Vụ nổ ở Phú Thọ: 'Linh cữu bố trơ trọi ngoài đường...'
Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013
"Suốt mấy tiếng đi lánh nạn, mẹ con tôi khổ tâm lắm vì linh cữu bố tôi để trơ trọi ở ngoài đường không ai trông coi. Nhưng trong tình thế đó buộc phải chạy, ở lại mà có chuyện gì thì khổ con cái lắm...". Anh Hoàng Văn Hưng, con trai thứ của vợ chồng chị Vi Thị Tám, anh Hoàng Văn Dương nghẹn ngào nhớ lại khoảnh khắc vụ nổ ở nhà máy Z121 vào sáng ngày 12/10 vừa qua.
Khoảng 7 giờ 50 phút sáng 12/10 đã xảy ra vụ nổ kho thuốc pháo hoa ở Nhà máy Z121 - Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòng đặt trên địa bàn xã Võ Lao, giáp ranh với xã Khải Xuân và Đông Thành của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Khi vụ nổ diễn ra, người dân trong bán kính 5 km đang khẩn trương sơ tán, mùi thuốc nổ lan rộng, 8 km đã ngửi thấy. Theo một số nhân chứng cho biết, vụ nổ kho thuốc pháo hoa hôm 12/10 đã làm rung chuyển nhiều nhà dân ở trong bán kính 5km, nhiều người rất hoảng hốt và tìm cách đi sơ tán...
Sau những tiếng nổ phát ra liên tiếp và kéo dài hàng tiếng đồng hồ, mùi thuốc pháo nồng nặc, làm rung chuyển mấy km gần đó. Cả nghìn người di tản xa khỏi khu vực bị cháy nổ.
Trong số những câu chuyện người dân bỏ chạy khi vụ nổ xảy ra, có lẽ những hình ảnh ám ảnh nhất là đám tang của ông Hoàng Văn Dương (53 tuổi, ở khu 17 xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, Phú Thọ).
Đúng lúc người thân đưa tang ông Dương cũng là lúc vụ nổ xảy ra, đám tang chỉ cách vụ nổ chưa đầy 1km, những cột khói bụi như muốn nhấn chìm tất cả, những tiếng nổ inh tai, rung chuyển cả một vùng rộng lớn đã làm cho rất nhiều người hoảng sợ.
Nhiều người đang bê linh cữu hoảng hốt buông tay chạy bán sống bán chết, người chết và gia đình bị bỏ mặc lại giữa đường khi chưa kịp đưa về nơi an táng cuối cùng.
Cỗ quan tài của ông Dương nằm đó hơn nửa ngày trời mới được gia đình, người thân đến khiêng ra nghĩa địa để đem chôn.
Chạy để thoát thân, cứu người sống
Chiều ngày 14/10, phóng viên đã có mặt tại huyện Thanh Ba (Phú Thọ), nơi vừa xảy ra vụ nổ kho thuốc pháo ngày 12/10 vừa qua. Không khí tang thương, đổ vỡ khiến chúng tôi lạnh người.
Tiếp chúng tôi, hai mẹ con bà Vi Thị Tám (vợ của ông Hoàng Văn Dương), xóm 17 thôn, Đông Thành, huyện Thanh Ba (Phú Thọ) nhớ lại cảnh tượng đau lòng và khủng khiếp ngày định mệnh ấy.
Bà Tám nhớ lại: "Khi cả xóm làng đang đưa chồng tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng thì nghe tiếng nổ vang trời, mặt đất rung chuyển, khói khét mù mịt, mọi người hoảng loạn, bỏ lại linh cữu chạy thoát thân...".
Bà Tám cho biết thêm: "Chồng tôi bị cảm lạnh, chết trẻ khi mới bước sang tuổi 53. Bà con hàng xóm đến đám tang rất đông vì thương xót vô cùng hoàn cảnh gia đình tôi. Đám tang đi chưa được 500m thì tiếng nổ long trời từ nhà máy Z4 thuộc công ty Z121 của Bộ Quốc Phòng, lúc đó nhìn lên bầu trời thấy các cột khói mù mịt khắp nơi, mùi khét lẹt... ngạt thở.
Trong đám tang ai cũng sợ, hoảng loạn, những người đang khiêng cỗ quan tài thì đã bỏ vội cỗ áo quan giữa đường để chạy thoát nạn. Thương chồng nên người nhà tôi gọi bà con quay lại đưa tang, nhưng nhiều tiếng nổ liên tiếp sau đó đã làm mọi người sợ quá bỏ chạy thoát thân chỉ còn trơ trọi có người nhà tôi...".
Hoàng Văn Hưng, người con trai thứ của chị Tám cũng nhớ lại trong cơn xúc động: "Bố đột ngột mất sớm, trong nhà ai cũng thương tiếc, nhưng ngay cả việc đưa bố ra đồng đúng giờ đã chọn cũng không được vì vụ nổ lớn quá, mọi người hoảng loạn, lúc đó không biết sống chết ra sao và có việc gì nữa, chỉ biết khói đen mù mịt, trời đất rung chuyển thì kêu nhau bỏ chạy. Lúc đó, em đang chống gậy cho bố, nghe tiếng nổ vang trời thì hoảng quá, em chỉ biết bế con rồi bỏ chạy theo mọi người...".
Chứng kiến cảnh đưa tang này, ông Nguyễn Văn Khải, xóm 17 thôn, Đông Thành - Thanh Ba (Phú Thọ), hàng xóm gần nhà chị Tám cũng cho hay: "Khi có tiếng nổ mọi người để lại "áo quan" chạy gần hết, chỉ còn khoảng chưa đến 10 người nhà ở lại. Không gọi được ai quay lại tiếp tục đưa anh Dương ra đồng, chưa đầy 10 người đó đánh phải khiêng quan tài về nơi an nghỉ cuối cùng. Mọi người chỉ kiêng được một đoạn phải dừng lại, rồi sau đó liên tiếp những tiếng nổ lớn đã khiến cho mọi người không dám ở lại.
"Vừa đặt quan tài xuống đất thì tiếng nổ thứ 2 vang lên khói lửa bao trùm cả bầu trời. Lúc này bao nhiêu người dân quanh vùng hoảng loạn bỏ chạy, tránh xa khu vực nhà máy Z4. Mọi người chạy qua đám tang rồi hô lớn: "Người chết thì chết rồi, phải chạy để cứu lấy người sống đã...". Lúc đó, tôi cũng chạy thục mạng, nghĩ lại tay chân vẫn run, mọi người chạy hết chỉ còn em ruột của người mất ở lại, nhưng thấy lửa cháy, khói mù mịt cũng sợ hãi bỏ chạy theo chúng tôi". Ông Khải nhớ lại.
Nước mắt lăn dài trên má, anh con trai đầu Hoàng Văn Hải nghẹn ngào nói: "Sau khi quay trở lại linh cữu của bố vẫn trơ trọi ngoài ngã ba đường. Gia đình tôi lại đi hô hào, nhờ mọi người quay trở lại giúp đỡ để đưa bố về nơi an nghỉ cuối cùng. Chưa đám tang nào lại ít người đưa ra đồng đến thế".
Gia đình đau lòng với những lời lẽ cay nghiệt
Ngoài nỗi đau mất người thân ở tuổi vẫn còn trẻ, câu chuyện phải bỏ áo quan giữ đường đang là chuyện được kể lại nhiều nhất trong vụ nổ kho thuốc pháo của Z121.
Phần lớn mọi người thương cảm với tình cảnh éo le, buộc phải bỏ "áo quan" chạy thoát thân nhưng một số ít người đã buông những lời ám chỉ, khó nghe khiến gia đình bà Tám thêm đau lòng.
Nhiều ngày sau đó, bà Tám như ngồi không vững khi những lời xì xào không hay đến tai, bà tựa lưng vào ghế, bám vào tường nhà như sợ ngã, giọng lạc đi: "Chồng mất đột ngột thương lắm, ngày đến nơi an nghỉ cũng không yên. Hai tiếng nổ váng trời, cứ nghĩ đến chuyện chồng sợ hãi không siêu thoát được là tôi buồn lắm. Nhưng lúc ấy, tôi không chạy các con cũng không chạy, lỡ các con có chuyện gì thì các cháu ai nuôi...".
"Suốt mấy tiếng đi lánh nạn, mẹ con tôi khổ tâm lắm vì linh cữu bố chúng nó để trơ trọi ở đường không ai trông coi. Nhưng trong tình thế đó buộc phải chạy, ở lại mà có chuyện gì thì khổ con cái lắm. Mặc cho thiên hạ có ai nói gì thì nói, quan trọng nhất là lúc bố chúng tôi còn sống gia đình chúng tôi êm ấm, quan tâm đến nhau...", anh Hưng tâm sự.
Chia tay mẹ bà Tám, chúng tôi cũng thấy nghẹn lòng, nghẹn lòng vì gia đình cùng lúc chịu nhiều nỗi đau, nỗi đau mất đi người thân lại phải chịu những lời đàm tếu không hay từ đám tang hy hữu này. Đau lòng vì gia cảnh nghèo khó, giờ lại thêm cái lạnh lẽo, u uất.
Điều đau lòng hơn nữa, vì thương xót người thân mà có thể cả quảng đời còn lại của họ hình ảnh chiếc áo quan của chồng, của cha bị bỏ lại giữa đường sẽ là nỗi ám ảnh khiến họ phải chịu nhiều day dứt mỗi khi nghĩ lại.
Tags:
xa-hoi
Khoảng 7 giờ 50 phút sáng 12/10 đã xảy ra vụ nổ kho thuốc pháo hoa ở Nhà máy Z121 - Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòng đặt trên địa bàn xã Võ Lao, giáp ranh với xã Khải Xuân và Đông Thành của huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Khi vụ nổ diễn ra, người dân trong bán kính 5 km đang khẩn trương sơ tán, mùi thuốc nổ lan rộng, 8 km đã ngửi thấy. Theo một số nhân chứng cho biết, vụ nổ kho thuốc pháo hoa hôm 12/10 đã làm rung chuyển nhiều nhà dân ở trong bán kính 5km, nhiều người rất hoảng hốt và tìm cách đi sơ tán...
Bà Tám bên bàn thờ của chồng thẫn thờ kể lại chuyện đau lòng |
Sau những tiếng nổ phát ra liên tiếp và kéo dài hàng tiếng đồng hồ, mùi thuốc pháo nồng nặc, làm rung chuyển mấy km gần đó. Cả nghìn người di tản xa khỏi khu vực bị cháy nổ.
Trong số những câu chuyện người dân bỏ chạy khi vụ nổ xảy ra, có lẽ những hình ảnh ám ảnh nhất là đám tang của ông Hoàng Văn Dương (53 tuổi, ở khu 17 xã Đông Thành, huyện Thanh Ba, Phú Thọ).
Đúng lúc người thân đưa tang ông Dương cũng là lúc vụ nổ xảy ra, đám tang chỉ cách vụ nổ chưa đầy 1km, những cột khói bụi như muốn nhấn chìm tất cả, những tiếng nổ inh tai, rung chuyển cả một vùng rộng lớn đã làm cho rất nhiều người hoảng sợ.
Nhiều người đang bê linh cữu hoảng hốt buông tay chạy bán sống bán chết, người chết và gia đình bị bỏ mặc lại giữa đường khi chưa kịp đưa về nơi an táng cuối cùng.
Cỗ quan tài của ông Dương nằm đó hơn nửa ngày trời mới được gia đình, người thân đến khiêng ra nghĩa địa để đem chôn.
Chạy để thoát thân, cứu người sống
Chiều ngày 14/10, phóng viên đã có mặt tại huyện Thanh Ba (Phú Thọ), nơi vừa xảy ra vụ nổ kho thuốc pháo ngày 12/10 vừa qua. Không khí tang thương, đổ vỡ khiến chúng tôi lạnh người.
Tiếp chúng tôi, hai mẹ con bà Vi Thị Tám (vợ của ông Hoàng Văn Dương), xóm 17 thôn, Đông Thành, huyện Thanh Ba (Phú Thọ) nhớ lại cảnh tượng đau lòng và khủng khiếp ngày định mệnh ấy.
Bà Tám nhớ lại: "Khi cả xóm làng đang đưa chồng tôi đến nơi an nghỉ cuối cùng thì nghe tiếng nổ vang trời, mặt đất rung chuyển, khói khét mù mịt, mọi người hoảng loạn, bỏ lại linh cữu chạy thoát thân...".
Bà Tám cho biết thêm: "Chồng tôi bị cảm lạnh, chết trẻ khi mới bước sang tuổi 53. Bà con hàng xóm đến đám tang rất đông vì thương xót vô cùng hoàn cảnh gia đình tôi. Đám tang đi chưa được 500m thì tiếng nổ long trời từ nhà máy Z4 thuộc công ty Z121 của Bộ Quốc Phòng, lúc đó nhìn lên bầu trời thấy các cột khói mù mịt khắp nơi, mùi khét lẹt... ngạt thở.
Trong đám tang ai cũng sợ, hoảng loạn, những người đang khiêng cỗ quan tài thì đã bỏ vội cỗ áo quan giữa đường để chạy thoát nạn. Thương chồng nên người nhà tôi gọi bà con quay lại đưa tang, nhưng nhiều tiếng nổ liên tiếp sau đó đã làm mọi người sợ quá bỏ chạy thoát thân chỉ còn trơ trọi có người nhà tôi...".
Hình ảnh đám tang ông Hoàng Văn Dương khi nhà máy bị nổ. |
Hoàng Văn Hưng, người con trai thứ của chị Tám cũng nhớ lại trong cơn xúc động: "Bố đột ngột mất sớm, trong nhà ai cũng thương tiếc, nhưng ngay cả việc đưa bố ra đồng đúng giờ đã chọn cũng không được vì vụ nổ lớn quá, mọi người hoảng loạn, lúc đó không biết sống chết ra sao và có việc gì nữa, chỉ biết khói đen mù mịt, trời đất rung chuyển thì kêu nhau bỏ chạy. Lúc đó, em đang chống gậy cho bố, nghe tiếng nổ vang trời thì hoảng quá, em chỉ biết bế con rồi bỏ chạy theo mọi người...".
Chứng kiến cảnh đưa tang này, ông Nguyễn Văn Khải, xóm 17 thôn, Đông Thành - Thanh Ba (Phú Thọ), hàng xóm gần nhà chị Tám cũng cho hay: "Khi có tiếng nổ mọi người để lại "áo quan" chạy gần hết, chỉ còn khoảng chưa đến 10 người nhà ở lại. Không gọi được ai quay lại tiếp tục đưa anh Dương ra đồng, chưa đầy 10 người đó đánh phải khiêng quan tài về nơi an nghỉ cuối cùng. Mọi người chỉ kiêng được một đoạn phải dừng lại, rồi sau đó liên tiếp những tiếng nổ lớn đã khiến cho mọi người không dám ở lại.
"Vừa đặt quan tài xuống đất thì tiếng nổ thứ 2 vang lên khói lửa bao trùm cả bầu trời. Lúc này bao nhiêu người dân quanh vùng hoảng loạn bỏ chạy, tránh xa khu vực nhà máy Z4. Mọi người chạy qua đám tang rồi hô lớn: "Người chết thì chết rồi, phải chạy để cứu lấy người sống đã...". Lúc đó, tôi cũng chạy thục mạng, nghĩ lại tay chân vẫn run, mọi người chạy hết chỉ còn em ruột của người mất ở lại, nhưng thấy lửa cháy, khói mù mịt cũng sợ hãi bỏ chạy theo chúng tôi". Ông Khải nhớ lại.
Nước mắt lăn dài trên má, anh con trai đầu Hoàng Văn Hải nghẹn ngào nói: "Sau khi quay trở lại linh cữu của bố vẫn trơ trọi ngoài ngã ba đường. Gia đình tôi lại đi hô hào, nhờ mọi người quay trở lại giúp đỡ để đưa bố về nơi an nghỉ cuối cùng. Chưa đám tang nào lại ít người đưa ra đồng đến thế".
Gia đình đau lòng với những lời lẽ cay nghiệt
Ngoài nỗi đau mất người thân ở tuổi vẫn còn trẻ, câu chuyện phải bỏ áo quan giữ đường đang là chuyện được kể lại nhiều nhất trong vụ nổ kho thuốc pháo của Z121.
Phần lớn mọi người thương cảm với tình cảnh éo le, buộc phải bỏ "áo quan" chạy thoát thân nhưng một số ít người đã buông những lời ám chỉ, khó nghe khiến gia đình bà Tám thêm đau lòng.
Nhiều ngày sau đó, bà Tám như ngồi không vững khi những lời xì xào không hay đến tai, bà tựa lưng vào ghế, bám vào tường nhà như sợ ngã, giọng lạc đi: "Chồng mất đột ngột thương lắm, ngày đến nơi an nghỉ cũng không yên. Hai tiếng nổ váng trời, cứ nghĩ đến chuyện chồng sợ hãi không siêu thoát được là tôi buồn lắm. Nhưng lúc ấy, tôi không chạy các con cũng không chạy, lỡ các con có chuyện gì thì các cháu ai nuôi...".
"Suốt mấy tiếng đi lánh nạn, mẹ con tôi khổ tâm lắm vì linh cữu bố chúng nó để trơ trọi ở đường không ai trông coi. Nhưng trong tình thế đó buộc phải chạy, ở lại mà có chuyện gì thì khổ con cái lắm. Mặc cho thiên hạ có ai nói gì thì nói, quan trọng nhất là lúc bố chúng tôi còn sống gia đình chúng tôi êm ấm, quan tâm đến nhau...", anh Hưng tâm sự.
Chia tay mẹ bà Tám, chúng tôi cũng thấy nghẹn lòng, nghẹn lòng vì gia đình cùng lúc chịu nhiều nỗi đau, nỗi đau mất đi người thân lại phải chịu những lời đàm tếu không hay từ đám tang hy hữu này. Đau lòng vì gia cảnh nghèo khó, giờ lại thêm cái lạnh lẽo, u uất.
Điều đau lòng hơn nữa, vì thương xót người thân mà có thể cả quảng đời còn lại của họ hình ảnh chiếc áo quan của chồng, của cha bị bỏ lại giữa đường sẽ là nỗi ám ảnh khiến họ phải chịu nhiều day dứt mỗi khi nghĩ lại.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét