Cà phê chồn đắt nhất thế giới: Toàn lừa đảo người dùng
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
Cuộc điều tra gần đây của các nhà báo và các nhà hoạt động bảo vệ động vật đã vén bức màn bí mật của thương hiệu cà phê đắt nhất thế giới Kopi Luwak. Thực tế, cà phê chồn Kopi Luwak được sản xuất đúng cách cho chồn ăn chỉ có được khoảng 500 kg mỗi năm. Họ đã phát hiện một ngành công nghiệp "ăn theo" và lạm dụng lòng tin của người tiêu dùng vào loại cà phê số một này.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ loại cà phê này trên toàn cầu, nhiều nhà sản xuất đã săn lùng loài chồn về và giam giữ trong lồng, cho chúng ăn và "ép buộc" những con vật để sản xuất thứ cà phê hảo hạng. Những con chồn phải chịu đựng điều kiện sống tồi tệ và chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn tạp để sản xuất cà phê cho con người.
Câu chuyện lừa đảo này không chỉ xoay quanh ở Indonesia. Các nhà sản xuất ở các quốc gia châu Á khác cũng nhảy vào vòng xoáy kinh tế đầy mưu lợi này. Theo ước tính, có khoảng 50 tấn cà phê chồn được sản xuất hàng loạt mỗi năm từ các thị trường Indonesia, Việt Nam ,Philippines và Trung Quốc.
Kopi Luwak là tên của cà phê chồn Bali (Indonesia) - một huyền thoại mà rất nhiều người được nghe nhưng hiếm người thực sự được thưởng thức. Kopi Luwak là cà phê đắt nhất thế giới bởi hương vị tuyệt hảo của nó và có giá từ 600 USD tới hơn 5000 USD một kg.
Hàng năm, cứ vào mùa cây cà phê ra trái từ tháng 8 đến tháng 12, hàng đêm những con chồn từ trong rừng lại vào những đồn điền cà phê để thưởng thức món ăn mà chúng đặc biệt yêu thích. Ăn xong, những đống phân chồn bao bọc bởi những hạt cà phê còn nguyên vỏ trấu được để lại. Mỗi sáng mai thức dậy, những người nông dân trồng cà phê lại thu gom những đống phân chồn này, phơi khô chúng và làm thành cà phê chồn. Do mức độ quý hiếm và việc loài chồn trong tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, việc sản xuất ra cà phê chồn rất mất công và không hề dễ dàng.
Vì quý và hiếm, Kopi Luwak đã giành được trái tim của người tiêu dùng toàn cầu. Tại các quán cà phê ở Nhật và Mỹ, mỗi ly cà phê loại này có giá khoảng 30 USD (hơn 600 nghìn VND).
Tags:
kinh-te
Kopi Luwak (cà phê chồng) - loại cà phê đắt nhất thế giới. |
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ loại cà phê này trên toàn cầu, nhiều nhà sản xuất đã săn lùng loài chồn về và giam giữ trong lồng, cho chúng ăn và "ép buộc" những con vật để sản xuất thứ cà phê hảo hạng. Những con chồn phải chịu đựng điều kiện sống tồi tệ và chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn tạp để sản xuất cà phê cho con người.
Loài chồn bị bắt nhốt để sản xuất cà phê. |
Câu chuyện lừa đảo này không chỉ xoay quanh ở Indonesia. Các nhà sản xuất ở các quốc gia châu Á khác cũng nhảy vào vòng xoáy kinh tế đầy mưu lợi này. Theo ước tính, có khoảng 50 tấn cà phê chồn được sản xuất hàng loạt mỗi năm từ các thị trường Indonesia, Việt Nam ,Philippines và Trung Quốc.
Kopi Luwak là tên của cà phê chồn Bali (Indonesia) - một huyền thoại mà rất nhiều người được nghe nhưng hiếm người thực sự được thưởng thức. Kopi Luwak là cà phê đắt nhất thế giới bởi hương vị tuyệt hảo của nó và có giá từ 600 USD tới hơn 5000 USD một kg.
Hàng năm, cứ vào mùa cây cà phê ra trái từ tháng 8 đến tháng 12, hàng đêm những con chồn từ trong rừng lại vào những đồn điền cà phê để thưởng thức món ăn mà chúng đặc biệt yêu thích. Ăn xong, những đống phân chồn bao bọc bởi những hạt cà phê còn nguyên vỏ trấu được để lại. Mỗi sáng mai thức dậy, những người nông dân trồng cà phê lại thu gom những đống phân chồn này, phơi khô chúng và làm thành cà phê chồn. Do mức độ quý hiếm và việc loài chồn trong tự nhiên ngày càng bị thu hẹp, việc sản xuất ra cà phê chồn rất mất công và không hề dễ dàng.
Vì quý và hiếm, Kopi Luwak đã giành được trái tim của người tiêu dùng toàn cầu. Tại các quán cà phê ở Nhật và Mỹ, mỗi ly cà phê loại này có giá khoảng 30 USD (hơn 600 nghìn VND).
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét