Bão số 10: Bản "báo cáo" xác thực nhất về thực trạng nghèo
Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013
Báo cáo nhanh lúc sáng 2.10 của Trung tâm PCLB miền Trung - Tây Nguyên (tại Đà Nẵng), đã có 166 người chết, mất tích và bị thương tại 3 tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của siêu bão số 10 là Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế.
Có đến 365 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn. Quảng Bình cũng là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất với 345 nhà, còn lại là Quảng Trị 11 nhà và Thừa Thiên - Huế 9 nhà. Có gần 3.600 ngôi nhà khác bị tốc mái, trong đó Quảng Bình chiếm tới 156.517 nhà, Quảng Trị 3.666 nhà, Thừa Thiên - Huế 903 nhà...
Người chết do thiên tai, tang thương ở mọi nhà đều gần giống nhau. Lũ lụt, ở vùng trũng nước ngập không chừa một nhà nào, dù kiến trúc sơ sài hay kiên cố...
Nhưng bão vào, làm lộ diện ngay những gia đình nghèo một cách rõ nhất. Chưa cần thị sát, xác minh, kiểm đếm, cũng có thể khẳng định ngay rằng, hầu hết những căn nhà bị sập, bị tốc mái hoàn toàn đều thuộc diện nghèo, nhà ở chưa được kiên cố.
Bão không "chia đều" gió giật cho mọi nhà, không phân biệt sang - hèn, nhưng rõ ràng đối với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, bão đã phải chào thua. Nó chỉ "ức hiếp", dở toang những nhà lợp tôn, mái lá, xô ngã nhưng ngôi nhà nghèo.
Điều xót xa nhất, là đối với những gia đình nghèo khó, thì việc gượng dậy, khắc phụ hậu quả bão lụt, vượt qua đói nghèo lại càng khó khăn hơn.
Năm 2009, khi tôi đi viết lũ lụt ở Quảng Bình, đến làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, gặp ngay một gia cảnh có "".
Sau bài viết năm ấy, bạn đọc không chỉ đã gửi tiền, hỗ trợ cho cả 3 đứa con gia đình nạn nhân này được ăn học đại học, mà còn giúp được gia chủ dựng lại căn nhà xiêu vẹo sau lũ.
Niềm vui vừa được nhen nhóm, khi 2 đứa con đầu của gia đình này tốt nghiệp đại học, chưa xin được việc làm ổn định, thì nay, bão số 10 lại nhắm đúng gia đình nghèo này mà dở toang hoang mái nhà.
Sau bão, tôi nhận được cuộc điện thoại xót lòng từ đứa con xa nhà của chị Thảo - nhân vật trong bài viết về lũ 2009 ở Quảng Bình- "Anh ơi, nhà em lại xiêu vẹo. Bão dỡ gần hết mái nữa rồi... Mẹ em khóc dữ lắm...".
Cái nghèo luôn đeo bám người nghèo. Muốn thoát thân là vô cùng khó nếu không có sự tương hỗ của cộng đồng, sự giúp đỡ thật sự từ nhà nước.
Có thể nói, bản "báo cáo" của bão số 10 là xác thực nhất về thực trạng hộ nghèo ở vùng tâm bão Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh hiện nay.
Tags:
xa-hoi
Có đến 365 ngôi nhà bị sập đổ hoàn toàn. Quảng Bình cũng là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất với 345 nhà, còn lại là Quảng Trị 11 nhà và Thừa Thiên - Huế 9 nhà. Có gần 3.600 ngôi nhà khác bị tốc mái, trong đó Quảng Bình chiếm tới 156.517 nhà, Quảng Trị 3.666 nhà, Thừa Thiên - Huế 903 nhà...
Người chết do thiên tai, tang thương ở mọi nhà đều gần giống nhau. Lũ lụt, ở vùng trũng nước ngập không chừa một nhà nào, dù kiến trúc sơ sài hay kiên cố...
Nhưng bão vào, làm lộ diện ngay những gia đình nghèo một cách rõ nhất. Chưa cần thị sát, xác minh, kiểm đếm, cũng có thể khẳng định ngay rằng, hầu hết những căn nhà bị sập, bị tốc mái hoàn toàn đều thuộc diện nghèo, nhà ở chưa được kiên cố.
Bão không "chia đều" gió giật cho mọi nhà, không phân biệt sang - hèn, nhưng rõ ràng đối với những ngôi nhà được xây dựng kiên cố, bão đã phải chào thua. Nó chỉ "ức hiếp", dở toang những nhà lợp tôn, mái lá, xô ngã nhưng ngôi nhà nghèo.
Điều xót xa nhất, là đối với những gia đình nghèo khó, thì việc gượng dậy, khắc phụ hậu quả bão lụt, vượt qua đói nghèo lại càng khó khăn hơn.
Năm 2009, khi tôi đi viết lũ lụt ở Quảng Bình, đến làng Lệ Sơn, xã Văn Hóa, huyện Tuyên Hóa, gặp ngay một gia cảnh có "".
Sau bài viết năm ấy, bạn đọc không chỉ đã gửi tiền, hỗ trợ cho cả 3 đứa con gia đình nạn nhân này được ăn học đại học, mà còn giúp được gia chủ dựng lại căn nhà xiêu vẹo sau lũ.
Niềm vui vừa được nhen nhóm, khi 2 đứa con đầu của gia đình này tốt nghiệp đại học, chưa xin được việc làm ổn định, thì nay, bão số 10 lại nhắm đúng gia đình nghèo này mà dở toang hoang mái nhà.
Sau bão, tôi nhận được cuộc điện thoại xót lòng từ đứa con xa nhà của chị Thảo - nhân vật trong bài viết về lũ 2009 ở Quảng Bình- "Anh ơi, nhà em lại xiêu vẹo. Bão dỡ gần hết mái nữa rồi... Mẹ em khóc dữ lắm...".
Cái nghèo luôn đeo bám người nghèo. Muốn thoát thân là vô cùng khó nếu không có sự tương hỗ của cộng đồng, sự giúp đỡ thật sự từ nhà nước.
Có thể nói, bản "báo cáo" của bão số 10 là xác thực nhất về thực trạng hộ nghèo ở vùng tâm bão Quảng Bình, Quảng Trị và Hà Tĩnh hiện nay.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét