Ưu tiên môi trường, sau mới là kinh tế
Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013
Ngày 15.10, bộ Tài nguyên và môi trường (TNMT) đã tổ chức họp báo giải đáp những vấn đề quan tâm của báo chí và dư luận trong thời gian vừa qua.
Bộ Tài nguyên và môi trường
Về việc thuỷ điện chuyển dòng gây nhiều hệ luỵ thời gian qua, cụ thể là việc thuỷ điện Dăk Mi 4 chuyển dòng, lấy nước từ sông Vu Gia về Thu Bồn, khiến cho hàng ngàn hộ dân ở thành phố Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt. Lãnh đạo cục Quản lý tài nguyên nước, bộ TNMT khẳng định, quy trình vận hành các thuỷ điện chuyển dòng phải chặt chẽ hơn, đảm bảo an ninh công trình, đảm bảo nước cho hạ du. Muốn chuyển dòng, chủ đầu tư phải xin ý kiến của địa phương, nhân dân vùng lưu vực sông có ảnh hưởng và phải có ý kiến chấp thuận của bộ.
Liên quan tới việc loại 424 dự án thuỷ điện ra khỏi quy hoạch, thứ trưởng bộ TNMT Trần Hồng Hà cho rằng, 424 dự án bị loại bỏ chỉ mới phê duyệt trên giấy, nên không gây ra thiệt hại gì. Việc trồng bù rừng tại các dự án thuỷ điện vẫn mang tính hình thức. Qua kiểm tra, các doanh nghiệp chỉ thực hiện được 3 - 5% so với cam kết. Lãnh đạo bộ cho rằng, việc loại bỏ 424 dự án là cần thiết. Phát triển thuỷ điện phải song song đảm bảo an ninh công trình, đảm bảo di dân tái định cư, đảm bảo môi trường, sau cùng mới là hiệu quả kinh tế.
Việc có nhiều doanh nghiệp xin giấy phép khai thác khoáng sản để bán dự án, theo ông Đỗ Cảnh Dương, phó tổng cục trưởng tổng cục Địa chất và khoáng sản, luật Khoáng sản 2010 cho phép doanh nghiệp được mua bán, chuyển nhượng dự án song phải có điều kiện. Với giấy phép thăm dò, chỉ được mua bán, chuyển nhượng khi đã thăm dò được 50%. Đối với giấy phép khai thác, chỉ được mua bán, chuyển nhượng khi đã đầu tư xong hạ tầng khai thác. Nhà nước sẽ thu phần lợi nhuận từ việc mua bán.
Quan điểm của bộ là hạn chế cấp phép mới, phần lớn các giấy phép đang hoạt động đã được ký từ trước khi luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực. Khai thác phải gắn với chế biến, không xuất khẩu thô. Việc cấp phép phải thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Các địa phương chỉ được cấp phép khai thác than bùn, khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản nhỏ lẻ, ngoài quy hoạch của bộ.
Lãnh đạo bộ cũng cho rằng bộ kiểm soát việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản rất chặt, tuy nhiên, giấy phép do địa phương cấp còn chồng lấn, sai sót. Trong thời gian tới, bộ sẽ chấn chỉnh lại công tác cấp phép tại các địa phương, tránh tình trạng khai thác thiếu hiệu quả, gây suy kiệt tài nguyên, tàn phá môi trường.
Tags:
xa-hoi
Bộ Tài nguyên và môi trường
Thuỷ điện Dăk Mi 4 |
Về việc thuỷ điện chuyển dòng gây nhiều hệ luỵ thời gian qua, cụ thể là việc thuỷ điện Dăk Mi 4 chuyển dòng, lấy nước từ sông Vu Gia về Thu Bồn, khiến cho hàng ngàn hộ dân ở thành phố Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt. Lãnh đạo cục Quản lý tài nguyên nước, bộ TNMT khẳng định, quy trình vận hành các thuỷ điện chuyển dòng phải chặt chẽ hơn, đảm bảo an ninh công trình, đảm bảo nước cho hạ du. Muốn chuyển dòng, chủ đầu tư phải xin ý kiến của địa phương, nhân dân vùng lưu vực sông có ảnh hưởng và phải có ý kiến chấp thuận của bộ.
Liên quan tới việc loại 424 dự án thuỷ điện ra khỏi quy hoạch, thứ trưởng bộ TNMT Trần Hồng Hà cho rằng, 424 dự án bị loại bỏ chỉ mới phê duyệt trên giấy, nên không gây ra thiệt hại gì. Việc trồng bù rừng tại các dự án thuỷ điện vẫn mang tính hình thức. Qua kiểm tra, các doanh nghiệp chỉ thực hiện được 3 - 5% so với cam kết. Lãnh đạo bộ cho rằng, việc loại bỏ 424 dự án là cần thiết. Phát triển thuỷ điện phải song song đảm bảo an ninh công trình, đảm bảo di dân tái định cư, đảm bảo môi trường, sau cùng mới là hiệu quả kinh tế.
Việc có nhiều doanh nghiệp xin giấy phép khai thác khoáng sản để bán dự án, theo ông Đỗ Cảnh Dương, phó tổng cục trưởng tổng cục Địa chất và khoáng sản, luật Khoáng sản 2010 cho phép doanh nghiệp được mua bán, chuyển nhượng dự án song phải có điều kiện. Với giấy phép thăm dò, chỉ được mua bán, chuyển nhượng khi đã thăm dò được 50%. Đối với giấy phép khai thác, chỉ được mua bán, chuyển nhượng khi đã đầu tư xong hạ tầng khai thác. Nhà nước sẽ thu phần lợi nhuận từ việc mua bán.
Quan điểm của bộ là hạn chế cấp phép mới, phần lớn các giấy phép đang hoạt động đã được ký từ trước khi luật Khoáng sản 2010 có hiệu lực. Khai thác phải gắn với chế biến, không xuất khẩu thô. Việc cấp phép phải thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản. Các địa phương chỉ được cấp phép khai thác than bùn, khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường, khoáng sản nhỏ lẻ, ngoài quy hoạch của bộ.
Lãnh đạo bộ cũng cho rằng bộ kiểm soát việc cấp giấy phép khai thác khoáng sản rất chặt, tuy nhiên, giấy phép do địa phương cấp còn chồng lấn, sai sót. Trong thời gian tới, bộ sẽ chấn chỉnh lại công tác cấp phép tại các địa phương, tránh tình trạng khai thác thiếu hiệu quả, gây suy kiệt tài nguyên, tàn phá môi trường.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét