Những "viên ngọc" của U19 quốc gia: Dấu ấn của "báu vật" nông thôn
Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013
Ông Phạm Quang Hiền - Chủ tịch UBND xã Thạch Khôi, Gia Lộc, TP.Hải Dương, tỉnh Hải Dương gọi cầu thủ Nguyễn Văn Toàn - U19 quốc gia Việt Nam là "báu vật" của miền quê nông thôn Hải Dương.
"Báu vật" này đang được kỳ vọng sẽ tỏa sáng nếu biết gọt giũa, gìn giữ và phát huy những tố chất vốn có.
"Nứt mắt" ra đã ôm bóng
Kết quả đáng tự hào của U19 quốc gia tại Giải vô địch U19 Đông Nam Á và vòng loại U19 châu Á, trong đó có sự tỏa sáng của Toàn khiến những ngày này, nhà Toàn lúc nào cũng rộn rã tiếng cười của người thân, hàng xóm. Trong câu chuyện về tài năng "thiên bẩm" này, bà Tăng Thị Đua (mẹ Toàn) kể: Toàn sinh ngày 12.4.1996, là người con thứ 3 trong gia đình 4 anh em. Ông Nguyễn Văn Tạo (bố Toàn) vốn là tiền đạo xuất sắc của đội tuyển thôn, rất hay thi đấu tại các giải huyện, xã, thôn tổ chức. Kể cả trong thời gian vợ mang thai Toàn thì ông Tạo vẫn thường xuyên đi đá bóng, thi đấu đến tận tối mới về.
"Nhiều lần về ông Tạo áp vào bụng tôi nói: Bố chỉ đi đá bóng cho đội tuyển làng thôi, sau này con bố ra đời dù trai dù gái cũng phải phấn đấu vào đội tuyển quốc gia nhé" - bà Đua kể.
Bố mẹ Toàn xem lại những tấm thẻ dự các giải đấu của con
Ông Tạo cho biết, hồi bé, những lúc mẹ Toàn đi có việc, bố ở nhà trông Toàn nếu cu cậu khóc thì chỉ cần vần 5, 3 quả bóng quanh Toàn là cậu lại im thin thít. Còn khi Toàn đi trẻ, cô giáo thỉnh thoảng lại phản ánh đến gia đình, Toàn cả ngày ôm bóng, lúc vào lớp cô giáo lấy bóng cất đi là khóc thé lên, nước mắt, mũi đầy mặt.
Niềm đam mê, tình yêu môn " thể thao vua" cứ thế theo Toàn suốt những năm tháng trẻ thơ. Năm 2005, lên 9 tuổi, Toàn tham gia giải bóng đá thiếu niên các khối tiểu học trong toàn huyện, Toàn cùng các bạn xuất sắc mang giải nhất về cho Trường Tiểu học Thạch Khôi mà bao năm nay trường này chưa giành được. Tiếp đó, Toàn được tuyển chọn tham gia Giải bóng đá thiếu niên tỉnh Hải Dương. Trong trận đá chung kết với đội thiếu niên huyện Kinh Môn, Toàn ghi bàn thắng duy nhất, mang Huy chương Vàng lần đầu tiên về cho huyện Gia Lộc.
Con đường đến với sân cỏ của Toàn càng rộng mở khi năm 2007, toàn liên tiếp tham gia 2 giải lớn của toàn quốc tranh Cúp Milo và Yamaha. Tại Cúp Milo, Toàn vinh dự được bầu làm cầu thủ xuất sắc nhất giải; còn Giải Yamaha, Toàn cùng đồng đội đưa chiếc Huy chương Vàng về với tỉnh Hải Dương...
Nhờ dấu ấn để lại, sau 2 mùa giải trên kết thúc, Toàn vinh dự được Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - JMJ tuyển vào đào tạo tài năng trẻ cho đội tuyển bóng đá quốc gia, học văn hóa tại đó. Cho đến ngày Toàn được gọi vào đội tuyển U19 quốc gia...
Ông nội mất vẫn chưa về thắp hương
Nói đến chuyện này, cả nhà Toàn, người thân và hàng xóm đều không cầm được nước mắt. Bố Toàn kể, Toàn là cháu đích tôn của gia đình nên được ông nội chiều lắm. Ông nội Toàn mặc dù không muốn Toàn đi chơi bóng vì như thế Toàn sẽ thường xuyên vắng nhà, nhưng do thấy Toàn quá đam mê nên cũng chiều. Buổi tối ngày 7.9, Giải vô địch U19 Đông Nam Á bước vào thi đấu thì ông nội Toàn mất. "Cả nhà bàn nhau, nếu không thông báo cho nó thì có lỗi, nhưng rồi cuối cùng vẫn phải nén lòng giữ kín để cháu nó không bị ảnh hưởng tâm lý, hoàn thành nhiệm vụ" - bố Toàn nghẹn lời.
Nguyễn Văn Toàn gây ấn tượng mạnh trong màu áo U19 Việt Nam
Mẹ Toàn kể tiếp, sau khi kết thúc Giải U19 Đông Nam Á, ngày 23.9, Toàn cùng đội tuyển về nước, lúc này gia đình mới thông báo được cho Toàn. Mẹ Toàn kể, biết tin ông nội mất, Toàn khóc nức nở, nó trách sao ông nội mất mà không báo cho nó một tiếng. Nhưng rồi Giải U19 châu Á lại đến gần, Toàn lại phải lên đường, không về được.
Đổi lại sự thiệt thòi với gia đình, Toàn cùng đội U19 đã mang về niềm tự hào cho đất nước, với Huy chương Bạc tại Giải U19 Đông Nam Á 2013 và Toàn đã xuất sắc giành ngôi Vua phá lưới, với 6 bàn thắng. Đặc biệt, Toàn cùng đội tuyển U19 quốc gia giành được vé dự vòng chung kết Giải U19 châu Á 2014. "Ông nội cháu mà còn sống, thấy được thành tích của cháu thế này thì ông nội nó sướng lắm đây" - bà nội Toàn khóc nói.
Niềm tự hào của miền quê
Nhìn lại những thành tích của Toàn thật xứng với tài năng, sự nỗ lực của em. Tháng 2.2007, Toàn được Sở GDĐT tỉnh Hải Dương tặng giấy khen về thành tích Toàn cùng đội tuyển huyện đoạt Giải Nhất bóng đá thiếu niên tỉnh khu vực 2; tháng 8.2007, Toàn được UBND tỉnh Hải Dương tặng bằng khen về thành tích xuất sắc cùng đội tuyển U11 tỉnh giành Giải vô địch Cúp Yamaha. Đặc biệt, năm 2007, gia đình Toàn được Sở TDTT tỉnh Hải Dương tặng giấy khen về thành tích có công chăm lo, tạo điều kiện cho con em tập luyện, cống hiến thể thao cho tỉnh...
Anh Đặng Văn Thời - hàng xóm của Toàn tự hào: "Cháu Toàn như thế chúng tôi phấn khởi lắm, tự hào lắm. Cả làng giờ nghiện xem bóng đá, không có trận nào đội tuyển Việt Nam thi đấu mà chúng tôi bỏ". Ông Phạm Quang Hiền - Chủ tịch UBND xã Thạch Khôi, Gia Lộc, TP.Hải Dương cũng không giấu niềm tự hào: "Cháu Toàn là "thiên bẩm" của thể thao xã nhà. Thành tích của Toàn là niềm vinh dự rất lớn đối với địa phương."
Cũng theo ông Hiền, không chỉ là người có năng khiếu "thiên bẩm" và niềm đam mê tột cùng, Toàn còn là con người hiền hòa, có đạo đức, lối sống lành mạnh, tư cách... nên nếu được đào tạo tốt Toàn hoàn toàn có thể trở thành "báu vật" bóng đá nước nhà.
Tags:
bong-da-24h, the-thao
"Báu vật" này đang được kỳ vọng sẽ tỏa sáng nếu biết gọt giũa, gìn giữ và phát huy những tố chất vốn có.
"Nứt mắt" ra đã ôm bóng
Kết quả đáng tự hào của U19 quốc gia tại Giải vô địch U19 Đông Nam Á và vòng loại U19 châu Á, trong đó có sự tỏa sáng của Toàn khiến những ngày này, nhà Toàn lúc nào cũng rộn rã tiếng cười của người thân, hàng xóm. Trong câu chuyện về tài năng "thiên bẩm" này, bà Tăng Thị Đua (mẹ Toàn) kể: Toàn sinh ngày 12.4.1996, là người con thứ 3 trong gia đình 4 anh em. Ông Nguyễn Văn Tạo (bố Toàn) vốn là tiền đạo xuất sắc của đội tuyển thôn, rất hay thi đấu tại các giải huyện, xã, thôn tổ chức. Kể cả trong thời gian vợ mang thai Toàn thì ông Tạo vẫn thường xuyên đi đá bóng, thi đấu đến tận tối mới về.
"Nhiều lần về ông Tạo áp vào bụng tôi nói: Bố chỉ đi đá bóng cho đội tuyển làng thôi, sau này con bố ra đời dù trai dù gái cũng phải phấn đấu vào đội tuyển quốc gia nhé" - bà Đua kể.
Bố mẹ Toàn xem lại những tấm thẻ dự các giải đấu của con
Ông Tạo cho biết, hồi bé, những lúc mẹ Toàn đi có việc, bố ở nhà trông Toàn nếu cu cậu khóc thì chỉ cần vần 5, 3 quả bóng quanh Toàn là cậu lại im thin thít. Còn khi Toàn đi trẻ, cô giáo thỉnh thoảng lại phản ánh đến gia đình, Toàn cả ngày ôm bóng, lúc vào lớp cô giáo lấy bóng cất đi là khóc thé lên, nước mắt, mũi đầy mặt.
Niềm đam mê, tình yêu môn " thể thao vua" cứ thế theo Toàn suốt những năm tháng trẻ thơ. Năm 2005, lên 9 tuổi, Toàn tham gia giải bóng đá thiếu niên các khối tiểu học trong toàn huyện, Toàn cùng các bạn xuất sắc mang giải nhất về cho Trường Tiểu học Thạch Khôi mà bao năm nay trường này chưa giành được. Tiếp đó, Toàn được tuyển chọn tham gia Giải bóng đá thiếu niên tỉnh Hải Dương. Trong trận đá chung kết với đội thiếu niên huyện Kinh Môn, Toàn ghi bàn thắng duy nhất, mang Huy chương Vàng lần đầu tiên về cho huyện Gia Lộc.
Con đường đến với sân cỏ của Toàn càng rộng mở khi năm 2007, toàn liên tiếp tham gia 2 giải lớn của toàn quốc tranh Cúp Milo và Yamaha. Tại Cúp Milo, Toàn vinh dự được bầu làm cầu thủ xuất sắc nhất giải; còn Giải Yamaha, Toàn cùng đồng đội đưa chiếc Huy chương Vàng về với tỉnh Hải Dương...
Nhờ dấu ấn để lại, sau 2 mùa giải trên kết thúc, Toàn vinh dự được Học viện Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai - JMJ tuyển vào đào tạo tài năng trẻ cho đội tuyển bóng đá quốc gia, học văn hóa tại đó. Cho đến ngày Toàn được gọi vào đội tuyển U19 quốc gia...
Ông nội mất vẫn chưa về thắp hương
Nói đến chuyện này, cả nhà Toàn, người thân và hàng xóm đều không cầm được nước mắt. Bố Toàn kể, Toàn là cháu đích tôn của gia đình nên được ông nội chiều lắm. Ông nội Toàn mặc dù không muốn Toàn đi chơi bóng vì như thế Toàn sẽ thường xuyên vắng nhà, nhưng do thấy Toàn quá đam mê nên cũng chiều. Buổi tối ngày 7.9, Giải vô địch U19 Đông Nam Á bước vào thi đấu thì ông nội Toàn mất. "Cả nhà bàn nhau, nếu không thông báo cho nó thì có lỗi, nhưng rồi cuối cùng vẫn phải nén lòng giữ kín để cháu nó không bị ảnh hưởng tâm lý, hoàn thành nhiệm vụ" - bố Toàn nghẹn lời.
Nguyễn Văn Toàn gây ấn tượng mạnh trong màu áo U19 Việt Nam
Trong lứa thế hệ đầu tiên của Học viện HAGL, "sát thủ" của U19 Việt Nam từng bị đánh giá là cầu thủ chậm tiến so với các bạn còn lại trong đội. Vì thế năm 2011, Văn Toàn bị "lưu ban" xuống khóa dưới, tập cùng các đàn em. Thế nhưng, đây chính là thử thách đầu đời, giúp Toàn nhận ra mình phải làm gì để theo kịp bè bạn. HLV Guillume kể lại: "Toàn đã rất nỗ lực tập luyện và em đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc". Còn theo chuyên gia Nguyễn Văn Vinh, có một ngày Văn Toàn sẽ trở thành cầu thủ đẳng cấp, bởi em có những tố chất tuyệt vời. |
Mẹ Toàn kể tiếp, sau khi kết thúc Giải U19 Đông Nam Á, ngày 23.9, Toàn cùng đội tuyển về nước, lúc này gia đình mới thông báo được cho Toàn. Mẹ Toàn kể, biết tin ông nội mất, Toàn khóc nức nở, nó trách sao ông nội mất mà không báo cho nó một tiếng. Nhưng rồi Giải U19 châu Á lại đến gần, Toàn lại phải lên đường, không về được.
Đổi lại sự thiệt thòi với gia đình, Toàn cùng đội U19 đã mang về niềm tự hào cho đất nước, với Huy chương Bạc tại Giải U19 Đông Nam Á 2013 và Toàn đã xuất sắc giành ngôi Vua phá lưới, với 6 bàn thắng. Đặc biệt, Toàn cùng đội tuyển U19 quốc gia giành được vé dự vòng chung kết Giải U19 châu Á 2014. "Ông nội cháu mà còn sống, thấy được thành tích của cháu thế này thì ông nội nó sướng lắm đây" - bà nội Toàn khóc nói.
Niềm tự hào của miền quê
Nhìn lại những thành tích của Toàn thật xứng với tài năng, sự nỗ lực của em. Tháng 2.2007, Toàn được Sở GDĐT tỉnh Hải Dương tặng giấy khen về thành tích Toàn cùng đội tuyển huyện đoạt Giải Nhất bóng đá thiếu niên tỉnh khu vực 2; tháng 8.2007, Toàn được UBND tỉnh Hải Dương tặng bằng khen về thành tích xuất sắc cùng đội tuyển U11 tỉnh giành Giải vô địch Cúp Yamaha. Đặc biệt, năm 2007, gia đình Toàn được Sở TDTT tỉnh Hải Dương tặng giấy khen về thành tích có công chăm lo, tạo điều kiện cho con em tập luyện, cống hiến thể thao cho tỉnh...
Anh Đặng Văn Thời - hàng xóm của Toàn tự hào: "Cháu Toàn như thế chúng tôi phấn khởi lắm, tự hào lắm. Cả làng giờ nghiện xem bóng đá, không có trận nào đội tuyển Việt Nam thi đấu mà chúng tôi bỏ". Ông Phạm Quang Hiền - Chủ tịch UBND xã Thạch Khôi, Gia Lộc, TP.Hải Dương cũng không giấu niềm tự hào: "Cháu Toàn là "thiên bẩm" của thể thao xã nhà. Thành tích của Toàn là niềm vinh dự rất lớn đối với địa phương."
Cũng theo ông Hiền, không chỉ là người có năng khiếu "thiên bẩm" và niềm đam mê tột cùng, Toàn còn là con người hiền hòa, có đạo đức, lối sống lành mạnh, tư cách... nên nếu được đào tạo tốt Toàn hoàn toàn có thể trở thành "báu vật" bóng đá nước nhà.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét