DN nổi giận vì phải trả tiền cho EVN chơi tennis
Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013
Giá điện liên tục tăng và "phát lộ" việc EVN đưa cả hạng mục xây dựng biệt thự kèm bể bơi, sân tennis...vào giá điện như giáng một đòn mạnh vào niềm tin của doanh nghiệp, người dân đối với ngành điện.
Trong khi hàng loạt doanh nghiệp khó khăn rơi vào tình trạng đóng cửa, ngừng hoạt động thì EVN liên tục kêu lỗ, đòi tăng giá mà không hề có lí do rõ ràng.
Việc Thanh tra Chính phủ tiết lộ thông tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa cả hạng mục xây dựng nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự, liền kề, chung cư kèm bể bơi, sân tennis ... với giá trị đầu tư trên 595 tỷ đồng vào chi phí xây dựng dự án điện, các doanh nghiệp đang phải mua giá điện cao không nén nổi bức xúc.
Ông Trần Xuân Dưỡng, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp Hà Nam thẳng thẳn "EVN làm như vậy thì thật sự rất phi lý".
Theo vị Trưởng ban quản lý các KCN, điện là ngành độc quyền nên dù tăng thì doanh nghiệp cũng không còn cách nào khác là phải tuân thủ theo. Nhưng mỗi lần tăng giá điện là một lần doanh nghiệp lại đối mặt với khó khăn mới bởi nó đẩy chi phí sản xuất tăng lên.
"Ngay trong hợp đồng giữa ngành điện và đơn vị kinh doanh cũng đã có nhiều bất cập. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp nộp tiền điện muộn, không đủ tải...thì phạt doanh nghiệp. Trong khí đó doanh nghiệp đang sản xuất nhưng đột nhiên mất điện thì phía ngành điện chỉ thông báo là do sự cố mà không chịu bất ký trách nhiệm nào. Rõ ràng thiệt thòi vẫn thuộc về phía người sử dụng, doanh nghiệp", ông Dưỡng nói.
Khá bức xúc khi biết thông tin người dân, doanh nghiệp đang phải trả tiền cho biệt thự, sân tennis, chung cư và những khoản nợ, đầu tư bất hợp lý của ngành điện lên đến hàng nghìn tỷ đồng, Anh Phạm Huy Tâm, đại diện Công ty Cổ phần giấy H.T cho biết mỗi tháng công ty phải trả hơn 200 triệu tiền điện.
"Cách tính giá điện như vậy thì không chỉ công ty tôi mà chắc chắn các doanh nghiệp khác cũng kịch liệt phản đối. Gía điện ảnh hưởng rất lớn đến những doanh nghiệp sản xuất trực tiếp sản phẩm như công ty tôi. Nó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Nhưng phía doanh nghiệp đâu thể nói tăng giá bán là tăng được bởi còn phụ thuộc nhiều yếu tố trên thị trường. Chúng tôi chỉ mong muốn giá điện được ổn định và minh bạch", anh Tâm nói.
Mỗi lần tăng giá điện, ngoài chi phí phát sinh từ việc tăng giá điện còn là sự tăng giá từ các nguồn nguyên liệu khác. Chia sẻ khó khăn với ngành điện, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm, điều chỉnh sản xuất phù hợp nhưng phía EVN lại coi thường người dân khi bắt người dân phải "cõng" những khoản đầu tư vô lý của mình.
Ông Nguyễn Hải Ca, Phó GĐ công ty cổ phần sản xuất giấy ở Chương Mỹ, Hà Nội cũng cho rằng trong khi bao doanh nghiệp làm ăn khó khăn, cắt giảm nhiều khoản họ lại còn phải gánh hậu quả của ngành điện thì quá phi lý.
Mỗi lần tăng giá EVN lấy lí do than, chi phí sản xuất tăng, thua lỗ và cho rằng phải tăng thì mới thu hút được các nguồn vốn đầu tư vào ngành điện. Thực tế thì sự thua lỗ của EVN lên đến hàng nghìn tỷ đồng do đầu tư ngoài ngành đều được tính vào giá điện.
Sau khi đọc được thông tin trên báo, không chỉ doanh nghiệp mà người dân cũng vô cùng bức xúc. Ngọc An, sinh viên ĐH Bách Khoa cho biết: "Bản thân bọn em là sinh viên, phải đi thuê trọ nhưng phải chịu giá điện rất cao. Ngay khi EVN tăng giá điện đợt tháng 8, chủ nhà đã thông báo tăng giá, hiện tại em đang phải trả 4.500 đồng cho mỗi KWh, thậm chí nhiều nơi sau đợt tăng giá vừa rồi còn 5.000- 5.500 đồng/KWh".
Anh Đình Khương ở Hoàng Mai bức xúc, lây nay DN và người dân gồng gánh chi tiêu vì giá điện liên tục tăng hóa ra để trả cho những thứ xa xỉ đó. Quá thất vọng về ngành điện. Hi vọng cơ quan quản lý sớm vào cuộc đem lại sự minh bạch trong giá điện, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Tags:
kinh-te
Trong khi hàng loạt doanh nghiệp khó khăn rơi vào tình trạng đóng cửa, ngừng hoạt động thì EVN liên tục kêu lỗ, đòi tăng giá mà không hề có lí do rõ ràng.
Việc Thanh tra Chính phủ tiết lộ thông tin Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã đưa cả hạng mục xây dựng nhà ở cho cán bộ với các loại biệt thự, liền kề, chung cư kèm bể bơi, sân tennis ... với giá trị đầu tư trên 595 tỷ đồng vào chi phí xây dựng dự án điện, các doanh nghiệp đang phải mua giá điện cao không nén nổi bức xúc.
Ông Trần Xuân Dưỡng, Trưởng ban quản lý các khu công nghiệp Hà Nam thẳng thẳn "EVN làm như vậy thì thật sự rất phi lý".
Theo vị Trưởng ban quản lý các KCN, điện là ngành độc quyền nên dù tăng thì doanh nghiệp cũng không còn cách nào khác là phải tuân thủ theo. Nhưng mỗi lần tăng giá điện là một lần doanh nghiệp lại đối mặt với khó khăn mới bởi nó đẩy chi phí sản xuất tăng lên.
"Ngay trong hợp đồng giữa ngành điện và đơn vị kinh doanh cũng đã có nhiều bất cập. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp nộp tiền điện muộn, không đủ tải...thì phạt doanh nghiệp. Trong khí đó doanh nghiệp đang sản xuất nhưng đột nhiên mất điện thì phía ngành điện chỉ thông báo là do sự cố mà không chịu bất ký trách nhiệm nào. Rõ ràng thiệt thòi vẫn thuộc về phía người sử dụng, doanh nghiệp", ông Dưỡng nói.
Khá bức xúc khi biết thông tin người dân, doanh nghiệp đang phải trả tiền cho biệt thự, sân tennis, chung cư và những khoản nợ, đầu tư bất hợp lý của ngành điện lên đến hàng nghìn tỷ đồng, Anh Phạm Huy Tâm, đại diện Công ty Cổ phần giấy H.T cho biết mỗi tháng công ty phải trả hơn 200 triệu tiền điện.
"Cách tính giá điện như vậy thì không chỉ công ty tôi mà chắc chắn các doanh nghiệp khác cũng kịch liệt phản đối. Gía điện ảnh hưởng rất lớn đến những doanh nghiệp sản xuất trực tiếp sản phẩm như công ty tôi. Nó ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Nhưng phía doanh nghiệp đâu thể nói tăng giá bán là tăng được bởi còn phụ thuộc nhiều yếu tố trên thị trường. Chúng tôi chỉ mong muốn giá điện được ổn định và minh bạch", anh Tâm nói.
Mỗi lần tăng giá điện, ngoài chi phí phát sinh từ việc tăng giá điện còn là sự tăng giá từ các nguồn nguyên liệu khác. Chia sẻ khó khăn với ngành điện, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm, điều chỉnh sản xuất phù hợp nhưng phía EVN lại coi thường người dân khi bắt người dân phải "cõng" những khoản đầu tư vô lý của mình.
Ông Nguyễn Hải Ca, Phó GĐ công ty cổ phần sản xuất giấy ở Chương Mỹ, Hà Nội cũng cho rằng trong khi bao doanh nghiệp làm ăn khó khăn, cắt giảm nhiều khoản họ lại còn phải gánh hậu quả của ngành điện thì quá phi lý.
Mỗi lần tăng giá EVN lấy lí do than, chi phí sản xuất tăng, thua lỗ và cho rằng phải tăng thì mới thu hút được các nguồn vốn đầu tư vào ngành điện. Thực tế thì sự thua lỗ của EVN lên đến hàng nghìn tỷ đồng do đầu tư ngoài ngành đều được tính vào giá điện.
Sau khi đọc được thông tin trên báo, không chỉ doanh nghiệp mà người dân cũng vô cùng bức xúc. Ngọc An, sinh viên ĐH Bách Khoa cho biết: "Bản thân bọn em là sinh viên, phải đi thuê trọ nhưng phải chịu giá điện rất cao. Ngay khi EVN tăng giá điện đợt tháng 8, chủ nhà đã thông báo tăng giá, hiện tại em đang phải trả 4.500 đồng cho mỗi KWh, thậm chí nhiều nơi sau đợt tăng giá vừa rồi còn 5.000- 5.500 đồng/KWh".
Anh Đình Khương ở Hoàng Mai bức xúc, lây nay DN và người dân gồng gánh chi tiêu vì giá điện liên tục tăng hóa ra để trả cho những thứ xa xỉ đó. Quá thất vọng về ngành điện. Hi vọng cơ quan quản lý sớm vào cuộc đem lại sự minh bạch trong giá điện, đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét