Giá vàng u ám nhất trong ba tuần qua
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Giá vàng tăng giảm trái chiều trên các thị trường thế giới trong phiên giao dịch đầu tuần 30/9 trong bối cảnh thị trường lo ngại trước thông tin một số cơ quan liên bang của Mỹ có nguy cơ bị đóng cửa.
Vào chiều tối ngày 30/9, với 54 phiếu thuận và 46 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã lần thứ hai trong ngày bác bỏ dự luật ngân sách khẩn cấp mới vừa được Hạ viện phê chuẩn trước đó, trong đó không bao gồm ngân sách cho dự luật cải tổ y tế của chính quyền Obama - thường được gọi là chương trình "Obamacare".
Bước sang phiên 1/10 - ngày đầu tiên (và cũng là lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua) Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một số cơ quan vì hết ngân sách, giá vàng đã "ầm ầm" lao dốc tại thị trường Mỹ khi nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với diễn biến này, mặc dù trước đó, một số đã đồn đoán rằng việc đóng cửa các cơ quan chính phủ sẽ đẩy giá vàng đi lên.
Một số nhà phân tích còn nhận định, diễn biến này có thể giúp giá vàng phá các mốc 1.300 USD/ounce và vọt lên 1.350 USD/ounce. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại khi chốt phiên 1/10 tại thị trường New York, giá vàng giao tháng 12/2013 giảm mạnh 40,90 USD (gần 3%) xuống 1.286,10 USD/ounce - mức thấp nhất trong gần hai tháng qua.
Mặc dù việc đóng cửa của Chính phủ Mỹ lần này không có tác động lớn đến giá vàng so với lần đóng cửa trước vào năm 1995-1996 (giá vàng tăng khoảng 3%), song các chuyên gia cho rằng sự thất bại trong việc tăng mức trần nợ (16.700 tỷ USD) vào giữa tháng Mười sẽ có tác động lớn hơn đến biểu đồ vàng. Năm 2011, vào những phút cuối cùng Quốc hội Mỹ mới đạt được thỏa thuận về việc tăng trần nợ. Sự thiếu chắc chắn về thỏa thuận này đã từng đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục 1.920 USD/ounce.
Sau khi tiếp tục giao dịch ở gần mức thấp nhất hai tháng trong phiên 2/10 trên thị trường châu Á, giá vàng đã hồi phục trở lại trên thị trường Mỹ (tăng gần 2,2%) do đồng USD trượt giá thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào để bù đắp cho tình trạng sụt giảm thê thảm trong phiên trước.
Ngoài ra, trong phiên này, giá vàng cũng được hỗ trợ sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho biết đang giám sát các diễn biến về tình hình lãi suất trên thị trường và sẵn sàng có hành động khi cần.
Sang phiên giao dịch 3/10, giá vàng lại diễn biến trái chiều khi Chính phủ Mỹ bước sang ngày đóng cửa thứ ba một số công sở liên bang trong bối cảnh các thông tin yếu kém về kinh tế Mỹ và việc chính phủ nước này đóng cửa một phần hoạt động đã làm dấy lên những hy vọng rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ kéo dài thêm thời gian đối với chương trình kích thích tăng trưởng, qua đó hỗ trợ cho giá vàng.
Ngoài ra, kim loại quý còn được hỗ trợ bởi đồng USD trượt giá xuống mức thấp nhất trong vòng 8 tháng qua. Các nhà phân tích cho rằng tranh cãi chính trị xoay quanh kế hoạch ngân sách tài khóa 2014 và việc nâng trần nợ liên bang 16.700 tỷ USD có thể còn kéo dài. Nếu việc nâng trần nợ công thất bại, điều này sẽ đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào tình trạng vỡ nợ và khuấy đảo các thị trường.
Các chuyên gia cảnh báo, việc đóng cửa các công sở liên bang nếu kéo dài một tuần có thể làm giảm 0,2% đến 0,4% tốc độ tăng GDP của Mỹ. Theo thống kê, trong 21 ngày đóng cửa công sở liên bang cuối năm 1995 đầu năm 1996, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, nền kinh tế Mỹ đã bị thiệt hại hơn 1,4 tỷ USD. Lần này, theo các chuyên gia, việc đóng cửa công sở liên bang dự báo sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ mỗi tuần 1 tỷ USD, nhưng nếu đóng cửa kéo dài từ 3 đến 4 tuần thì tổng thiệt hại sẽ lên tới 55 tỷ USD.
Trong phiên cuối tuần 4/10, giá vàng tiếp tục giảm do đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất hai tháng, trong khi nhà đầu tư lo ngại bế tắc chính trị tại Washington sẽ kéo dài thêm một tuần nữa.
Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc đóng cửa cả tuần nhân kỳ nghỉ lễ Quốc khánh và không có thống kê kinh tế nào "nặng ký" phát đi từ Mỹ (do một số cơ quan công quyền ở nước này tạm ngừng hoạt động), thị trường vàng tuần qua nhìn chung giao dịch khá èo uột và thường chỉ dao động trong biên độ hẹp.
Các quan chức FED cho hay, việc thiếu thống kê (do nhiều cơ quan ngừng thu thập và công bố số liệu sau khi Quốc hội Mỹ không tiến tới một thoả thuận về ngân sách) gây khó khăn cho việc "chẩn đoán sức khoẻ" nền kinh tế và FED có thể sẽ duy trì chính sách tiền tệ lỏng trong thời gian dài hơn để bù lại những thiệt hại do "biến cố" chính trị ở Washington gây ra.
Đóng cửa phiên cuối tuần tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.310,53 USD/ounce, trong khi giá vàng giao kỳ hạn tháng 12/2013 giảm 7,7 USD xuống 1.309,9 USD/ounce. Tính chung cả tuần, vàng đã để mất hơn 2% giá trị, ghi dấu mức giảm mạnh nhất trong ba tuần qua.
Tags:
kinh-te
Ảnh minh họa. Nguồn: Bloomberg |
Vào chiều tối ngày 30/9, với 54 phiếu thuận và 46 phiếu chống, Thượng viện Mỹ đã lần thứ hai trong ngày bác bỏ dự luật ngân sách khẩn cấp mới vừa được Hạ viện phê chuẩn trước đó, trong đó không bao gồm ngân sách cho dự luật cải tổ y tế của chính quyền Obama - thường được gọi là chương trình "Obamacare".
Bước sang phiên 1/10 - ngày đầu tiên (và cũng là lần đầu tiên trong vòng 17 năm qua) Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một số cơ quan vì hết ngân sách, giá vàng đã "ầm ầm" lao dốc tại thị trường Mỹ khi nhà đầu tư phản ứng tiêu cực với diễn biến này, mặc dù trước đó, một số đã đồn đoán rằng việc đóng cửa các cơ quan chính phủ sẽ đẩy giá vàng đi lên.
Một số nhà phân tích còn nhận định, diễn biến này có thể giúp giá vàng phá các mốc 1.300 USD/ounce và vọt lên 1.350 USD/ounce. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại khi chốt phiên 1/10 tại thị trường New York, giá vàng giao tháng 12/2013 giảm mạnh 40,90 USD (gần 3%) xuống 1.286,10 USD/ounce - mức thấp nhất trong gần hai tháng qua.
Mặc dù việc đóng cửa của Chính phủ Mỹ lần này không có tác động lớn đến giá vàng so với lần đóng cửa trước vào năm 1995-1996 (giá vàng tăng khoảng 3%), song các chuyên gia cho rằng sự thất bại trong việc tăng mức trần nợ (16.700 tỷ USD) vào giữa tháng Mười sẽ có tác động lớn hơn đến biểu đồ vàng. Năm 2011, vào những phút cuối cùng Quốc hội Mỹ mới đạt được thỏa thuận về việc tăng trần nợ. Sự thiếu chắc chắn về thỏa thuận này đã từng đẩy giá vàng lên mức cao kỷ lục 1.920 USD/ounce.
Sau khi tiếp tục giao dịch ở gần mức thấp nhất hai tháng trong phiên 2/10 trên thị trường châu Á, giá vàng đã hồi phục trở lại trên thị trường Mỹ (tăng gần 2,2%) do đồng USD trượt giá thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào để bù đắp cho tình trạng sụt giảm thê thảm trong phiên trước.
Ngoài ra, trong phiên này, giá vàng cũng được hỗ trợ sau khi Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi cho biết đang giám sát các diễn biến về tình hình lãi suất trên thị trường và sẵn sàng có hành động khi cần.
Sang phiên giao dịch 3/10, giá vàng lại diễn biến trái chiều khi Chính phủ Mỹ bước sang ngày đóng cửa thứ ba một số công sở liên bang trong bối cảnh các thông tin yếu kém về kinh tế Mỹ và việc chính phủ nước này đóng cửa một phần hoạt động đã làm dấy lên những hy vọng rằng Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ kéo dài thêm thời gian đối với chương trình kích thích tăng trưởng, qua đó hỗ trợ cho giá vàng.
Ngoài ra, kim loại quý còn được hỗ trợ bởi đồng USD trượt giá xuống mức thấp nhất trong vòng 8 tháng qua. Các nhà phân tích cho rằng tranh cãi chính trị xoay quanh kế hoạch ngân sách tài khóa 2014 và việc nâng trần nợ liên bang 16.700 tỷ USD có thể còn kéo dài. Nếu việc nâng trần nợ công thất bại, điều này sẽ đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới này vào tình trạng vỡ nợ và khuấy đảo các thị trường.
Các chuyên gia cảnh báo, việc đóng cửa các công sở liên bang nếu kéo dài một tuần có thể làm giảm 0,2% đến 0,4% tốc độ tăng GDP của Mỹ. Theo thống kê, trong 21 ngày đóng cửa công sở liên bang cuối năm 1995 đầu năm 1996, dưới thời Tổng thống Bill Clinton, nền kinh tế Mỹ đã bị thiệt hại hơn 1,4 tỷ USD. Lần này, theo các chuyên gia, việc đóng cửa công sở liên bang dự báo sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ mỗi tuần 1 tỷ USD, nhưng nếu đóng cửa kéo dài từ 3 đến 4 tuần thì tổng thiệt hại sẽ lên tới 55 tỷ USD.
Trong phiên cuối tuần 4/10, giá vàng tiếp tục giảm do đồng USD phục hồi từ mức thấp nhất hai tháng, trong khi nhà đầu tư lo ngại bế tắc chính trị tại Washington sẽ kéo dài thêm một tuần nữa.
Trong bối cảnh thị trường Trung Quốc đóng cửa cả tuần nhân kỳ nghỉ lễ Quốc khánh và không có thống kê kinh tế nào "nặng ký" phát đi từ Mỹ (do một số cơ quan công quyền ở nước này tạm ngừng hoạt động), thị trường vàng tuần qua nhìn chung giao dịch khá èo uột và thường chỉ dao động trong biên độ hẹp.
Các quan chức FED cho hay, việc thiếu thống kê (do nhiều cơ quan ngừng thu thập và công bố số liệu sau khi Quốc hội Mỹ không tiến tới một thoả thuận về ngân sách) gây khó khăn cho việc "chẩn đoán sức khoẻ" nền kinh tế và FED có thể sẽ duy trì chính sách tiền tệ lỏng trong thời gian dài hơn để bù lại những thiệt hại do "biến cố" chính trị ở Washington gây ra.
Đóng cửa phiên cuối tuần tại Sàn giao dịch kim loại New York (COMEX), giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.310,53 USD/ounce, trong khi giá vàng giao kỳ hạn tháng 12/2013 giảm 7,7 USD xuống 1.309,9 USD/ounce. Tính chung cả tuần, vàng đã để mất hơn 2% giá trị, ghi dấu mức giảm mạnh nhất trong ba tuần qua.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét