Mức tăng cân trong khi mang thai
Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013
Nếu người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ thường sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ bị những vấn đề về sức khoẻ và nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Vậy để có một đứa con khoẻ mạnh thì trong thai kỳ, người mẹ cần tăng bao nhiêu cân là đủ?
Sức khoẻ và trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Trẻ phát triển nhanh trong tử cung. Từ tuần thứ 26 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 30g trọng lượng mỗi ngày. Vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Đó cũng là lý do thai kỳ cần phải có nhiều năng lượng kể cả những phụ nữ dư thừa cân nặng.
Mức tăng cân trong khi mang thai phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có ai giống nhau hoàn toàn, bao gồm những yếu tố sau: Trẻ: 200g - 3.600g; Nhau thai: 500g - 900g; Dịch ối: 900g; Sự phì đại tuyến vú: 500g; Tử cung: 900g; Thể tích máu được gia tăng: 1.400g; Mỡ cơ thể: 2.300g; Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g - 3.200g
Do đó người mẹ nên tăng cân theo mức sau: Mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 11,3 - 16kg. Nếu người mẹ thiếu cân trước khi mang thai nên tăng 12,7 - 18,3kg. Trường hợp mẹ dư thừa cân trước khi mang thai, nên tăng 7 - 11,3kg. Nếu mẹ có song thai thì nên tăng 16 - 20,5kg.
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 - 1,8kg.
Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3 - 0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn vặt như quả chua, chất cay, đồ ngọt,... Các loại thức ăn này sẽ không tốt nếu chúng thay thế các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc góp phần làm tăng cân quá mức nên phải chú ý chế độ ăn cho bà mẹ có thai. Trong thai kỳ đủ tháng, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000 Kcalo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285 Kcalo. Vậy phải sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứ không nên chỉ ăn quà vặt hoặc nước giải khát không có năng lượng.
Ngoài ra, thai phụ cần phải bổ sung canxi, sắt, các vitamin nhóm B, C,... theo hướng dẫn của cán bộ y tế và khám thai đầy đủ để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Tags:
ban-tre, suc-khoe
Sức khoẻ và trọng lượng lúc đẻ của trẻ liên quan nhiều đến việc người mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Trẻ phát triển nhanh trong tử cung. Từ tuần thứ 26 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 30g trọng lượng mỗi ngày. Vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Đó cũng là lý do thai kỳ cần phải có nhiều năng lượng kể cả những phụ nữ dư thừa cân nặng.
Mức tăng cân trong khi mang thai phụ thuộc vào tình trạng của người mẹ, không có ai giống nhau hoàn toàn, bao gồm những yếu tố sau: Trẻ: 200g - 3.600g; Nhau thai: 500g - 900g; Dịch ối: 900g; Sự phì đại tuyến vú: 500g; Tử cung: 900g; Thể tích máu được gia tăng: 1.400g; Mỡ cơ thể: 2.300g; Mô và dịch cơ thể tăng: 1.800g - 3.200g
Trong ba tháng đầu của thai kỳ, người mẹ nên tăng 1kg, ba tháng giữa tăng 5kg, ba tháng cuối tăng 6kg. Có nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu thai kỳ vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9 - 1,8kg.
Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3 - 0,5kg/tuần. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn vặt như quả chua, chất cay, đồ ngọt,... Các loại thức ăn này sẽ không tốt nếu chúng thay thế các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc góp phần làm tăng cân quá mức nên phải chú ý chế độ ăn cho bà mẹ có thai. Trong thai kỳ đủ tháng, người mẹ cần tiêu thụ thêm 80.000 Kcalo tức là trong 280 ngày thì bình quân mỗi ngày cần thêm 285 Kcalo. Vậy phải sử dụng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng chứ không nên chỉ ăn quà vặt hoặc nước giải khát không có năng lượng.
Ngoài ra, thai phụ cần phải bổ sung canxi, sắt, các vitamin nhóm B, C,... theo hướng dẫn của cán bộ y tế và khám thai đầy đủ để theo dõi sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét