp trên cả Sunderland. Một ví dụ khác, khi sa thải Andre Villas - Boas ở mùa 2011/12 thì Chelsea vẫn đang xếp thứ 5, nhưng sau đó người kế nhiệm Roberto Di Matteo "giúp" The Blues tụt xuống hạng 6, kiếm ít hơn 0,06 điểm, ghi ít hơn 0,1 và thủng lưới nhiều hơn 0,08 bàn mỗi trận. Các nghiên cứu của Bas ter Weel (ĐH Maastricht) về Eredivisie và David Forrest (ĐH Salford) về La Liga cũng cho ra kết quả tương tự.
Chu kỳ của vận may
Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên? Thường thì sức mạnh tiền bạc (mua, trả lương cầu thủ) sẽ quyết định tới 70-75% khả năng thành công của một đội bóng, may mắn chiếm khoảng 10-15%, nghĩa là HLV chỉ chiếm khoảng 15% mà thôi. Đôi khi một HLV chẳng làm gì sai cả, nhưng đơn giản là CLB gặp vận đen và thua liền một số trận đúng vào giai đoạn nhạy cảm (cuộc đua trụ hạng đang căng thẳng chẳng hạn), thế là đủ cho một bản án sa thải. Sau đó, khi vận may trở lại thì đội bóng đó có thể sẽ lại thắng liên tiếp, bất kể người ngồi trên ghế huấn luyện là ai. Các CLB lớn (trừ Chelsea của ngài Abramovich vốn vui buồn thất thường) thừa hiểu điều này nên họ rất ít khi "thay ngựa giữa dòng", và nếu xét đến việc gia đình Glazer vốn xuất thân từ những nhà đầu tư sừng sỏ (nên rất am hiểu xác suất thống kê) thì tương lai của David Moyes ở M.U xem ra vẫn được đảm bảo...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét