Xem U19 VN: Trong cái khó, ló cái khôn
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Hội cổ động viên khát khao được xem và nghe thông tin U-19 Việt Nam thi đấu tại Malaysia nhưng các đài không có bản quyền, thế là ông "trưởng hội" lên kế hoạch... phát sóng.
Gọi là phát sóng cho sang chứ thực sự chỉ là hai "thầy trò" ông Hội Phó hội CĐV Việt Nam Trần Song Hải - Nguyễn Ngọc Hoài Ân to nhỏ bàn nhau chuyện ứng dụng công nghệ thông tin bằng chiếc máy quay "cùi bắp". Hoài Ân còn rất trẻ, vốn là tay công nghệ thông tin có hạng hí hửng khoe con Sony có cục pin chế rất lì có thể ghi hình hai trận mà không ăn thua gì. Trong khi đó "thầy" Hải thì lo lắng nói: "Kế hoạch thì rất hoành tráng nhưng chỉ sợ đến lúc đó không nghe và không coi được thì mất mặt lắm!". Hải liên tục hỏi Ân về những ứng dụng kỹ thuật cùng việc "bắn" tín hiệu qua Wi-Fi để "upload" lên YouTube cho anh em CĐV ở nhà xem cho đỡ ghiền nhưng trong lòng lúc nào cũng như lửa đốt.
Bên cạnh đó, Hải cũng lấy danh nghĩa của Công ty DP Greenline tàu hai thân tham gia vào việc tài trợ cho Đài Tiếng nói TP.HCM (VOH) truyền thanh trực tiếp (qua điện thoại di động từ Malaysia về) và Hải cũng tham gia một chân bình luận.
Phần nghe thì có thể yên tâm vì tay nghề của BLV Huỳnh Sang bên VOH rất cao nhưng phần hình thì đúng là thấp thỏm với dân công nghệ thông tin của ta sang ứng dụng kiểu "bần cùng sinh... sáng kiến".
Trước trận U-19 Việt Nam - U-19 Đài Loan, Ân leo lên khán đài A sân Bola Sepak hí hoáy với nhiều công cụ từ máy quay đến webcam rồi máy tính kết nối 3G. Mồ hôi mồ kê chảy dài trên gương mặt chàng thanh niên 27 tuổi rồi mọi người nghe Ân hét lên: "Có hình rồi!". Một đoạn thử nghiệm trận Úc - Hong Kong bắn lên YouTube thật hoàn hảo. Song Hải mừng húm lên Facebook nhắn cho cộng đồng mạng và các CĐV đường link và hẹn đến 18 giờ xem trận Việt Nam - Đài Loan.
Đến giờ thi đấu, tại một góc sân, Huỳnh Sang và Song Hải ngồi chỉn chu với điện thoại cầm tay và tai nghe nối sóng trực tiếp với VOH giữa một nhóm CĐV không ngừng hò hét. Cách đó không xa, ngay chính diện khán đài phía dưới các quan chức AFC, Hoài Ân dựng chân máy thực hiện việc quay trực tiếp và "bắn tín hiệu" lên YouTube để phục vụ dân ghiền bóng đá ở nhà.
Buổi tường thuật thành công mỹ mãn dù nghe sóng phát thanh lúc BLV Huỳnh Sang hét vào thật to thì ở nhà phải 2 phút sau dân ghiền xem trực tiếp qua YouTube mới chiêm ngưỡng được bàn thắng.
Dù là tường thuật trực tiếp kiểu "cổ điển" nhưng ít ra thì người hâm mộ cũng đã phần nào giải cơn khát kể cả phải xem tín hiệu giật giật, có khi đúng lúc cầu thủ sút bóng thì đứng hình. Tuy nhiên, ai cũng hạnh phúc chia sẻ với hai thầy trò làm việc "vác tù và hàng tổng".
Nếu trận đầu số người vào mạng xem trực tiếp là hơn 28.000 thì sang trận thắng Hong Kong 5-1, con số đó tăng lên đến gần 49.000. Hạnh phúc hơn của những người "vác tù và hàng tổng" là sau đó có đơn vị đã đặt vấn đề quảng cáo chèn vào hoặc mua lại hai trận đấu trên thì đều được từ chối khéo là: "Chúng tôi không kinh doanh, chúng tôi chỉ bỏ tiền túi ra sang đây để phục vụ người hâm mộ yêu mến U-19 Việt Nam".
Biết chuyện này, các quan chức AFC chỉ biết lắc đầu cười trừ trước sáng kiến và sự hâm mộ cuồng nhiệt của CĐV Việt Nam.
Thấy chiếc máy quay không giống ai với cục pin tự chế đặt gần ghế các quan chức AFC, một thành viên trong BTC xuống gặp Hoài Ân và "hỏi thăm". Sau khi nghe Ân nói mục đích của mình, thành viên này liền giơ ngón tay cái lên và tế nhị hỏi: "Tôi nể các anh, các CĐV Việt Nam nhưng cá nhân anh có biết mình phạm luật gì không?".
Thấy Ân ngơ ngác, thành viên này cười và nói: "Anh là cameraman không có áo khoác của BTC giải cấp". Nói rồi anh này đi tìm chiếc áo khoác dành riêng cho truyền hình rồi dặn Ân mặc vào để không bị làm khó dễ. Sau đó, anh này còn nói ở những giải có bản quyền truyền hình thì đây là điều cấm kỵ đấy nhé. Cameraman Ân gật đầu lia lịa và trả lời: "Nếu có bản quyền thì Hội CĐV chúng tôi đâu phải tốn công, tốn tiền qua đây làm cái chuyện thay nhà đài như thế này!". Cả hai cùng cười to và siết tay nhau thật chặt...
Tags:
bong-da-24h, the-thao
Gọi là phát sóng cho sang chứ thực sự chỉ là hai "thầy trò" ông Hội Phó hội CĐV Việt Nam Trần Song Hải - Nguyễn Ngọc Hoài Ân to nhỏ bàn nhau chuyện ứng dụng công nghệ thông tin bằng chiếc máy quay "cùi bắp". Hoài Ân còn rất trẻ, vốn là tay công nghệ thông tin có hạng hí hửng khoe con Sony có cục pin chế rất lì có thể ghi hình hai trận mà không ăn thua gì. Trong khi đó "thầy" Hải thì lo lắng nói: "Kế hoạch thì rất hoành tráng nhưng chỉ sợ đến lúc đó không nghe và không coi được thì mất mặt lắm!". Hải liên tục hỏi Ân về những ứng dụng kỹ thuật cùng việc "bắn" tín hiệu qua Wi-Fi để "upload" lên YouTube cho anh em CĐV ở nhà xem cho đỡ ghiền nhưng trong lòng lúc nào cũng như lửa đốt.
Bên cạnh đó, Hải cũng lấy danh nghĩa của Công ty DP Greenline tàu hai thân tham gia vào việc tài trợ cho Đài Tiếng nói TP.HCM (VOH) truyền thanh trực tiếp (qua điện thoại di động từ Malaysia về) và Hải cũng tham gia một chân bình luận.
Hoài Ân (phải) và chiếc máy quay "cùi bắp" (bìa trái) cùng mớ hành trang để "phát sóng" bày ở dưới |
Phần nghe thì có thể yên tâm vì tay nghề của BLV Huỳnh Sang bên VOH rất cao nhưng phần hình thì đúng là thấp thỏm với dân công nghệ thông tin của ta sang ứng dụng kiểu "bần cùng sinh... sáng kiến".
Trước trận U-19 Việt Nam - U-19 Đài Loan, Ân leo lên khán đài A sân Bola Sepak hí hoáy với nhiều công cụ từ máy quay đến webcam rồi máy tính kết nối 3G. Mồ hôi mồ kê chảy dài trên gương mặt chàng thanh niên 27 tuổi rồi mọi người nghe Ân hét lên: "Có hình rồi!". Một đoạn thử nghiệm trận Úc - Hong Kong bắn lên YouTube thật hoàn hảo. Song Hải mừng húm lên Facebook nhắn cho cộng đồng mạng và các CĐV đường link và hẹn đến 18 giờ xem trận Việt Nam - Đài Loan.
Đến giờ thi đấu, tại một góc sân, Huỳnh Sang và Song Hải ngồi chỉn chu với điện thoại cầm tay và tai nghe nối sóng trực tiếp với VOH giữa một nhóm CĐV không ngừng hò hét. Cách đó không xa, ngay chính diện khán đài phía dưới các quan chức AFC, Hoài Ân dựng chân máy thực hiện việc quay trực tiếp và "bắn tín hiệu" lên YouTube để phục vụ dân ghiền bóng đá ở nhà.
Buổi tường thuật thành công mỹ mãn dù nghe sóng phát thanh lúc BLV Huỳnh Sang hét vào thật to thì ở nhà phải 2 phút sau dân ghiền xem trực tiếp qua YouTube mới chiêm ngưỡng được bàn thắng.
Dù là tường thuật trực tiếp kiểu "cổ điển" nhưng ít ra thì người hâm mộ cũng đã phần nào giải cơn khát kể cả phải xem tín hiệu giật giật, có khi đúng lúc cầu thủ sút bóng thì đứng hình. Tuy nhiên, ai cũng hạnh phúc chia sẻ với hai thầy trò làm việc "vác tù và hàng tổng".
Nếu trận đầu số người vào mạng xem trực tiếp là hơn 28.000 thì sang trận thắng Hong Kong 5-1, con số đó tăng lên đến gần 49.000. Hạnh phúc hơn của những người "vác tù và hàng tổng" là sau đó có đơn vị đã đặt vấn đề quảng cáo chèn vào hoặc mua lại hai trận đấu trên thì đều được từ chối khéo là: "Chúng tôi không kinh doanh, chúng tôi chỉ bỏ tiền túi ra sang đây để phục vụ người hâm mộ yêu mến U-19 Việt Nam".
Biết chuyện này, các quan chức AFC chỉ biết lắc đầu cười trừ trước sáng kiến và sự hâm mộ cuồng nhiệt của CĐV Việt Nam.
Thấy chiếc máy quay không giống ai với cục pin tự chế đặt gần ghế các quan chức AFC, một thành viên trong BTC xuống gặp Hoài Ân và "hỏi thăm". Sau khi nghe Ân nói mục đích của mình, thành viên này liền giơ ngón tay cái lên và tế nhị hỏi: "Tôi nể các anh, các CĐV Việt Nam nhưng cá nhân anh có biết mình phạm luật gì không?".
Thấy Ân ngơ ngác, thành viên này cười và nói: "Anh là cameraman không có áo khoác của BTC giải cấp". Nói rồi anh này đi tìm chiếc áo khoác dành riêng cho truyền hình rồi dặn Ân mặc vào để không bị làm khó dễ. Sau đó, anh này còn nói ở những giải có bản quyền truyền hình thì đây là điều cấm kỵ đấy nhé. Cameraman Ân gật đầu lia lịa và trả lời: "Nếu có bản quyền thì Hội CĐV chúng tôi đâu phải tốn công, tốn tiền qua đây làm cái chuyện thay nhà đài như thế này!". Cả hai cùng cười to và siết tay nhau thật chặt...
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét