Dừng các dự án đường sắt không hiệu quả
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đang rà soát lại 32 dự án đường sắt đã và sắp được triển khai trước nguy cơ chậm tiến độ, để làm rõ nguyên nhân. Qua đó, Bộ sẽ ưu tiên thực hiện các dự án thực sự cần thiết với nhu cầu của xã hội và cho dừng các dự án không hiệu quả.
Điệp khúc "chậm tiến độ"
Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) đang quản lý và thực hiện 6 dự án, trong đó có 4 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: công trình đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh, đường sắt và cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Nam Hồ Tây - Ba Vì. Tuy nhiên, cả 4 dự án này đang gặp khó khăn trong việc thỏa thuận với các địa phương về hướng tuyến để làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ thiết kế dự án, khó khăn về nguồn vốn.
T
Hai dự án đang được triển khai, gồm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), tuyến Yên Viên - Cái Lân cũng thiếu vốn và cầm chắc khả năng chậm tiến độ. Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân dài 129 km qua các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh được chia làm 4 tiểu dự án. Hiện cả 4 tiểu dự án này đang thiếu vốn trầm trọng, nhiều gói thầu đang phải tạm dừng thi công.
Riêng dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, có tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý II/2015. Đến nay, sau 44/65 tháng thi công, khối lượng công việc mới chỉ đạt chưa tới 50%. Chủ đầu tư dự án cho biết, tại thời điểm này, giá xây lắp chỉ là tạm tính do chưa có đủ cơ sở để xây dựng tổng dự toán, nhưng riêng giá trị xây lắp hiện đã vượt khoảng 40% so với thiết kế ban đầu, chưa kể đến việc vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Đối với 26 dự án do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, lãnh đạo Tổng công ty cho biết, có 12 dự án đang được thực hiện và 14 dự án đang được chuẩn bị đầu tư. Song, hầu hết các dự án gặp khó khăn về vốn, công nghệ, mặt bằng sạch để thi công. Số tiền nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án đường sắt hiện lên đến hơn 590 tỷ đồng...
Đề cập đến nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ, Giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội Nguyễn Quang Mạnh cho biết: Kinh phí đầu tư cho mỗi km đường sắt lên đến hàng chục triệu USD, nhưng quá trình thi công đang "đụng đâu vướng đó" do thiếu mặt bằng.
Việc thiếu nhân lực có chuyên môn giỏi trong vận hành và khai thác đường sắt đô thị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thi công. Bên cạnh đó, do kinh phí thực hiện các dự án đến từ nhiều nguồn khác nhau nên dẫn đến tình trạng vướng mắc trong giải ngân. Do vậy, việc "vỡ tiến độ" đang là nguy cơ hiển hiện đối với các dự án đường sắt đô thị hiện nay.
Dừng các dự án không hiệu quả
Bộ GTVT vừa có cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án đường sắt do Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý. Bộ cũng đã giao cho Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường làm việc với các nhà tài trợ, nhà thầu và đôn đốc các đơn vị liên quan giải quyết các vướng mắc hiện nay của các dự án. Quan điểm của Bộ là ưu tiên triển khai các dự án thực sự cần thiết đối với nhu cầu của xã hội và cho dừng các dự án không hiệu quả.
Đối với dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam tập trung hoàn thành tiểu dự án 1 đoạn Hạ Long - Cái Lân trên cơ sở điều hòa nguồn vốn từ các tiểu dự án sang, để đảm bảo kế hoạch đưa vào khai thác và dừng 3 tiểu dự án 2, 3, 4 là đoạn Lim - Phả Lại, Phả Lại - Hạ Long, Yên Viên - Lim. Bộ trưởng cũng yêu cầu xác định lại khối lượng vật tư, thiết bị của các tiểu dự án này và bàn giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để tránh lãng phí.
Đối với dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam rà soát lại hợp đồng tổng thầu phía Trung Quốc, xác định rõ nội dung, phạm vi công việc của các nhà thầu phụ để đảm bảo hiệu quả dự án.
Về các dự án đường sắt do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, Bộ trưởng yêu cầu Tổng Công ty rà soát lại tất cả các dự án, làm rõ nguồn vốn của từng dự án, từ đó xác định trình tự ưu tiên theo hướng dự án có nhu cầu sử dụng cao sẽ ưu tiên triển khai trước, còn lại phải cân đối vốn để trả nợ đọng xây dựng cơ bản, kể cả các dự án đang chuẩn bị đầu tư.
Tags:
kinh-te
Điệp khúc "chậm tiến độ"
Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) đang quản lý và thực hiện 6 dự án, trong đó có 4 dự án trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư: công trình đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh, đường sắt và cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Nam Hồ Tây - Ba Vì. Tuy nhiên, cả 4 dự án này đang gặp khó khăn trong việc thỏa thuận với các địa phương về hướng tuyến để làm căn cứ hoàn thiện hồ sơ thiết kế dự án, khó khăn về nguồn vốn.
uyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông mới dừng lại ở các trụ cột dang dở. |
Hai dự án đang được triển khai, gồm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội), tuyến Yên Viên - Cái Lân cũng thiếu vốn và cầm chắc khả năng chậm tiến độ. Dự án tuyến đường sắt Yên Viên - Cái Lân dài 129 km qua các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh được chia làm 4 tiểu dự án. Hiện cả 4 tiểu dự án này đang thiếu vốn trầm trọng, nhiều gói thầu đang phải tạm dừng thi công.
Riêng dự án đường sắt đô thị trên cao Cát Linh - Hà Đông dài 13 km, có tổng mức đầu tư hơn 8.700 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào quý II/2015. Đến nay, sau 44/65 tháng thi công, khối lượng công việc mới chỉ đạt chưa tới 50%. Chủ đầu tư dự án cho biết, tại thời điểm này, giá xây lắp chỉ là tạm tính do chưa có đủ cơ sở để xây dựng tổng dự toán, nhưng riêng giá trị xây lắp hiện đã vượt khoảng 40% so với thiết kế ban đầu, chưa kể đến việc vướng mắc trong giải phóng mặt bằng.
Đối với 26 dự án do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, lãnh đạo Tổng công ty cho biết, có 12 dự án đang được thực hiện và 14 dự án đang được chuẩn bị đầu tư. Song, hầu hết các dự án gặp khó khăn về vốn, công nghệ, mặt bằng sạch để thi công. Số tiền nợ đọng xây dựng cơ bản của các dự án đường sắt hiện lên đến hơn 590 tỷ đồng...
Đề cập đến nguyên nhân khiến các dự án chậm tiến độ, Giám đốc Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội Nguyễn Quang Mạnh cho biết: Kinh phí đầu tư cho mỗi km đường sắt lên đến hàng chục triệu USD, nhưng quá trình thi công đang "đụng đâu vướng đó" do thiếu mặt bằng.
Việc thiếu nhân lực có chuyên môn giỏi trong vận hành và khai thác đường sắt đô thị cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thi công. Bên cạnh đó, do kinh phí thực hiện các dự án đến từ nhiều nguồn khác nhau nên dẫn đến tình trạng vướng mắc trong giải ngân. Do vậy, việc "vỡ tiến độ" đang là nguy cơ hiển hiện đối với các dự án đường sắt đô thị hiện nay.
Dừng các dự án không hiệu quả
Bộ GTVT vừa có cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án đường sắt do Cục Đường sắt Việt Nam và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quản lý. Bộ cũng đã giao cho Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường làm việc với các nhà tài trợ, nhà thầu và đôn đốc các đơn vị liên quan giải quyết các vướng mắc hiện nay của các dự án. Quan điểm của Bộ là ưu tiên triển khai các dự án thực sự cần thiết đối với nhu cầu của xã hội và cho dừng các dự án không hiệu quả.
Đối với dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam tập trung hoàn thành tiểu dự án 1 đoạn Hạ Long - Cái Lân trên cơ sở điều hòa nguồn vốn từ các tiểu dự án sang, để đảm bảo kế hoạch đưa vào khai thác và dừng 3 tiểu dự án 2, 3, 4 là đoạn Lim - Phả Lại, Phả Lại - Hạ Long, Yên Viên - Lim. Bộ trưởng cũng yêu cầu xác định lại khối lượng vật tư, thiết bị của các tiểu dự án này và bàn giao cho Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để tránh lãng phí.
Đối với dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh - Hà Đông, Bộ trưởng yêu cầu Cục Đường sắt Việt Nam rà soát lại hợp đồng tổng thầu phía Trung Quốc, xác định rõ nội dung, phạm vi công việc của các nhà thầu phụ để đảm bảo hiệu quả dự án.
Về các dự án đường sắt do Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam quản lý, Bộ trưởng yêu cầu Tổng Công ty rà soát lại tất cả các dự án, làm rõ nguồn vốn của từng dự án, từ đó xác định trình tự ưu tiên theo hướng dự án có nhu cầu sử dụng cao sẽ ưu tiên triển khai trước, còn lại phải cân đối vốn để trả nợ đọng xây dựng cơ bản, kể cả các dự án đang chuẩn bị đầu tư.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét