Đánh giá chi tiết Nokia Lumia 1020 với máy ảnh lên đến 41 MP
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Với sự phát triển như vũ bão của các mạng xã hội thì tính năng chụp ảnh trên smartphone cũng ngày càng được cải thiện ngày một tốt hơn. Với kinh nghiệm phát triển camera trên điện thoại, một lần nữa, Nokia lại mang công nghệ PureView lên Lumia 1020, chiếc smartphone cuối cùng của họ trước khi bán mình cho Microsoft. Bên cạnh camera "thần thánh" với độ phân giải lên tới 41 MP, liệu Lumia 1020 còn có gì khác?
Nokia Lumia 1020.
Thiết kế:
Nhìn qua mặt trước, Lumia 1020 khá giống những chiếc máy khác cùng thương hiệu.
Dù sở hữu camera thật sự "hoành tráng" nhưng thật ngạc nhiên khi Lumia 1020 lại mỏng hơn người tiền nhiệm Lumia 920 (10,4 so với 10,7 mm). Tuy vậy, mặt sau của máy bị lồi lên một phần nên người dùng sẽ phải chấp nhận đặt thiết bị của mình nằm nghiêng một góc nghiêng nhỏ trên bất kì mặt phẳng nào.
Thiết kế cụm camera lồi lên trên mặt sau của Lumia 1020 cũng khiến cho cảm giác cầm máy bị vướng nhẹ. Các cạnh bên được vát cong có thể giúp cho việc cầm máy bằng một tay trong một thời gian dài không khó chịu nhưng điều này chỉ hợp lý với những chiếc máy có kích thước nhỏ gọn chứ không phải Lumia 1020 vì bề ngang và độ dày của máy vẫn khá lớn so với nhiều sản phẩm khác mà điển hình là iPhone 5c.
Máy khá dày.
Nokia luôn nổi tiếng với những chiếc điện thoại rất bền, có chất lượng gia công tốt và Lumia 1020 cũng không nằm ngoài số đó. Mặc dù sử dụng chất liệu chính trên toàn thân máy là nhựa Polycarbonate nhưng Lumia 1020 không hề tạo nên cảm giác rẻ tiền do được thiết kế nguyên khối. Thật vậy, trên bộ vỏ ngoài của chiếc máy này không hề xuất hiện bất cứ một chiếc ốc nào. Với 1020, Nokia chỉ sử dụng một miếng nhựa để cắt, khắc, đẽo gọt... và nhét các thành phần của máy vào trong, sau đó ốp màn hình lên trên, tạo cho máy một kết cấu nguyên khối chắc chắn.
Chất lượng gia công của máy rất chắc chắn.
Nói thêm về vật liệu cấu thành Lumia 1020. Dù sở hữu cùng chất liệu với những dòng Lumia trước đây như 920 nhưng vỏ của 1020 được hoàn thiện nhám chứ không bóng. Việc làm này đem lại ưu điểm giúp cho người dùng có thể cầm máy chắc chắn hơn, không bám dính vân tay cũng như hạn chế các vết xước nhỏ. Tuy vậy, qua một thời gian sử dụng và nhất là nếu bạn sở hữu một bộ ốp Camera Grip (đang được tặng kèm khi đặt hàng trước) thì thiết bị này sẽ bị mòn ở cạnh máy và xuất hiện một vài "vết" thiếu thẩm mỹ, làm giảm giá trị máy.
Vỏ máy xuất hiện vết mòn ở phía trên do sử dụng phụ kiện.
Màn hình:
Màn hình hiển thị màu đen rất tốt.
Màn hình của Lumia 1020 sở hữu độ phân giải tiêu chuẩn của smartphone năm 2012, vẫn là 1280 x 768 pixel nhưng có một số cải tiến về công nghệ bên trong. Với kích thước 4,5 inch giữ nguyên so với Lumia 920 nhưng màn hình của 1020 cho khả năng hiển thị màu đen tốt hơn, sâu hơn có lẽ do Nokia đã cải tiến công nghệ ClearBlack của họ trên thiết bị này cùng với việc sử dụng màn hình Super AMOLED thay vì LCD. Độ bão hòa màu mặc định của chiếc máy này cũng được Nokia đẩy lên khá cao khiến cho màu sắc rất rực nhưng không thật cho lắm. Chúng ta có thể khắc phục điều này bằng cách giảm bớt thanh Saturation trong mục cài đặt hiển thị của máy.
Góc nhìn của Lumia 1020 không cao.
Dù hiển thị màu đen xuất sắc nhưng màn hình của Lumia 1020 không phải là không có khuyết điểm. Nhược điểm lớn nhất nằm ở góc nhìn máy. Thử nghiệm mở một trang web có màu nền trắng trên chiếc máy này và nghiêng nhẹ là màu sắc của màn hình này đã hơi bị biến dạng. Theo một số tài liệu trên mạng thì Nokia vẫn rất bảo thủ khi sử dụng cách sắp xếp điểm ảnh PenTile trên chiếc Lumia 1020. Do cách sắp xếp điểm ảnh này giảm đi số điểm ảnh phụ (sub-pixel) nên màn hình của 1020 tạo cảm giác hơi rỗ, không thật sự sắc nét với độ phân giải thực mà hãng công bố.
Camera:
Camera, tính năng tốt nhất trên Lumia 1020.
Không chỉ là những lời quảng cáo suông, Lumia 1020 thật sự là một chiếc smartphone chụp ảnh đẹp mà có lẽ không có đối thủ cho đến thời điểm hiện tại. Độ phân giải cao nhất khi chụp đạt tới 38 MP (tỉ lệ 4:3) khiến cho các bức ảnh chụp từ chiếc máy này có thể zoom lên nhiều lần mà vẫn giữ được nhiều chi tiết. Thêm vào đó, bộ phần mềm được cài đặt sẵn Pro Camera đem lại trải nghiệm chụp chuyên nghiệp hơn chi người dùng có thể thay đổi các thông số như tốc độ chụp, độ nhạy sáng, cân bằng trắng hay thậm chí là lấy nét tay. Khả năng khử rung quang học được tích hợp vào phần cứng của máy (OIS) cũng khắc phục được phần nào khi chúng ta sử dụng tính năng camera trong điều kiện ánh sáng yếu.
41 "chấm", khử rung quang học, cảm biến lớn, khẩu độ f/2.2... khiến cho Lumia 1020 trở thành một smartphone chụp ảnh rất tốt.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm hai bài viết thử nghiệm khả năng chụp ảnh và quay phim của Lumia 1020.
Hiệu năng:
Hiệu năng của chiếc điện thoại này ở mức trung bình khá.
Có thể nói, Windows Phone đã tạo nên trào lưu thiết kế giao diện phẳng trên nhiều hệ điều hành hiện nay. Tuy nhiên, nền tảng này chưa thật sự "chín" khi mà nó vẫn thiếu rất nhiều ứng dụng cần thiết và mang sáng tạo. Thêm vào đó, một tính năng khá khó chịu với người dùng Việt Nam của hệ điều hành này nằm ở bộ gõ tiếng Việt. Không sử dụng chế độ gõ TELEX hay VNI mà bộ gõ trên Lumia 1020 lại có cách sắp xếp các phím ảo hơi khác người.
Thao tác chụp ảnh tốn khá nhiều thời gian, có lẽ do hạn chế của hệ điều hành Windows Phone.
Windows Phone 8 cũng khiến cho trải nghiệm chụp ảnh trên Lumia 1020 kém thú vị khi mà tốc độ khởi động ứng dụng chụp ảnh không thật sự nhanh mà có một sự trễ nhẹ. Máy cần một khoảng thời gian tầm 2 giây để lưu hai bức ảnh 38/34 MP và 5 MP. Nếu chỉ chọn lưu ảnh 5 MP thì có lẽ khoảng thời gian xử lý này sẽ được rút ngắn lại. Thời gian từ khi bấm phím chụp ảnh đến khi mở giao diện ứng dụng camera cũng mất khoảng 3~5 giây, hơi lâu khi so với những đối thủ khác chạy Android hay iOS. Bù lại, điểm cộng cho hệ điều hành này là có thể hoạt động tốt trên những cấu hình không phải là quá cao cấp và bằng chứng là Lumia 1020 dù sở hữu phần cứng tổng thể tương tự Lumia 920 nhưng vẫn có thể chạy tốt với camera "khủng".
Thời lượng pin:
Lumia 1020 có thời lượng pin khá ổn.
Pin của Lumia 1020 vẫn không hề được nâng cấp so với 920, dung lượng tiếp tục là 2000 mAh. Với dung lượng này, chúng ta không nên quá kỳ vọng về thời lượng sử dụng của Lumia 1020. Máy có thể hoạt động từ sáng đến chiều tối nếu sử dụng ít. Nếu muốn cải thiện dung lượng pin, phụ kiện Camera Grip dành cho 1020 là một lựa chọn sáng suốt.
Thân máy bị dày lên bởi cụm camera.
Cạnh dưới với móc treo đồ trang trí, kết nối microUSB và loa ngoài.
Trọn bộ sản phẩm Nokia Lumia 1020.
Tags:
cong-nghe, khoa-hoc-cong-nghe
Nokia Lumia 1020.
Thiết kế:
Nhìn qua mặt trước, Lumia 1020 khá giống những chiếc máy khác cùng thương hiệu.
Dù sở hữu camera thật sự "hoành tráng" nhưng thật ngạc nhiên khi Lumia 1020 lại mỏng hơn người tiền nhiệm Lumia 920 (10,4 so với 10,7 mm). Tuy vậy, mặt sau của máy bị lồi lên một phần nên người dùng sẽ phải chấp nhận đặt thiết bị của mình nằm nghiêng một góc nghiêng nhỏ trên bất kì mặt phẳng nào.
Thiết kế cụm camera lồi lên trên mặt sau của Lumia 1020 cũng khiến cho cảm giác cầm máy bị vướng nhẹ. Các cạnh bên được vát cong có thể giúp cho việc cầm máy bằng một tay trong một thời gian dài không khó chịu nhưng điều này chỉ hợp lý với những chiếc máy có kích thước nhỏ gọn chứ không phải Lumia 1020 vì bề ngang và độ dày của máy vẫn khá lớn so với nhiều sản phẩm khác mà điển hình là iPhone 5c.
Máy khá dày.
Nokia luôn nổi tiếng với những chiếc điện thoại rất bền, có chất lượng gia công tốt và Lumia 1020 cũng không nằm ngoài số đó. Mặc dù sử dụng chất liệu chính trên toàn thân máy là nhựa Polycarbonate nhưng Lumia 1020 không hề tạo nên cảm giác rẻ tiền do được thiết kế nguyên khối. Thật vậy, trên bộ vỏ ngoài của chiếc máy này không hề xuất hiện bất cứ một chiếc ốc nào. Với 1020, Nokia chỉ sử dụng một miếng nhựa để cắt, khắc, đẽo gọt... và nhét các thành phần của máy vào trong, sau đó ốp màn hình lên trên, tạo cho máy một kết cấu nguyên khối chắc chắn.
Chất lượng gia công của máy rất chắc chắn.
Nói thêm về vật liệu cấu thành Lumia 1020. Dù sở hữu cùng chất liệu với những dòng Lumia trước đây như 920 nhưng vỏ của 1020 được hoàn thiện nhám chứ không bóng. Việc làm này đem lại ưu điểm giúp cho người dùng có thể cầm máy chắc chắn hơn, không bám dính vân tay cũng như hạn chế các vết xước nhỏ. Tuy vậy, qua một thời gian sử dụng và nhất là nếu bạn sở hữu một bộ ốp Camera Grip (đang được tặng kèm khi đặt hàng trước) thì thiết bị này sẽ bị mòn ở cạnh máy và xuất hiện một vài "vết" thiếu thẩm mỹ, làm giảm giá trị máy.
Vỏ máy xuất hiện vết mòn ở phía trên do sử dụng phụ kiện.
Màn hình:
Màn hình hiển thị màu đen rất tốt.
Màn hình của Lumia 1020 sở hữu độ phân giải tiêu chuẩn của smartphone năm 2012, vẫn là 1280 x 768 pixel nhưng có một số cải tiến về công nghệ bên trong. Với kích thước 4,5 inch giữ nguyên so với Lumia 920 nhưng màn hình của 1020 cho khả năng hiển thị màu đen tốt hơn, sâu hơn có lẽ do Nokia đã cải tiến công nghệ ClearBlack của họ trên thiết bị này cùng với việc sử dụng màn hình Super AMOLED thay vì LCD. Độ bão hòa màu mặc định của chiếc máy này cũng được Nokia đẩy lên khá cao khiến cho màu sắc rất rực nhưng không thật cho lắm. Chúng ta có thể khắc phục điều này bằng cách giảm bớt thanh Saturation trong mục cài đặt hiển thị của máy.
Góc nhìn của Lumia 1020 không cao.
Dù hiển thị màu đen xuất sắc nhưng màn hình của Lumia 1020 không phải là không có khuyết điểm. Nhược điểm lớn nhất nằm ở góc nhìn máy. Thử nghiệm mở một trang web có màu nền trắng trên chiếc máy này và nghiêng nhẹ là màu sắc của màn hình này đã hơi bị biến dạng. Theo một số tài liệu trên mạng thì Nokia vẫn rất bảo thủ khi sử dụng cách sắp xếp điểm ảnh PenTile trên chiếc Lumia 1020. Do cách sắp xếp điểm ảnh này giảm đi số điểm ảnh phụ (sub-pixel) nên màn hình của 1020 tạo cảm giác hơi rỗ, không thật sự sắc nét với độ phân giải thực mà hãng công bố.
Camera:
Camera, tính năng tốt nhất trên Lumia 1020.
Không chỉ là những lời quảng cáo suông, Lumia 1020 thật sự là một chiếc smartphone chụp ảnh đẹp mà có lẽ không có đối thủ cho đến thời điểm hiện tại. Độ phân giải cao nhất khi chụp đạt tới 38 MP (tỉ lệ 4:3) khiến cho các bức ảnh chụp từ chiếc máy này có thể zoom lên nhiều lần mà vẫn giữ được nhiều chi tiết. Thêm vào đó, bộ phần mềm được cài đặt sẵn Pro Camera đem lại trải nghiệm chụp chuyên nghiệp hơn chi người dùng có thể thay đổi các thông số như tốc độ chụp, độ nhạy sáng, cân bằng trắng hay thậm chí là lấy nét tay. Khả năng khử rung quang học được tích hợp vào phần cứng của máy (OIS) cũng khắc phục được phần nào khi chúng ta sử dụng tính năng camera trong điều kiện ánh sáng yếu.
41 "chấm", khử rung quang học, cảm biến lớn, khẩu độ f/2.2... khiến cho Lumia 1020 trở thành một smartphone chụp ảnh rất tốt.
Bạn đọc có thể tham khảo thêm hai bài viết thử nghiệm khả năng chụp ảnh và quay phim của Lumia 1020.
Hiệu năng:
Hiệu năng của chiếc điện thoại này ở mức trung bình khá.
Có thể nói, Windows Phone đã tạo nên trào lưu thiết kế giao diện phẳng trên nhiều hệ điều hành hiện nay. Tuy nhiên, nền tảng này chưa thật sự "chín" khi mà nó vẫn thiếu rất nhiều ứng dụng cần thiết và mang sáng tạo. Thêm vào đó, một tính năng khá khó chịu với người dùng Việt Nam của hệ điều hành này nằm ở bộ gõ tiếng Việt. Không sử dụng chế độ gõ TELEX hay VNI mà bộ gõ trên Lumia 1020 lại có cách sắp xếp các phím ảo hơi khác người.
Thao tác chụp ảnh tốn khá nhiều thời gian, có lẽ do hạn chế của hệ điều hành Windows Phone.
Windows Phone 8 cũng khiến cho trải nghiệm chụp ảnh trên Lumia 1020 kém thú vị khi mà tốc độ khởi động ứng dụng chụp ảnh không thật sự nhanh mà có một sự trễ nhẹ. Máy cần một khoảng thời gian tầm 2 giây để lưu hai bức ảnh 38/34 MP và 5 MP. Nếu chỉ chọn lưu ảnh 5 MP thì có lẽ khoảng thời gian xử lý này sẽ được rút ngắn lại. Thời gian từ khi bấm phím chụp ảnh đến khi mở giao diện ứng dụng camera cũng mất khoảng 3~5 giây, hơi lâu khi so với những đối thủ khác chạy Android hay iOS. Bù lại, điểm cộng cho hệ điều hành này là có thể hoạt động tốt trên những cấu hình không phải là quá cao cấp và bằng chứng là Lumia 1020 dù sở hữu phần cứng tổng thể tương tự Lumia 920 nhưng vẫn có thể chạy tốt với camera "khủng".
Thời lượng pin:
Lumia 1020 có thời lượng pin khá ổn.
Pin của Lumia 1020 vẫn không hề được nâng cấp so với 920, dung lượng tiếp tục là 2000 mAh. Với dung lượng này, chúng ta không nên quá kỳ vọng về thời lượng sử dụng của Lumia 1020. Máy có thể hoạt động từ sáng đến chiều tối nếu sử dụng ít. Nếu muốn cải thiện dung lượng pin, phụ kiện Camera Grip dành cho 1020 là một lựa chọn sáng suốt.
Thân máy bị dày lên bởi cụm camera.
Cạnh dưới với móc treo đồ trang trí, kết nối microUSB và loa ngoài.
Trọn bộ sản phẩm Nokia Lumia 1020.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét