Phụ huynh vật vã giải toán tiểu học
Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013
Vào năm học, phụ huynh không chỉ phải lo lắng xoay xở với việc đưa đón con, tiền trường lớp, mà còn nỗi lo kéo dài là cùng con làm bài tập.
Những bài toán gây rối trí
Mới đây, cậu con trai của chị Thanh Vân (Đống Đa, Hà Nội) đang học lớp 5 vác về bài toán "Tính nhanh 9/1x4+9/4x7+9/7x10....+9/97x100".
Chị kể, "ông" con đầu hàng, ông chồng hỳ hụi tính toán một hồi thì cũng ra. Nhưng kiểu tính của ông chồng thì ông con nhất định không hiểu, mà đọc SGK cũng chưa học đến thật. Hai vợ chồng chụm đầu tìm cách dạy con. Đến hơn 10h vẫn chưa ra được lời giải đành cho nó đi ngủ, còn 2 vợ chồng tiếp tục "nghiên cứu" đến hơn 12h, mà vẫn chịu".
Anh Phạm Thanh (Ba Đình, Hà Nội) thì kể về một đề toán lớp 2 làm cả nhà "ung thủ": Em hãy cho biết 2 số tự nhiên liền nhau mà tổng của hai số đó = 8".
"Chẳng biết giải kiểu gì. Ngồi liệt kê ra từng số như 8 = 0 + 8 = 1 + 7 = 2 + 6 = 3+ 5 = 4 + 4 thì rốt cuộc không ra hai số nào như yêu cầu của đề bài. Mà không ra đáp án lại lo là mình sai, chứ không phải đề sai" - anh Thanh than thở.
Một phụ huynh có con học lớp 4 cũng nhận được phiếu bài tập với đề bài: "Cho dãy số 1,2,4,7....hỏi số hạng thứ 46 là số nào?"
Điều đau đầu của đa số phụ huynh có con đang học tiểu học là có thể tính nhẩm được kết quả bài toán, nhưng cách giải quy củ theo chương trình học của con thì chịu.
Xuất hiện những topic "cầu cứu"
Đã có những topic trên các diễn đàn được mở ra với mục đích... giải hộ nhau toán tiểu học. Những bài toán hóc búa được đưa lên nhờ vả ở đủ mọi dạng. Từ toán lớp 3 có đề bài với yêu cầu không đặt ẩn: "Cô giáo có một số kẹo, nếu chia cho mỗi bạn 2 cái thì còn dư 17 cái, nhưng nếu cô chia cho mỗi bạn 5 cái thì còn thiếu 4 cái. Hỏi cô giáo có bao nhiêu cái kẹo?", đến toán lớp 4 "Tủ sách thư viện trường em có hai ngăn: Ngăn thứ nhất có số sách bằng 2/3 số sách thứ hai. Nếu xếp thêm vào ngăn thứ nhất 80 cuốn và ngăn thứ hai 40 cuốn thì số sách ngăn thứ nhất bằng 3/4 số sách ngăn thứ hai. Hỏi ban đầu mỗi ngăn tủ có bao nhiêu cuốn sách?
Được trưng cầu ý kiến nhiều nhất là toán lớp 5.
Có bài như "Giảm 20% thì được một số A. Hỏi phải tăng số A bao nhiêu % để được số ban đầu". Khó nữa thì "Có 6 bạn thi giải toán, mỗi người phải làm 5 bài. Mỗi bài đúng được 3 điểm, mỗi bài sai hoặc không làm được đều bị trừ 1 điểm. Nếu số điểm bị trừ nhiều hơn số điểm đạt được thì bài đó bị coi là 0 điểm. Có thể chắc chắn ít nhất 2 bạn có số điểm bằng nhau được không? Tại sao?"...
Bố mẹ có nên làm thay?
Các chuyên gia giáo dục đưa lời khuyên "bố mẹ không nên làm bài tập hộ con."
Tuy nhiên anh Thanh phân trần: "Tôi nào có muốn làm bài hộ con đâu, nhưng vẫn có những bài bố mẹ còn "bó tay" thì không nỡ để con xoay xở một mình. Toán trong SGK không khó lắm, nhưng các cô hay cho bài nâng cao, nếu để tự làm thì chưa chắc con đã làm được."
"Nhiều lúc cũng nản lắm, định mặc kệ không làm hộ con nữa, nhưng suy đi nghĩ lại thì thấy không làm được bài toán trẻ con cũng... bực mình, lại lo con hôm sau đến lớp bị cô giáo khiển trách" - chị Thanh Vân tâm sự.
Theo kinh nghiệm của chị Vân: "khi bố mẹ làm hộ con - cô giáo sẽ giao bài "nâng cao" hơn nên thành ra cái vòng luẩn quẩn."
Chị mong đến một lúc nào đó các phụ huynh khác cũng đủ can đảm mặc kệ con với đống bài tập, để giáo viên xác định được đúng năng lực của học sinh mà giao bài".
Bạn có đồng quan điểm với chị Vân - hay có cách làm khác hoặc giúp con là việc cha mẹ nên làm?
Tags:
giao-duc
Những bài toán gây rối trí
Mới đây, cậu con trai của chị Thanh Vân (Đống Đa, Hà Nội) đang học lớp 5 vác về bài toán "Tính nhanh 9/1x4+9/4x7+9/7x10....+9/97x100".
Vì có nhiều dạng toán nâng cao nên trẻ tiểu học phải đi học thêm rất phổ biến |
Anh Phạm Thanh (Ba Đình, Hà Nội) thì kể về một đề toán lớp 2 làm cả nhà "ung thủ": Em hãy cho biết 2 số tự nhiên liền nhau mà tổng của hai số đó = 8".
"Chẳng biết giải kiểu gì. Ngồi liệt kê ra từng số như 8 = 0 + 8 = 1 + 7 = 2 + 6 = 3+ 5 = 4 + 4 thì rốt cuộc không ra hai số nào như yêu cầu của đề bài. Mà không ra đáp án lại lo là mình sai, chứ không phải đề sai" - anh Thanh than thở.
Một phụ huynh có con học lớp 4 cũng nhận được phiếu bài tập với đề bài: "Cho dãy số 1,2,4,7....hỏi số hạng thứ 46 là số nào?"
Điều đau đầu của đa số phụ huynh có con đang học tiểu học là có thể tính nhẩm được kết quả bài toán, nhưng cách giải quy củ theo chương trình học của con thì chịu.
Xuất hiện những topic "cầu cứu"
Đã có những topic trên các diễn đàn được mở ra với mục đích... giải hộ nhau toán tiểu học. Những bài toán hóc búa được đưa lên nhờ vả ở đủ mọi dạng. Từ toán lớp 3 có đề bài với yêu cầu không đặt ẩn: "Cô giáo có một số kẹo, nếu chia cho mỗi bạn 2 cái thì còn dư 17 cái, nhưng nếu cô chia cho mỗi bạn 5 cái thì còn thiếu 4 cái. Hỏi cô giáo có bao nhiêu cái kẹo?", đến toán lớp 4 "Tủ sách thư viện trường em có hai ngăn: Ngăn thứ nhất có số sách bằng 2/3 số sách thứ hai. Nếu xếp thêm vào ngăn thứ nhất 80 cuốn và ngăn thứ hai 40 cuốn thì số sách ngăn thứ nhất bằng 3/4 số sách ngăn thứ hai. Hỏi ban đầu mỗi ngăn tủ có bao nhiêu cuốn sách?
Được trưng cầu ý kiến nhiều nhất là toán lớp 5.
Có bài như "Giảm 20% thì được một số A. Hỏi phải tăng số A bao nhiêu % để được số ban đầu". Khó nữa thì "Có 6 bạn thi giải toán, mỗi người phải làm 5 bài. Mỗi bài đúng được 3 điểm, mỗi bài sai hoặc không làm được đều bị trừ 1 điểm. Nếu số điểm bị trừ nhiều hơn số điểm đạt được thì bài đó bị coi là 0 điểm. Có thể chắc chắn ít nhất 2 bạn có số điểm bằng nhau được không? Tại sao?"...
Bố mẹ có nên làm thay?
Các chuyên gia giáo dục đưa lời khuyên "bố mẹ không nên làm bài tập hộ con."
Tuy nhiên anh Thanh phân trần: "Tôi nào có muốn làm bài hộ con đâu, nhưng vẫn có những bài bố mẹ còn "bó tay" thì không nỡ để con xoay xở một mình. Toán trong SGK không khó lắm, nhưng các cô hay cho bài nâng cao, nếu để tự làm thì chưa chắc con đã làm được."
"Nhiều lúc cũng nản lắm, định mặc kệ không làm hộ con nữa, nhưng suy đi nghĩ lại thì thấy không làm được bài toán trẻ con cũng... bực mình, lại lo con hôm sau đến lớp bị cô giáo khiển trách" - chị Thanh Vân tâm sự.
Theo kinh nghiệm của chị Vân: "khi bố mẹ làm hộ con - cô giáo sẽ giao bài "nâng cao" hơn nên thành ra cái vòng luẩn quẩn."
Chị mong đến một lúc nào đó các phụ huynh khác cũng đủ can đảm mặc kệ con với đống bài tập, để giáo viên xác định được đúng năng lực của học sinh mà giao bài".
Bạn có đồng quan điểm với chị Vân - hay có cách làm khác hoặc giúp con là việc cha mẹ nên làm?
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét