Chân dung cựu thiếu tá công an lĩnh án 18 năm tù
Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013
7 năm vướng lao lý, qua 4 phiên xét xử, ông Phạm Đình Tiếng (cựu thiếu tá Công an Hà Nội) tiếp tục bị tuyên phạm 18 năm tù về tội Nhận hối lộ, Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chiều 4/10, TAND Tối cao TP Hà Nội, quyết định tuyên y án sơ thẩm đối với bị cáo Phạm Đình Tiếng (44 tuổi) - nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát Phòng chống Tội phạm về ma túy (PC 47), Công an TP Hà Nội. Bị cáo Phạm Đình Tiếng bị truy tố về 2 tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Nhận hối lộ."
Sau 2 ngày xét xử, nhận thấy lời khai của một số người liên quan vẫn giữ nguyên quan điểm so với phiên tòa sơ thẩm, bên cạnh đó, dù bị cáo Tiếng có đưa ra một số tình tiết mới nhưng không có bằng chứng cụ thể nên TAND Tối cao TP Hà Nội quyết định y án sơ thẩm đối với bị cáo Phạm Đình Tiếng với 16 năm tù cho tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 2 năm tù cho tội "Nhận hối lộ".
Tổng mức án của bị cáo Tiếng phải nhận là 18 năm tù giam.
Theo cáo buộc của cơ quan công tố, vụ "chợ ma túy Thanh Nhàn" do Cao Thị Lan cầm đầu đã khép lại với 2 vụ án lớn, 78 người bị phạt tù. Trong số này 13 bị cáo nguyên là cán bộ công an. Sau phiên phúc thẩm ngày 5/4/2010, phần liên quan ông Tiếng bị TAND Tối cao hủy để điều tra lại từ đầu.
Cơ quan công tố xác định, tháng 9/1999, PC17 giao cho ông Tiếng tổ chức xác minh tụ điểm bán lẻ ma túy ở khu tập thể Mai Hương, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng và xác lập chuyên án.
Do tiến độ điều tra chậm, kéo dài hàng năm, ông Tiếng không báo cáo hướng giải quyết, trong khi đó việc mua bán tại đây diễn ra công khai.
Tháng 8/2000, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy (PC17, Bộ Công an), nhận được nhiều đơn thư của quần chúng phản ánh về "chợ ma túy" này. Bộ Công an đã vào cuộc nhưng việc phá án khó khăn vì một cán bộ của PC17 đã đánh động cho Bùi Trọng Bảy (chồng Lan).
Ngày 13/12/2000, ông Tiếng được Công an TP Hà nội phân công tổ chức điều tra, xác minh chuyên án, thụ lý hồ sơ.
Trong khi làm nhiệm vụ, ông Tiếng có hành vi sai trái trong công tác điều tra với mục đích nhận tiền. Cụ thể, ông bắt được Nguyễn Viết Mạnh nhưng không báo cáo, không chuyển ngay hồ sơ tài liệu để phối hợp với cơ quan công an khác. Khi điều tra, ông không cho Bảy nhận dạng các nghi phạm liên quan vụ án nhưng báo cáo là có.
Bên cạnh đó, ông Tiếng bị cáo buộc đã nhận hối lộ 20.000 USD và lừa đảo 5.000 USD để "lo" một số người của Bảy. Trong đó, thời điểm hứa giúp cho Lành (người nhà Bảy), ông Tiếng không phải là điều tra viên thụ lý vụ án.
Tại phiên xử ngày 27/4, ông Tiếng phủ nhận việc nhận tiền của vợ chồng Bảy - Lan.
Tags:
phap-luat
Chiều 4/10, TAND Tối cao TP Hà Nội, quyết định tuyên y án sơ thẩm đối với bị cáo Phạm Đình Tiếng (44 tuổi) - nguyên cán bộ Phòng Cảnh sát Phòng chống Tội phạm về ma túy (PC 47), Công an TP Hà Nội. Bị cáo Phạm Đình Tiếng bị truy tố về 2 tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Nhận hối lộ."
Bị cáo Phạm Đình Tiếng tại phiên tòa phúc thẩm |
Sau 2 ngày xét xử, nhận thấy lời khai của một số người liên quan vẫn giữ nguyên quan điểm so với phiên tòa sơ thẩm, bên cạnh đó, dù bị cáo Tiếng có đưa ra một số tình tiết mới nhưng không có bằng chứng cụ thể nên TAND Tối cao TP Hà Nội quyết định y án sơ thẩm đối với bị cáo Phạm Đình Tiếng với 16 năm tù cho tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", 2 năm tù cho tội "Nhận hối lộ".
Tổng mức án của bị cáo Tiếng phải nhận là 18 năm tù giam.
Theo cáo buộc của cơ quan công tố, vụ "chợ ma túy Thanh Nhàn" do Cao Thị Lan cầm đầu đã khép lại với 2 vụ án lớn, 78 người bị phạt tù. Trong số này 13 bị cáo nguyên là cán bộ công an. Sau phiên phúc thẩm ngày 5/4/2010, phần liên quan ông Tiếng bị TAND Tối cao hủy để điều tra lại từ đầu.
Cơ quan công tố xác định, tháng 9/1999, PC17 giao cho ông Tiếng tổ chức xác minh tụ điểm bán lẻ ma túy ở khu tập thể Mai Hương, phường Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng và xác lập chuyên án.
Do tiến độ điều tra chậm, kéo dài hàng năm, ông Tiếng không báo cáo hướng giải quyết, trong khi đó việc mua bán tại đây diễn ra công khai.
Tháng 8/2000, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy (PC17, Bộ Công an), nhận được nhiều đơn thư của quần chúng phản ánh về "chợ ma túy" này. Bộ Công an đã vào cuộc nhưng việc phá án khó khăn vì một cán bộ của PC17 đã đánh động cho Bùi Trọng Bảy (chồng Lan).
Ngày 13/12/2000, ông Tiếng được Công an TP Hà nội phân công tổ chức điều tra, xác minh chuyên án, thụ lý hồ sơ.
Trong khi làm nhiệm vụ, ông Tiếng có hành vi sai trái trong công tác điều tra với mục đích nhận tiền. Cụ thể, ông bắt được Nguyễn Viết Mạnh nhưng không báo cáo, không chuyển ngay hồ sơ tài liệu để phối hợp với cơ quan công an khác. Khi điều tra, ông không cho Bảy nhận dạng các nghi phạm liên quan vụ án nhưng báo cáo là có.
Bên cạnh đó, ông Tiếng bị cáo buộc đã nhận hối lộ 20.000 USD và lừa đảo 5.000 USD để "lo" một số người của Bảy. Trong đó, thời điểm hứa giúp cho Lành (người nhà Bảy), ông Tiếng không phải là điều tra viên thụ lý vụ án.
Tại phiên xử ngày 27/4, ông Tiếng phủ nhận việc nhận tiền của vợ chồng Bảy - Lan.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét