Sinh viên ra trường giao tiếp yếu quá!
Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013
Kỹ năng mềm của sinh viên là một trong những yếu tố nhà tuyển dụng quan tâm nhất hiện nay. Trong đó, nhiều chuyên gia về nhân lực có chung ý kiến đánh giá kỹ năng giao tiếp của sinh viên còn kém quá.
Giao tiếp kém, mất cơ hội
Doanh nghiệp chỉ dành một phần nhỏ, khoảng 25% quan tâm đến bằng cấp, trường học của ứng viên. Họ chú trọng nhiều đến khả năng giao tiếp và thái độ của ứng viên đó như thế nào, nhưng xử sự trong các mối quan hệ của sinh viên (SV) ra trường hiện nay rất yếu.
Chia sẻ của ông Trần Anh Tuấn - phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực TPHCM tại hội thảo Góc quay thời cuộc với chủ đề "Tìm việc thời cạnh tranh" do Trường ĐH Kinh tế TPHCM tổ chức diễn ra vào tối 29/9 thu hút gần 1.000 SV tham dự.
Theo chuyên gia này, kỹ năng mềm là cư xử biết người biết ta thông qua giao tiếp để hiểu nhau mới có thể làm việc hiệu quả. SV yếu kém trong giao tiếp thể hiện qua văn bản như CV xin việc, qua trò chuyện trong phỏng vấn và trong cuộc sống, công việc hàng ngày với người xung quanh.
"Theo chúng tôi tìm hiểu, doanh nghiệp dành đến 40% sự quan tâm đến kỹ năng giao tiếp, thái độ của ứng viên khi tuyển dụng. Thiếu kỹ năng giao tiếp, các bạn đánh mất rất nhiều cơ hội. Tôi e ngại liệu các trường có đang bỏ ngỏ vấn đề này", ông Tuấn bày tỏ.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Lương Hùng, đại diện phòng nhân sự ILA Việt Nam cho rằng giao tiếp hiệu quả là điểm mấu chốt để đạt được mục tiêu. Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao kỹ năng giao tiếp, và ứng viên phải thể hiện khả năng này ngay từ lúc tham gia phỏng vấn. Thực trạng hiện này là SV giao tiếp kém, trả lời dài dòng, phức tạp, không truyền được thông tin và niềm tin đến người tuyển dụng.
Bà Lê Thị Đoan Trinh, Trưởng phòng đào tạo và phát triển VNG bảy tỏ, chưa nói đến ngoại ngữ, giao tiếp lưu loát bằng tiếng mẹ đẻ đã là một lợi thế mà không nhiều SV ra trường có được. Nhiều SV làm thêm nhiều, hoạt động nhiều nhưng do giao tiếp kém nên không nói lên được trải nghiệm đó của mình với nhà tuyển dụng.
Để giao tiếp được, theo bà Trinh bắt buộc các bạn phải dám hỏi, dám nói lên ý kiến của mình, dám thể hiện. Điều này đòi hỏi, mỗi người có kiến thức, thông tin để trao đổi với người khác. Còn nếu bạn lên mạng hàng ngày, hàng giờ nhưng chỉ chăm chăm chát chít, chém gió, hay tiếp cận thông tin vô bổ thì sẽ không trang bị được thông tin để trao tiếp với người khác.
Ông Nguyễn Anh Vũ, GĐ phát triển Nguồn nhân lực HD Bank chứng minh tại chỗ về kỹ năng giao tiếp của SV. Ông đọc câu hỏi của một SV vừa gửi lên cho ban tổ chức rồi hỏi lại có SV này ở trong hội trường không. Không một cách tay nào giơ lên.
"Các bạn gửi câu hỏi lên nhưng các bạn bỏ đi, không quan tâm lắng nghe câu trả lời hoặc các bạn không dám đứng dậy để nhận câu hỏi này của mình. Hãy đặt mình vào nhà tuyển dụng, các bạn có tuyển một nhân viên không như vậy không?", ông Vũ đặt ngược tình huống cho SV.
Phải cạnh tranh với chính mình
Muốn hay không, SV ra trường hiện nay phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Không chỉ với bạn bè, với SV khách ngành, khác trường mà còn cả lực lượng hùng hậu những người đã đi làm, có kinh nghiệm nhiều năm đang thất nghiệp hoặc muốn thay đổi công việc. Điều này làm cho SV dễ bị hoang mang, sợ thất bại trong quá trình đi tìm việc.
Ông Trần Anh Tuấn cho hay, SV phải cạnh tranh gay gắt trong quá trình xin việc là một thực tế mà các bạn phải đối diện. Tuy vậy, đối thủ cạnh tranh lớn nhất lại chính là bản thân các bạn. Bởi nhiều bạn chưa hiểu được mình, chưa học hỏi và trau dồi các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm hết khả năng để khẳng định năng lực của mình.
Cũng vì chưa hiểu hết mình, hiểu thực tế nên mới ra trường nhiều SV đã muốn đặt mình ở những vị trí quản lý, giám đốc hay đòi mức lương cao ngất cũng là lý do nhiều SV ra trường khó kiếm được việc làm.
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có khả năng giao tiếp tốt.
Nói về kỹ xảo, kinh nghiệm trong công việc, bà Lê Thị Đoan Trinh cho rằng SV mới ra trường không thể cạnh tranh nổi với những người đã có kinh nghiệm thực tế một vài năm. Do vậy, cần phát huy lợi thế của mình mà những người đi trước không có được là sức trẻ, sự xông xáo, không ngại gian khó.
"Mỗi SV, mỗi ngành nghề, mỗi trường đều có những ưu thế riêng đối với từng lĩnh vực. Món hàng nào cũng phải có giá trị người khác cần thì họ mới bỏ tiền ra mua. Hãy thể hiện những giá trị của chính mình, phù hợp với yêu cầu thì nhà tuyển dụng họ mới chấp nhận", bà Trinh phân tích.
Các chuyên gia nhấn mạnh, để cạnh tranh được với chính mình các bạn phải lăn xả, trải nghiệm càng sớm càng tốt thông qua những việc làm thêm, tham gia hoạt động xã hội, ngoại khóa... Những trải nghiệm này cần sự đầu tư một cách nghiêm túc sẽ trau dồi cho các bạn vốn sống, giúp sớm nhận ra những ưu điểm, hạn chế của bản thân. Và đặc biệt là chuẩn bị cho các bạn những hành trang cần thiết khi ra trường bên cạnh kiến thức ở giảng đường.
Tags:
giao-duc
Giao tiếp kém, mất cơ hội
Doanh nghiệp chỉ dành một phần nhỏ, khoảng 25% quan tâm đến bằng cấp, trường học của ứng viên. Họ chú trọng nhiều đến khả năng giao tiếp và thái độ của ứng viên đó như thế nào, nhưng xử sự trong các mối quan hệ của sinh viên (SV) ra trường hiện nay rất yếu.
Chia sẻ của ông Trần Anh Tuấn - phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực TPHCM tại hội thảo Góc quay thời cuộc với chủ đề "Tìm việc thời cạnh tranh" do Trường ĐH Kinh tế TPHCM tổ chức diễn ra vào tối 29/9 thu hút gần 1.000 SV tham dự.
Sinh viên tham dự hội thảo "Góc quay thời cuộc". |
"Theo chúng tôi tìm hiểu, doanh nghiệp dành đến 40% sự quan tâm đến kỹ năng giao tiếp, thái độ của ứng viên khi tuyển dụng. Thiếu kỹ năng giao tiếp, các bạn đánh mất rất nhiều cơ hội. Tôi e ngại liệu các trường có đang bỏ ngỏ vấn đề này", ông Tuấn bày tỏ.
Đồng tình với ý kiến này, ông Nguyễn Lương Hùng, đại diện phòng nhân sự ILA Việt Nam cho rằng giao tiếp hiệu quả là điểm mấu chốt để đạt được mục tiêu. Các nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao kỹ năng giao tiếp, và ứng viên phải thể hiện khả năng này ngay từ lúc tham gia phỏng vấn. Thực trạng hiện này là SV giao tiếp kém, trả lời dài dòng, phức tạp, không truyền được thông tin và niềm tin đến người tuyển dụng.
Bà Lê Thị Đoan Trinh, Trưởng phòng đào tạo và phát triển VNG bảy tỏ, chưa nói đến ngoại ngữ, giao tiếp lưu loát bằng tiếng mẹ đẻ đã là một lợi thế mà không nhiều SV ra trường có được. Nhiều SV làm thêm nhiều, hoạt động nhiều nhưng do giao tiếp kém nên không nói lên được trải nghiệm đó của mình với nhà tuyển dụng.
Để giao tiếp được, theo bà Trinh bắt buộc các bạn phải dám hỏi, dám nói lên ý kiến của mình, dám thể hiện. Điều này đòi hỏi, mỗi người có kiến thức, thông tin để trao đổi với người khác. Còn nếu bạn lên mạng hàng ngày, hàng giờ nhưng chỉ chăm chăm chát chít, chém gió, hay tiếp cận thông tin vô bổ thì sẽ không trang bị được thông tin để trao tiếp với người khác.
Ông Nguyễn Anh Vũ, GĐ phát triển Nguồn nhân lực HD Bank chứng minh tại chỗ về kỹ năng giao tiếp của SV. Ông đọc câu hỏi của một SV vừa gửi lên cho ban tổ chức rồi hỏi lại có SV này ở trong hội trường không. Không một cách tay nào giơ lên.
"Các bạn gửi câu hỏi lên nhưng các bạn bỏ đi, không quan tâm lắng nghe câu trả lời hoặc các bạn không dám đứng dậy để nhận câu hỏi này của mình. Hãy đặt mình vào nhà tuyển dụng, các bạn có tuyển một nhân viên không như vậy không?", ông Vũ đặt ngược tình huống cho SV.
Phải cạnh tranh với chính mình
Muốn hay không, SV ra trường hiện nay phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ. Không chỉ với bạn bè, với SV khách ngành, khác trường mà còn cả lực lượng hùng hậu những người đã đi làm, có kinh nghiệm nhiều năm đang thất nghiệp hoặc muốn thay đổi công việc. Điều này làm cho SV dễ bị hoang mang, sợ thất bại trong quá trình đi tìm việc.
Ông Trần Anh Tuấn cho hay, SV phải cạnh tranh gay gắt trong quá trình xin việc là một thực tế mà các bạn phải đối diện. Tuy vậy, đối thủ cạnh tranh lớn nhất lại chính là bản thân các bạn. Bởi nhiều bạn chưa hiểu được mình, chưa học hỏi và trau dồi các kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm hết khả năng để khẳng định năng lực của mình.
Cũng vì chưa hiểu hết mình, hiểu thực tế nên mới ra trường nhiều SV đã muốn đặt mình ở những vị trí quản lý, giám đốc hay đòi mức lương cao ngất cũng là lý do nhiều SV ra trường khó kiếm được việc làm.
Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên có khả năng giao tiếp tốt.
Nói về kỹ xảo, kinh nghiệm trong công việc, bà Lê Thị Đoan Trinh cho rằng SV mới ra trường không thể cạnh tranh nổi với những người đã có kinh nghiệm thực tế một vài năm. Do vậy, cần phát huy lợi thế của mình mà những người đi trước không có được là sức trẻ, sự xông xáo, không ngại gian khó.
"Mỗi SV, mỗi ngành nghề, mỗi trường đều có những ưu thế riêng đối với từng lĩnh vực. Món hàng nào cũng phải có giá trị người khác cần thì họ mới bỏ tiền ra mua. Hãy thể hiện những giá trị của chính mình, phù hợp với yêu cầu thì nhà tuyển dụng họ mới chấp nhận", bà Trinh phân tích.
Các chuyên gia nhấn mạnh, để cạnh tranh được với chính mình các bạn phải lăn xả, trải nghiệm càng sớm càng tốt thông qua những việc làm thêm, tham gia hoạt động xã hội, ngoại khóa... Những trải nghiệm này cần sự đầu tư một cách nghiêm túc sẽ trau dồi cho các bạn vốn sống, giúp sớm nhận ra những ưu điểm, hạn chế của bản thân. Và đặc biệt là chuẩn bị cho các bạn những hành trang cần thiết khi ra trường bên cạnh kiến thức ở giảng đường.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét