Hà Nội sắp có đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Lãnh đạo Hà Nội mong muốn sẽ được lấy tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp để đặt cho một con đường ở thủ đô.
Những ngày này, toàn thể người dân thủ đô nói riêng và toàn quốc nói chung mong ngóng tên của vị tướng tài kiệt xuất sẽ sớm xuất hiện trên một con phố thủ đô.
Sáng 5/10 - một ngày sau sự ra đi của Đại tướng, nhiều ý kiến các nhà khoa học gợi ý, Hà Nội có thể chọn đường cao tốc từ Nhật Tân đi Nội Bài, nối sân bay vào trung tâm thành phố, mang tên Đại tướng.
Giáo sư sử học Phan Huy Lê cho rằng, trong quy chế đặt tên đường của Hà Nội, các nhân vật hiện đại sau khi mất 10 năm mới xem xét đặt tên đường. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, đặc biệt không cần chờ đến 10 năm, sau khi mất có thể đặt tên phố ngay.
Ông Phan Huy Lê dẫn chứng các nhân vật lịch sử như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... Từ đó, theo GS. Phan Huy Lê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần được đặc cách như vậy. Vấn đề là chọn con đường nào xứng đáng, khang trang tiêu biểu cho công lao cống hiến của Đại tướng đối với đất nước, thủ đô.
Cho rằng đường cao tốc từ Nội Bài đến cầu Nhật Tân là hợp lý bởi con đường này được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, hạ tầng cơ sở hiện đại. GS. Phan Huy Lê đã đề xuất con đường này mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Về phía UBND TP.Hà Nội, khi trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, Hà Nội luôn mong muốn được lấy tên Đại tướng để gắn với một tuyến phố của thủ đô. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết hiện TP. Hà Nội vẫn chưa nhận được đề xuất chính thức về việc này.
Bà Ngọc nhấn mạnh, ngay cả trong trường hợp không có ý kiến nào đề xuất, Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu thận trọng và lựa chọn con đường xứng tầm để đặt tên.
Tại cuộc gặp gỡ giữa những người giúp việc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều người cũng bày tỏ mong muốn xây dựng nhà lưu niệm Đại tướng để lưu giữ di vật quý của Đại tướng ở nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).
Đây là ngôi nhà Đại tướng sống từ 1954 đến nay, dưới nhà có hầm chỉ huy, phòng khách đầy tặng phẩm quý của người dân trong nước và thế giới... cần phải lưu giữ lại cho con cháu sau này.
Tags:
xa-hoi
Những ngày này, toàn thể người dân thủ đô nói riêng và toàn quốc nói chung mong ngóng tên của vị tướng tài kiệt xuất sẽ sớm xuất hiện trên một con phố thủ đô.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh: Internet) |
Sáng 5/10 - một ngày sau sự ra đi của Đại tướng, nhiều ý kiến các nhà khoa học gợi ý, Hà Nội có thể chọn đường cao tốc từ Nhật Tân đi Nội Bài, nối sân bay vào trung tâm thành phố, mang tên Đại tướng.
Giáo sư sử học Phan Huy Lê cho rằng, trong quy chế đặt tên đường của Hà Nội, các nhân vật hiện đại sau khi mất 10 năm mới xem xét đặt tên đường. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, đặc biệt không cần chờ đến 10 năm, sau khi mất có thể đặt tên phố ngay.
Ông Phan Huy Lê dẫn chứng các nhân vật lịch sử như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... Từ đó, theo GS. Phan Huy Lê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần được đặc cách như vậy. Vấn đề là chọn con đường nào xứng đáng, khang trang tiêu biểu cho công lao cống hiến của Đại tướng đối với đất nước, thủ đô.
Cho rằng đường cao tốc từ Nội Bài đến cầu Nhật Tân là hợp lý bởi con đường này được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, hạ tầng cơ sở hiện đại. GS. Phan Huy Lê đã đề xuất con đường này mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Về phía UBND TP.Hà Nội, khi trao đổi với báo chí, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết, Hà Nội luôn mong muốn được lấy tên Đại tướng để gắn với một tuyến phố của thủ đô. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết hiện TP. Hà Nội vẫn chưa nhận được đề xuất chính thức về việc này.
Bà Ngọc nhấn mạnh, ngay cả trong trường hợp không có ý kiến nào đề xuất, Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu thận trọng và lựa chọn con đường xứng tầm để đặt tên.
Tại cuộc gặp gỡ giữa những người giúp việc cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhiều người cũng bày tỏ mong muốn xây dựng nhà lưu niệm Đại tướng để lưu giữ di vật quý của Đại tướng ở nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội).
Đây là ngôi nhà Đại tướng sống từ 1954 đến nay, dưới nhà có hầm chỉ huy, phòng khách đầy tặng phẩm quý của người dân trong nước và thế giới... cần phải lưu giữ lại cho con cháu sau này.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét