Dẹp 'trường điểm', hết chạy trường 3.000 USD?
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
"Chính quyền, cơ quan quản lý có thấy không? Hay là vẫn chưa có bằng chứng và mới chỉ nghe dư luận thôi. Nếu như vậy đến khi thấy tận mắt thì nền giáo dục này còn gì?"
Khảo sát của tổ chức Hướng Tới Minh Bạch về suất của Việt Nam không phải là thông tin khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, độc giả đặt câu hỏi: một tổ chức quốc tế còn có những thông tin rõ ràng như vậy, mà sao các lãnh đạo ngành giáo dục dường như không hề hay biết.
Quốc tế biết, lãnh đạo còn tìm bằng chứng
Anh Ngô Thắng nhận xét, việc "chạy trường", đút lót bây giờ đã công khai, không khó để có bằng chứng. "Chính quyền, cơ quan quản lý có thấy không? Hay là vẫn chưa có bằng chứng và mới chỉ nghe dư luận thôi. Nếu như vậy đến khi thấy tận mắt thì nền giáo dục này còn gì?"
Cùng chung ý kiến, anh Phạm Tuấn nói "chuyện ai cũng biết, chỉ có những người cần biết thì không muốn biết, không chỉ riêng ngành giáo dục". Anh cho rằng để hậu quả này xảy ra là do các nhà quản lý đã tạo ra môi trường thuận lợi để sinh ra lợi ích nhóm.
Nhiều người cho rằng để dẹp bỏ tình trạng này cần xóa ngay những danh hiệu như "trường điểm", "chuẩn quốc gia"... cũng như áp dụng không nhận học sinh trái tuyến như Đà Nẵng đã làm.
"Không thực hiện "trường điểm", quay vòng giáo viên. Sát hạch lại giáo viên hàng năm thì khắc hết chạy trường" - anh Phạm Văn Hòa đề xuất.
Một phụ huynh khác thì đặt câu hỏi về mục tiêu của việc lập "trường điểm". "Trường điểm" liệu có phải là phương tiện để nhận tiền chạy trường, chạy lớp?
Trong khi đó, nhiều phụ huynh cho rằng "trường điểm", "lớp chọn" không phải là điều kiện buộc phải có để con cái có thành tích học tập tốt. Một bà mẹ tâm sự, 2 con chị học trường làng mà vẫn đỗ trường chuyên có tiếng. Cháu lớn nhà chị đỗ Chuyên ngữ, trong khi cháu nhỏ đỗ Amsterdam. Chị khẳng định các cô giáo trường làng vẫn rất tận tâm và trách nhiệm với các con.
Chị Hoàng Dương thì thẳng thắn nhận xét: "Phụ huynh bây giờ tự biến mình thành gà vịt để người ta "cắt tiết". "Chạy trường" xong lại lao vào cuộc đua "chạy điểm", mà không hề quan tâm tới chất lượng dạy học".
Anh Hoàng Trung đưa ra thực tế "thủ khoa các trường đại học toàn thấy dân tỉnh, nhà nghèo, thành phố chẳng thấy em nào" để chứng minh "trường điểm" không phải là nơi duy nhất đào tạo ra được học sinh giỏi.
Lương không đủ sống - phải tham?
Trái lại, một số ý kiến lập luận tham nhũng là vấn nạn chung ở mọi ngành. Trong khi những ngành khác tham nhũng tiền tỷ thì các thầy cô giáo đời sống còn quá vất vả nên không thể trách.
"Tham ô lãng phí ở các lĩnh vực đầu tư xây dựng cầu đường, tài chính ngân hàng, thanh tra, kiểm toán gây thất thoát của nhà nước cả ngàn tỷ. Giáo viên ở Việt Nam đời sống quá bèo, dạy thêm theo yêu cầu của học sinh thì bị soi săm, ở ngành nghề nào cũng có ưu nhược cả..."
"Nói đi cũng phải nói lại, lương của mọi người không đủ sống, làm sao mà không tham nhũng. Nếu bạn có quyền lực, chỉ một chữ ký là có tiền mua sữa cho con, hoặc có tiền để truyền máu cho vợ, tiền thuốc cho con, các bạn khi đó có tham nhũng không? Đã qua rồi cái thời hô khẩu hiệu với cái bụng đói, không ai tin nữa đâu, bởi lẽ làm gì có chuyện mình hy sinh mà người khác thì chỉ kêu gọi mình hy sinh còn gia đình họ thì đầy đủ".
Ngược lại, anh Nguyễn Đức Cường cho rằng không phải vì túng thiếu mà họ tham nhũng, mà do pháp luật không nghiêm nên tham nhũng trở nên dễ dàng, thành chuyện bình thường và có hệ thống.
Chị Bảo Anh thì khẳng định chỉ cần cấm học trái tuyến là chấm dứt được nạn này. "Cấm học trái tuyến còn tốt cho giao thông, cha mẹ học sinh không ăn bớt giờ Nhà nước để trực ở cổng trường khi tan học. Cha mẹ học sinh cũng không ảo tưởng về con mình và nhiều lợi ích khác cho xã hội".
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Pha cho rằng không ai muốn đưa hối lộ nếu yêu cầu hợp pháp của họ được giải quyết. Theo anh, việc"chạy trường" là điều bất đắc dĩ. Nếu luật pháp không xử lý người đưa hối lộ thì họ dám tố cáo, sẽ có ngay bằng chứng. "Nhưng tiếc thay luật pháp lại xử lý cả những người đưa hối lộ nên không ai dám tố cáo. Đây chính là cửa thoát hiểm cho những kẻ tìm cách để được nhận hối lộ".
"Ở đâu mà không có tham nhũng hối lộ, cấp nào, ngành nào mà không có hối lộ. Sự công bằng xã hội, sự minh bạch, chỉ là sự xa xỉ và chỉ được nhắc đến trong các bài diễn văn hội nghị, đại hội mà thôi!"
Tags:
giao-duc
Khảo sát của tổ chức Hướng Tới Minh Bạch về suất của Việt Nam không phải là thông tin khiến nhiều người bất ngờ. Tuy nhiên, độc giả đặt câu hỏi: một tổ chức quốc tế còn có những thông tin rõ ràng như vậy, mà sao các lãnh đạo ngành giáo dục dường như không hề hay biết.
Quốc tế biết, lãnh đạo còn tìm bằng chứng
Anh Ngô Thắng nhận xét, việc "chạy trường", đút lót bây giờ đã công khai, không khó để có bằng chứng. "Chính quyền, cơ quan quản lý có thấy không? Hay là vẫn chưa có bằng chứng và mới chỉ nghe dư luận thôi. Nếu như vậy đến khi thấy tận mắt thì nền giáo dục này còn gì?"
Cùng chung ý kiến, anh Phạm Tuấn nói "chuyện ai cũng biết, chỉ có những người cần biết thì không muốn biết, không chỉ riêng ngành giáo dục". Anh cho rằng để hậu quả này xảy ra là do các nhà quản lý đã tạo ra môi trường thuận lợi để sinh ra lợi ích nhóm.
Nhiều người cho rằng để dẹp bỏ tình trạng này cần xóa ngay những danh hiệu như "trường điểm", "chuẩn quốc gia"... cũng như áp dụng không nhận học sinh trái tuyến như Đà Nẵng đã làm.
"Không thực hiện "trường điểm", quay vòng giáo viên. Sát hạch lại giáo viên hàng năm thì khắc hết chạy trường" - anh Phạm Văn Hòa đề xuất.
Một phụ huynh khác thì đặt câu hỏi về mục tiêu của việc lập "trường điểm". "Trường điểm" liệu có phải là phương tiện để nhận tiền chạy trường, chạy lớp?
Trong khi đó, nhiều phụ huynh cho rằng "trường điểm", "lớp chọn" không phải là điều kiện buộc phải có để con cái có thành tích học tập tốt. Một bà mẹ tâm sự, 2 con chị học trường làng mà vẫn đỗ trường chuyên có tiếng. Cháu lớn nhà chị đỗ Chuyên ngữ, trong khi cháu nhỏ đỗ Amsterdam. Chị khẳng định các cô giáo trường làng vẫn rất tận tâm và trách nhiệm với các con.
Chị Hoàng Dương thì thẳng thắn nhận xét: "Phụ huynh bây giờ tự biến mình thành gà vịt để người ta "cắt tiết". "Chạy trường" xong lại lao vào cuộc đua "chạy điểm", mà không hề quan tâm tới chất lượng dạy học".
Anh Hoàng Trung đưa ra thực tế "thủ khoa các trường đại học toàn thấy dân tỉnh, nhà nghèo, thành phố chẳng thấy em nào" để chứng minh "trường điểm" không phải là nơi duy nhất đào tạo ra được học sinh giỏi.
Lương không đủ sống - phải tham?
Ảnh minh họa |
Trái lại, một số ý kiến lập luận tham nhũng là vấn nạn chung ở mọi ngành. Trong khi những ngành khác tham nhũng tiền tỷ thì các thầy cô giáo đời sống còn quá vất vả nên không thể trách.
"Tham ô lãng phí ở các lĩnh vực đầu tư xây dựng cầu đường, tài chính ngân hàng, thanh tra, kiểm toán gây thất thoát của nhà nước cả ngàn tỷ. Giáo viên ở Việt Nam đời sống quá bèo, dạy thêm theo yêu cầu của học sinh thì bị soi săm, ở ngành nghề nào cũng có ưu nhược cả..."
"Nói đi cũng phải nói lại, lương của mọi người không đủ sống, làm sao mà không tham nhũng. Nếu bạn có quyền lực, chỉ một chữ ký là có tiền mua sữa cho con, hoặc có tiền để truyền máu cho vợ, tiền thuốc cho con, các bạn khi đó có tham nhũng không? Đã qua rồi cái thời hô khẩu hiệu với cái bụng đói, không ai tin nữa đâu, bởi lẽ làm gì có chuyện mình hy sinh mà người khác thì chỉ kêu gọi mình hy sinh còn gia đình họ thì đầy đủ".
Ngược lại, anh Nguyễn Đức Cường cho rằng không phải vì túng thiếu mà họ tham nhũng, mà do pháp luật không nghiêm nên tham nhũng trở nên dễ dàng, thành chuyện bình thường và có hệ thống.
Chị Bảo Anh thì khẳng định chỉ cần cấm học trái tuyến là chấm dứt được nạn này. "Cấm học trái tuyến còn tốt cho giao thông, cha mẹ học sinh không ăn bớt giờ Nhà nước để trực ở cổng trường khi tan học. Cha mẹ học sinh cũng không ảo tưởng về con mình và nhiều lợi ích khác cho xã hội".
Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Pha cho rằng không ai muốn đưa hối lộ nếu yêu cầu hợp pháp của họ được giải quyết. Theo anh, việc"chạy trường" là điều bất đắc dĩ. Nếu luật pháp không xử lý người đưa hối lộ thì họ dám tố cáo, sẽ có ngay bằng chứng. "Nhưng tiếc thay luật pháp lại xử lý cả những người đưa hối lộ nên không ai dám tố cáo. Đây chính là cửa thoát hiểm cho những kẻ tìm cách để được nhận hối lộ".
"Ở đâu mà không có tham nhũng hối lộ, cấp nào, ngành nào mà không có hối lộ. Sự công bằng xã hội, sự minh bạch, chỉ là sự xa xỉ và chỉ được nhắc đến trong các bài diễn văn hội nghị, đại hội mà thôi!"
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét