Vì sao trẻ đã tiêm vaccine, vẫn mắc bệnh?
Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013
Hiện nay, có tình trạng một số trẻ em sau khi tiêm vaccine phòng bệnh vài năm vẫn mắc bệnh. Những người ở độ tuổi 20-22 đã tiêm vaccine từ bé, nhưng cũng mắc bệnh. Vì sao lại có hiện tượng này? PGS Đỗ Sỹ Hiển - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Tư vấn sức khỏe cộng đồng, nguyên Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia - cho biết:
Cần thực hiện mũi tiêm nhắc lại để nâng cao hiệu quả sử dụng vaccine.
- Đối với phần lớn vaccine sau khi tiêm đủ liều cơ bản, hiệu giá kháng thể bảo vệ có được sau tiêm sẽ giảm dần theo thời gian, đến một lúc nào đó cơ thể không đủ sức chống lại sự tấn công của mầm bệnh và do vậy có tỉ lệ nhất định sẽ mắc bệnh. Với nhiều loại vaccine, nếu không tiêm nhắc, mặc dù đã được tiêm đủ các mũi tiêm, cơ bản người ta vẫn có thể bị mắc bệnh sau vài năm.
Do vậy, cần thực hiện mũi tiêm nhắc lại để nâng cao hiệu giá kháng thể bảo vệ, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vaccine. Hiệu giá kháng thể sau mũi tiêm nhắc chẳng những lên cao hơn hiệu giá có được sau mũi tiêm cơ bản, mà còn bền vững hơn rất nhiều. Ví dụ, sau 2 mũi tiêm vaccine uốn ván người ta được bảo vệ khoảng 1 năm, nhưng nếu sau đó 6 tháng tiêm nhắc mũi thứ 3 vaccine thì cơ thể được bảo vệ 5 năm và nếu tiêm nhắc mũi 4 thì bảo vệ được 10 năm...
Việc tiêm nhắc còn giúp bảo vệ được cộng đồng do việc nâng cao miễn dịch quần thể và giảm thiểu sự lây lan của mầm bệnh trong cộng đồng. Về mặt kinh tế, tiêm nhắc giúp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vaccine phòng bệnh, vì chỉ cần 1 mũi tiêm nhắc đã có thể giúp cơ thể tiếp tục có được khả năng phòng bệnh trong nhiều năm sau đó.
Vậy các vaccine nào cần được tiêm nhắc lại sau khi đã được tiêm đủ các liều cơ bản? Các vaccine nhắc lại có an toàn?
- Nhiều loại vaccine cần được tiêm nhắc như: Vaccine phòng bệnh bạch hầu; ho gà; uốn ván; hib; thuỷ đậu; viêm não Nhật Bản; bại liệt; phế cầu; não mô cầu... Đây là các vaccine tạo được kháng thể bảo vệ khoảng 3-4 năm, nếu không tiêm nhắc lúc trẻ trên 4 tuổi khi phơi nhiễm với mầm bệnh vẫn có thể bị mắc bệnh. Vaccine bạch hầu; ho gà; uốn ván chỉ tạo được miễn dịch bảo vệ khoảng 3 năm sau khi tiêm đủ 3 liều lúc trẻ dưới 1 tuổi trong khi trẻ dưới 15 tuổi, thậm chí lớn hơn vẫn có nguy cơ mắc bệnh, vì vậy mũi tiêm nhắc là rất cần thiết để tiếp tục bảo vệ trẻ lúc ngoài 4, 5 tuổi và nên tiêm trước khi trẻ được 4 tuổi. Vaccine viêm não Nhật Bản sau 2 mũi tiêm đầu 1 năm cần tiêm nhắc mũi 3.
Với các liều vaccine tiêm nhắc lại hoặc tiêm bổ sung, về cơ bản tính an toàn không khác biệt các liều tiêm trước đó. Ngoài ra, các liều tiêm nhắc lại còn loại trừ được các cơ địa mẫn cảm được phát hiện ở các liều gây miễn dịch cơ bản. Hiện nay, để giảm bớt sự đi lại của trẻ em và các bà mẹ, lịch tiêm chủng nhắc lại của các vaccine được lồng ghép vào cùng thời điểm như khi trẻ 18 tháng tuổi có thể tiêm nhắc vaccine DPT, hib, sởi mũi 2...
Một số trẻ khi tiêm vaccine các liều cơ bản bị các phản ứng phụ có nên tiêm nhắc lại không?
- Một số vaccine có các phản ứng phụ cao khi tiêm cho trẻ lớn tuổi, do vậy việc tiêm nhắc sớm sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ. Ví dụ như vaccine DPT có thành phần ho gà toàn tế bào (DwPT) nên tiêm nhắc lúc trẻ 18 tháng tuổi, không nên dùng để tiêm nhắc cho trẻ trên 4 tuổi vì tỉ lệ phản ứng phụ sẽ cao. Với trẻ đã có phản ứng nặng với lần tiêm trước, không tiêm các mũi nhắc lại.
Tại những nơi có vùng dịch lưu hành thường xuyên thì việc tiêm nhắc vaccine sẽ được thực hiện thế nào?
- Tại các vùng có bệnh lưu hành nặng hoặc có dịch, việc tiêm nhắc cần được tiến hành sớm. Với các vaccine có thời gian bảo vệ ngắn như cúm, tả... cần được tiêm chủng hằng năm vào trước mùa dịch, đặc biệt với các đối tượng nguy cơ như người cao tuổi, trẻ em, người có bệnh mạn tính. Các vaccine sởi, rubella, quai bị vẫn cần được tiêm mũi 2 để nâng cao miễn dịch cộng đồng, tăng tính hiệu quả của việc phòng bệnh bằng vaccine, vì đây là các bệnh lây qua đường hô hấp với khả năng lây lan rất cao và nhanh.
- Xin cám ơn ông!
Lịch tiêm nhắc của một số loại vaccine:
- Vaccine DwPT (ho gà): Tiêm nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi. Không nên tiêm nhắc trước lịch quy định. Nếu trẻ bỏ lỡ thời điểm tiêm nhắc có thể tiêm muộn hơn, nhưng không nên sau 3,4 tuổi.
- Vaccine uốn ván: Sau 2 mũi cơ bản cần tiêm nhắc ít nhất là mũi 3,4,5. Mũi 3 cách mũi 2 sáu tháng, mũi 4,5 cách mũi trước đó 1 năm.
- Vaccine hib: Tiêm nhắc vào lúc 18 tháng tuổi.
- Vaccine thuỷ đậu: Tiêm nhắc vào lúc 6 tuổi.
- Vaccine viêm não Nhật Bản: Tiêm nhắc mũi 3 một năm sau mũi 2. Sau đó 5 năm nên tiêm nhắc.
- Vaccine sởi, quai bị, rubella: Cần tiêm mũi 2 cho trẻ 18 tháng đến 6 tuổi.
- Vaccine thương hàn: Tiêm lại sau 2-3 năm tại các vùng lưu hành nặng hoặc có dịch, đặc biệt cho các đối tượng trẻ em và người cao tuổi.
- Vaccine não mô cầu, phế cầu cần tiêm nhắc khi trẻ 3-4 tuổi.
Tags:
xa-hoi
Tiêm Vaccine cho trẻ |
- Đối với phần lớn vaccine sau khi tiêm đủ liều cơ bản, hiệu giá kháng thể bảo vệ có được sau tiêm sẽ giảm dần theo thời gian, đến một lúc nào đó cơ thể không đủ sức chống lại sự tấn công của mầm bệnh và do vậy có tỉ lệ nhất định sẽ mắc bệnh. Với nhiều loại vaccine, nếu không tiêm nhắc, mặc dù đã được tiêm đủ các mũi tiêm, cơ bản người ta vẫn có thể bị mắc bệnh sau vài năm.
Do vậy, cần thực hiện mũi tiêm nhắc lại để nâng cao hiệu giá kháng thể bảo vệ, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vaccine. Hiệu giá kháng thể sau mũi tiêm nhắc chẳng những lên cao hơn hiệu giá có được sau mũi tiêm cơ bản, mà còn bền vững hơn rất nhiều. Ví dụ, sau 2 mũi tiêm vaccine uốn ván người ta được bảo vệ khoảng 1 năm, nhưng nếu sau đó 6 tháng tiêm nhắc mũi thứ 3 vaccine thì cơ thể được bảo vệ 5 năm và nếu tiêm nhắc mũi 4 thì bảo vệ được 10 năm...
Việc tiêm nhắc còn giúp bảo vệ được cộng đồng do việc nâng cao miễn dịch quần thể và giảm thiểu sự lây lan của mầm bệnh trong cộng đồng. Về mặt kinh tế, tiêm nhắc giúp nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vaccine phòng bệnh, vì chỉ cần 1 mũi tiêm nhắc đã có thể giúp cơ thể tiếp tục có được khả năng phòng bệnh trong nhiều năm sau đó.
Vậy các vaccine nào cần được tiêm nhắc lại sau khi đã được tiêm đủ các liều cơ bản? Các vaccine nhắc lại có an toàn?
- Nhiều loại vaccine cần được tiêm nhắc như: Vaccine phòng bệnh bạch hầu; ho gà; uốn ván; hib; thuỷ đậu; viêm não Nhật Bản; bại liệt; phế cầu; não mô cầu... Đây là các vaccine tạo được kháng thể bảo vệ khoảng 3-4 năm, nếu không tiêm nhắc lúc trẻ trên 4 tuổi khi phơi nhiễm với mầm bệnh vẫn có thể bị mắc bệnh. Vaccine bạch hầu; ho gà; uốn ván chỉ tạo được miễn dịch bảo vệ khoảng 3 năm sau khi tiêm đủ 3 liều lúc trẻ dưới 1 tuổi trong khi trẻ dưới 15 tuổi, thậm chí lớn hơn vẫn có nguy cơ mắc bệnh, vì vậy mũi tiêm nhắc là rất cần thiết để tiếp tục bảo vệ trẻ lúc ngoài 4, 5 tuổi và nên tiêm trước khi trẻ được 4 tuổi. Vaccine viêm não Nhật Bản sau 2 mũi tiêm đầu 1 năm cần tiêm nhắc mũi 3.
Với các liều vaccine tiêm nhắc lại hoặc tiêm bổ sung, về cơ bản tính an toàn không khác biệt các liều tiêm trước đó. Ngoài ra, các liều tiêm nhắc lại còn loại trừ được các cơ địa mẫn cảm được phát hiện ở các liều gây miễn dịch cơ bản. Hiện nay, để giảm bớt sự đi lại của trẻ em và các bà mẹ, lịch tiêm chủng nhắc lại của các vaccine được lồng ghép vào cùng thời điểm như khi trẻ 18 tháng tuổi có thể tiêm nhắc vaccine DPT, hib, sởi mũi 2...
Một số trẻ khi tiêm vaccine các liều cơ bản bị các phản ứng phụ có nên tiêm nhắc lại không?
- Một số vaccine có các phản ứng phụ cao khi tiêm cho trẻ lớn tuổi, do vậy việc tiêm nhắc sớm sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ. Ví dụ như vaccine DPT có thành phần ho gà toàn tế bào (DwPT) nên tiêm nhắc lúc trẻ 18 tháng tuổi, không nên dùng để tiêm nhắc cho trẻ trên 4 tuổi vì tỉ lệ phản ứng phụ sẽ cao. Với trẻ đã có phản ứng nặng với lần tiêm trước, không tiêm các mũi nhắc lại.
Tại những nơi có vùng dịch lưu hành thường xuyên thì việc tiêm nhắc vaccine sẽ được thực hiện thế nào?
- Tại các vùng có bệnh lưu hành nặng hoặc có dịch, việc tiêm nhắc cần được tiến hành sớm. Với các vaccine có thời gian bảo vệ ngắn như cúm, tả... cần được tiêm chủng hằng năm vào trước mùa dịch, đặc biệt với các đối tượng nguy cơ như người cao tuổi, trẻ em, người có bệnh mạn tính. Các vaccine sởi, rubella, quai bị vẫn cần được tiêm mũi 2 để nâng cao miễn dịch cộng đồng, tăng tính hiệu quả của việc phòng bệnh bằng vaccine, vì đây là các bệnh lây qua đường hô hấp với khả năng lây lan rất cao và nhanh.
- Xin cám ơn ông!
Lịch tiêm nhắc của một số loại vaccine:
- Vaccine DwPT (ho gà): Tiêm nhắc khi trẻ 18 tháng tuổi. Không nên tiêm nhắc trước lịch quy định. Nếu trẻ bỏ lỡ thời điểm tiêm nhắc có thể tiêm muộn hơn, nhưng không nên sau 3,4 tuổi.
- Vaccine uốn ván: Sau 2 mũi cơ bản cần tiêm nhắc ít nhất là mũi 3,4,5. Mũi 3 cách mũi 2 sáu tháng, mũi 4,5 cách mũi trước đó 1 năm.
- Vaccine hib: Tiêm nhắc vào lúc 18 tháng tuổi.
- Vaccine thuỷ đậu: Tiêm nhắc vào lúc 6 tuổi.
- Vaccine viêm não Nhật Bản: Tiêm nhắc mũi 3 một năm sau mũi 2. Sau đó 5 năm nên tiêm nhắc.
- Vaccine sởi, quai bị, rubella: Cần tiêm mũi 2 cho trẻ 18 tháng đến 6 tuổi.
- Vaccine thương hàn: Tiêm lại sau 2-3 năm tại các vùng lưu hành nặng hoặc có dịch, đặc biệt cho các đối tượng trẻ em và người cao tuổi.
- Vaccine não mô cầu, phế cầu cần tiêm nhắc khi trẻ 3-4 tuổi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét