Đề xuất không xây nhà phố cổ Hà Nội cao quá 3 tầng
Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013
Nhà tại khu vực hồ Gươm sẽ không được xây dựng quá 4 tầng (16m), còn khu phố cổ không được cao quá 3 tầng... đây là một số đề xuất về quy chuẩn quy hoạch, kiến trúc tại các quận nội thành được đưa ra bàn thảo ngày 15/10.
Nhằm cụ thể hóa Luật thủ đô và giảm tải mật độ xây dựng, dân cư trong nội đô, Hà Nội đang xây dựng bộ quy chuẩn để quy định các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc tại các quận nội thành trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, làm cơ sở để quản lý xây dựng.
Theo đó, khu vực chính trị Ba Đình được quy hoạch đảm bảo mục tiêu bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử, văn hóa di sản, các công trình kiến trúc phải trang nghiêm. Khu vực này không khống chế số tầng cao công trình song xác định mật độ xây dựng mỗi lô đất là 30%.
Khu phố cổ cũng là khu vực cần bảo tồn, hạn chế phát triển nhà ở và dân số ở mức dưới 500 người mỗi ha. Do vậy, các ngôi nhà nằm trên mặt phố được quy hoạch rộng hơn 40m bị khống chế không được xây dựng quá 3 tầng, chiều cao tối đa đến đỉnh mái không quá 12m. Lớp nhà phía trong có thể xây đến 4 tầng song chiều cao không quá 16m.
Các phố quanh hồ Gươm và vùng phụ cận gồm các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, hàng Thùng, Nhà Chung, Nhà Thờ, Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ được yêu cầu công trình không được phá vỡ cảnh quan, không gian mặt nước, các công trình công cộng, di tích lịch sử... Do vậy, nhà mặt phố ở đây được xây cao không quá 4 tầng (16m), còn nhà lớp sau xây dựng không quá 6 tầng (24m).
Ngoài ra, khu phố cũ được chỉ định chiều cao công trình không quá 6 tầng và khu vực hạn chế phát triển thuộc các quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa từ vành đai 2 trở vào trung tâm được giới hạn chiều cao công trình từ 5-7 tầng. Mục đích để mật độ dân số các quận này từ 220 người đến 260 người trong một ha.
Các cơ quan soạn thảo còn đề xuất quy hoạch cây xanh công cộng đạt 2-3m2 đầu người, quy hoạch quảng trường, không gian ngầm...
Tại cuộc họp, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, cần nghiêm túc không cấp phép công trình khách sạn mới dưới 10 phòng, nhất là ở khu vực quận Hoàn Kiếm do mật độ khách sạn hiện đã nhiều, dân số đông nên cần giãn ra các khu vực khác. Ngoài ra, xem xét lại chỉ tiêu điểm đỗ xe cho du khách vì diện tích đất nội đô khá eo hẹp.
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đề xuất chỉ tiêu đất cây xanh từ 3m2 xuống còn 2m2 vì quỹ đất quận này rất hạn chế, song cơ quan soạn thảo vẫn bảo lưu chỉ tiêu tối thiểu là 3m2.
Ngoài ra, cơ quan soạn thảo dự kiến gia tăng mật độ xây dựng đối với các lô đất lớn trên 500m2 từ 40% lên 65%. Đây được coi là cơ sở pháp lý để khuyến khích người dân hợp thửa đất khi mở đường.
Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đồng tình phần lớn các nội dung của dự thảo quy chuẩn quy hoạch kiến trúc đô thị, ông yêu cầu các công trình xây dựng sau này phải bắt buộc tuân theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị mới được cấp giấy phép xây dựng.
Ông yêu cầu ban soạn thảo bổ sung phần công trình ngầm, đường sắt đô thị, cầu vượt, hầm chui, bộ hành, hè vào bộ tiêu chuẩn, để tránh việc xây dựng chống chéo sau này.
"Có người gọi điện cho tôi phản ánh có đơn vị đặt thêm cột chiếu sáng tại vị trí chỉ cách cột cũ hơn 1m. Mỗi một dự án lại xin đặt thêm cột trên hè phố là không được", ông Nguyễn Văn Khôi nhận xét.
Dự thảo bộ tiêu chuẩn quy hoạch, kiến trúc 4 quận trung tâm Hà Nội sẽ được tiếp tục chỉnh sửa, dự kiến trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng 12.
Tags:
xa-hoi
Nhằm cụ thể hóa Luật thủ đô và giảm tải mật độ xây dựng, dân cư trong nội đô, Hà Nội đang xây dựng bộ quy chuẩn để quy định các chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc tại các quận nội thành trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, làm cơ sở để quản lý xây dựng.
Theo đó, khu vực chính trị Ba Đình được quy hoạch đảm bảo mục tiêu bảo tồn, tôn tạo các giá trị lịch sử, văn hóa di sản, các công trình kiến trúc phải trang nghiêm. Khu vực này không khống chế số tầng cao công trình song xác định mật độ xây dựng mỗi lô đất là 30%.
Nhà mặt phố sẽ có quy hoạch thống nhất. Ảnh: HH |
Khu phố cổ cũng là khu vực cần bảo tồn, hạn chế phát triển nhà ở và dân số ở mức dưới 500 người mỗi ha. Do vậy, các ngôi nhà nằm trên mặt phố được quy hoạch rộng hơn 40m bị khống chế không được xây dựng quá 3 tầng, chiều cao tối đa đến đỉnh mái không quá 12m. Lớp nhà phía trong có thể xây đến 4 tầng song chiều cao không quá 16m.
Các phố quanh hồ Gươm và vùng phụ cận gồm các phố Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ, hàng Thùng, Nhà Chung, Nhà Thờ, Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ được yêu cầu công trình không được phá vỡ cảnh quan, không gian mặt nước, các công trình công cộng, di tích lịch sử... Do vậy, nhà mặt phố ở đây được xây cao không quá 4 tầng (16m), còn nhà lớp sau xây dựng không quá 6 tầng (24m).
Ngoài ra, khu phố cũ được chỉ định chiều cao công trình không quá 6 tầng và khu vực hạn chế phát triển thuộc các quận Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa từ vành đai 2 trở vào trung tâm được giới hạn chiều cao công trình từ 5-7 tầng. Mục đích để mật độ dân số các quận này từ 220 người đến 260 người trong một ha.
Các cơ quan soạn thảo còn đề xuất quy hoạch cây xanh công cộng đạt 2-3m2 đầu người, quy hoạch quảng trường, không gian ngầm...
Tại cuộc họp, ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, cần nghiêm túc không cấp phép công trình khách sạn mới dưới 10 phòng, nhất là ở khu vực quận Hoàn Kiếm do mật độ khách sạn hiện đã nhiều, dân số đông nên cần giãn ra các khu vực khác. Ngoài ra, xem xét lại chỉ tiêu điểm đỗ xe cho du khách vì diện tích đất nội đô khá eo hẹp.
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm đề xuất chỉ tiêu đất cây xanh từ 3m2 xuống còn 2m2 vì quỹ đất quận này rất hạn chế, song cơ quan soạn thảo vẫn bảo lưu chỉ tiêu tối thiểu là 3m2.
Ngoài ra, cơ quan soạn thảo dự kiến gia tăng mật độ xây dựng đối với các lô đất lớn trên 500m2 từ 40% lên 65%. Đây được coi là cơ sở pháp lý để khuyến khích người dân hợp thửa đất khi mở đường.
Phó chủ tịch Hà Nội Nguyễn Văn Khôi đồng tình phần lớn các nội dung của dự thảo quy chuẩn quy hoạch kiến trúc đô thị, ông yêu cầu các công trình xây dựng sau này phải bắt buộc tuân theo quy chế quản lý kiến trúc đô thị mới được cấp giấy phép xây dựng.
Ông yêu cầu ban soạn thảo bổ sung phần công trình ngầm, đường sắt đô thị, cầu vượt, hầm chui, bộ hành, hè vào bộ tiêu chuẩn, để tránh việc xây dựng chống chéo sau này.
"Có người gọi điện cho tôi phản ánh có đơn vị đặt thêm cột chiếu sáng tại vị trí chỉ cách cột cũ hơn 1m. Mỗi một dự án lại xin đặt thêm cột trên hè phố là không được", ông Nguyễn Văn Khôi nhận xét.
Dự thảo bộ tiêu chuẩn quy hoạch, kiến trúc 4 quận trung tâm Hà Nội sẽ được tiếp tục chỉnh sửa, dự kiến trình Thủ tướng phê duyệt vào tháng 12.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét