Kêu cứu vì chất thải nguy hại không biết để đâu
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013
Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) là trung tâm sản xuất thép lớn nhất nước với gần 10 nhà máy thép hoạt động, tổng công suất trên 4 triệu tấn thép/năm. Thế nhưng các nhà máy thép vừa đồng loạt gửi văn bản tới cơ quan chức năng "kêu cứu", bởi hàng chục ngàn tấn bụi thép phát sinh từ các nhà máy không thể xử lý.
Theo Ban Giám đốc Công ty thép Fuco (KCN Phú Mỹ 2), nhà máy sử dụng công nghệ lò điện hồ quang với nguyên liệu đầu vào là sắt thép phế liệu để luyện thành phôi thép với công suất 1 triệu tấn/năm.
Theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT), trong lúc chờ chuyển giao bụi thép (chất thải nguy hại) cho Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam vận chuyển về Hải Dương xử lý, Fuco đã thu gom, đóng bao và chứa trong nhà có mái che, tường kín bao quanh, nền bê tông, đảm bảo lưu giữ an toàn theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Hiện kho chứa của nhà máy đã gần đầy, trong khi đó, Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam đến thời điểm này không có động thái nào chứng tỏ sẽ tiếp nhận nguồn chất thải này. Sản xuất thép của Fuco đang gặp khó vì nhà kho chứa bụi gần quá tải và nếu tiếp tục sản xuất sẽ bị đặt vào tình trạng vi phạm
pháp luật.
Công ty TNHH POSCO SS-VINA (100% vốn Hàn Quốc), xây dựng nhà máy thép tại Tân Thành với công suất 1 triệu tấn phôi thép và 1 triệu tấn thép hình, thép thanh/năm.
POSCO hiện không tìm được đối tác xử lý chất thải của nhà máy, khoảng 70 ngàn tấn/năm. Công ty này cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh BR-VT và Sở TN&MT nêu khó khăn trong việc tìm nhà xử lý chất thải để tới tháng 10/2014 POSCO có thể đi vào sản xuất.
POSCO SS-VINA đề nghị UBND tỉnh BR-VT hỗ trợ tìm kiếm đơn vị có chức năng và năng lực xử lý được chất thải, hoặc sớm tiến hành kêu gọi nhà đầu tư xử lý bụi thép để nhà máy chủ động chuyển giao bụi thép.
Còn Công ty Thép Miền Nam (chủ đầu tư Nhà máy thép Phú Mỹ), đang phải gồng mình "gánh" loại chất nguy hại là bụi lò hơn một năm nay. Họ cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh BR-VT và cơ quan chức năng liên quan đề nghị hỗ trợ xử lý bụi thép. Hiện nhà kho của công ty này đã chứa khoảng 10.000 tấn chất thải nguy hại và đang quá tải.
Trước đó Công ty thép Miền Nam đã ký hợp đồng với Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam xử lý chất thải nguy hại nhưng hơn một năm nay, Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam vẫn chưa được Bộ TN-MT gia hạn giấy phép vận chuyển và xử lý nguồn chất thải này nên kho của nhà máy ngày càng đầy.
Được biết, 5 nhà thép trên địa bàn BR-VT đã ký hợp đồng với Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam để vận chuyển bụi lò về nhà máy của công ty này tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương xử lý.
Hiện Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam vẫn chưa được Bộ TN&MT cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại nên kho chứa chất thải của các nhà máy thép tại BR-VT quá tải khiến hàng trăm nghìn tấn bụi thép tại BR-VT chưa có phương án giải quyết.
Dự báo của Sở Công Thương BR-VT cho hay, nếu trong thời gian tới BR-VT không thu hút được doanh nghiệp hoạt động xử lý, tái chế chất thải phát sinh từ nhà máy thép, các nhà máy này sẽ gặp khó khăn trong lưu giữ chất thải và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
15 giờ ngày 15/9, hơn 100 hộ dân 2 xã Hắc Dịch và Mỹ Xuân (Tân Thành, BR-VT) đã kéo đến nhà máy thép Đồng Tiến yêu cầu nhà máy này ngưng xả thải. Ông Lê Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Hắc Dịch cho biết, vì quá bức xúc trước việc nhà máy thép Đồng Tiến liên tục xả khói gây ô nhiễm nên người dân đã yêu cầu nhà máy tạm ngưng hoạt động. Trước đó, ngày 10/9, các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường đã tiến hành khảo sát tại nhà máy thép Đồng Tiến ghi nhận, hệ thống xử lý khí thải của nhà máy này thường xuyên xảy ra sự cố. Trong khuôn viên nhà máy có lượng lớn bụi lò thép chứa trong bao để ngoài không mái che, vỏ bao đã mục rách
Tags:
xa-hoi
Bụi lò thép - chất thải nguy hại - đóng thành bao (đã mục nát) ở nhà máy thép Đồng Tiến |
Theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN&MT), trong lúc chờ chuyển giao bụi thép (chất thải nguy hại) cho Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam vận chuyển về Hải Dương xử lý, Fuco đã thu gom, đóng bao và chứa trong nhà có mái che, tường kín bao quanh, nền bê tông, đảm bảo lưu giữ an toàn theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.
Hiện kho chứa của nhà máy đã gần đầy, trong khi đó, Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam đến thời điểm này không có động thái nào chứng tỏ sẽ tiếp nhận nguồn chất thải này. Sản xuất thép của Fuco đang gặp khó vì nhà kho chứa bụi gần quá tải và nếu tiếp tục sản xuất sẽ bị đặt vào tình trạng vi phạm
pháp luật.
Công ty TNHH POSCO SS-VINA (100% vốn Hàn Quốc), xây dựng nhà máy thép tại Tân Thành với công suất 1 triệu tấn phôi thép và 1 triệu tấn thép hình, thép thanh/năm.
POSCO hiện không tìm được đối tác xử lý chất thải của nhà máy, khoảng 70 ngàn tấn/năm. Công ty này cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh BR-VT và Sở TN&MT nêu khó khăn trong việc tìm nhà xử lý chất thải để tới tháng 10/2014 POSCO có thể đi vào sản xuất.
POSCO SS-VINA đề nghị UBND tỉnh BR-VT hỗ trợ tìm kiếm đơn vị có chức năng và năng lực xử lý được chất thải, hoặc sớm tiến hành kêu gọi nhà đầu tư xử lý bụi thép để nhà máy chủ động chuyển giao bụi thép.
Còn Công ty Thép Miền Nam (chủ đầu tư Nhà máy thép Phú Mỹ), đang phải gồng mình "gánh" loại chất nguy hại là bụi lò hơn một năm nay. Họ cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh BR-VT và cơ quan chức năng liên quan đề nghị hỗ trợ xử lý bụi thép. Hiện nhà kho của công ty này đã chứa khoảng 10.000 tấn chất thải nguy hại và đang quá tải.
Trước đó Công ty thép Miền Nam đã ký hợp đồng với Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam xử lý chất thải nguy hại nhưng hơn một năm nay, Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam vẫn chưa được Bộ TN-MT gia hạn giấy phép vận chuyển và xử lý nguồn chất thải này nên kho của nhà máy ngày càng đầy.
Được biết, 5 nhà thép trên địa bàn BR-VT đã ký hợp đồng với Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam để vận chuyển bụi lò về nhà máy của công ty này tại huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương xử lý.
Hiện Công ty TNHH khai thác chế biến xuất nhập khẩu khoáng sản Việt Nam vẫn chưa được Bộ TN&MT cấp phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại nên kho chứa chất thải của các nhà máy thép tại BR-VT quá tải khiến hàng trăm nghìn tấn bụi thép tại BR-VT chưa có phương án giải quyết.
Dự báo của Sở Công Thương BR-VT cho hay, nếu trong thời gian tới BR-VT không thu hút được doanh nghiệp hoạt động xử lý, tái chế chất thải phát sinh từ nhà máy thép, các nhà máy này sẽ gặp khó khăn trong lưu giữ chất thải và có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
15 giờ ngày 15/9, hơn 100 hộ dân 2 xã Hắc Dịch và Mỹ Xuân (Tân Thành, BR-VT) đã kéo đến nhà máy thép Đồng Tiến yêu cầu nhà máy này ngưng xả thải. Ông Lê Minh Vương, Phó Chủ tịch UBND xã Hắc Dịch cho biết, vì quá bức xúc trước việc nhà máy thép Đồng Tiến liên tục xả khói gây ô nhiễm nên người dân đã yêu cầu nhà máy tạm ngưng hoạt động. Trước đó, ngày 10/9, các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường đã tiến hành khảo sát tại nhà máy thép Đồng Tiến ghi nhận, hệ thống xử lý khí thải của nhà máy này thường xuyên xảy ra sự cố. Trong khuôn viên nhà máy có lượng lớn bụi lò thép chứa trong bao để ngoài không mái che, vỏ bao đã mục rách
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét