Người nước ngoài được mua nhà ở VN để... cho thuê lại
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được được mua, thuê, thuê mua nhà ở để kinh doanh...
Quy định trên được Bộ Xây dựng đề cập trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, sắp được trình Chính phủ.
Thay vì phải đầu tư dự án mới để kinh doanh, tới đây các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ được mở rộng thêm lĩnh vực cho thuê lại bất động sản tại Việt Nam.
Theo đó, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được bổ sung thêm lĩnh vực đầu tư mới là có quyền thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại, đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng.
Đặc biệt, dự thảo quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được thuê, được mua và sở hữu diện tích văn phòng để làm việc, để cho thuê; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Ngoài ra, đối với lĩnh vực kinh doanh môi giới bất động sản, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể tham gia các hoạt động hiện đã được quy định như dịch vụ môi giới bất động sản; định giá bất động sản; kinh doanh sàn giao dịch bất động sản; tư vấn bất động sản; đấu giá bất động sản, quản lý bất động sản...
Chính sách mở cửa cho người nước ngoài mua nhà theo nhiều chuyên gia đánh giá là một chính sách tích cực, song không nên trông chờ đây là giải pháp "cứu cánh" cho bất động sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Đực cho rằng, chính sách cho người nước ngoài mua nhà nếu được nới rộng cũng chỉ có thể giúp giao dịch trên thị trường tăng 3-5%, chắc chắn không có chuyện đột biến vì khách hàng chủ yếu là mua một vài căn riêng lẻ.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí Toàn cầu (GP-Invest) cho rằng chính sách này nếu được nới rộng thì có thể giúp thị trường đỡ tắc đầu ra. "Tuy nhiên, nếu trông chờ vào điều này thì tôi nghĩ sẽ không lấy gì làm sáng sủa", vị này nói.
Theo ông Hiệp, trong nhóm đối tượng này, chỉ có Việt kiều là số lượng mua có thể cải thiện, tạo nguồn cầu tốt hơn cho thị trường. Còn đối với các công ty và người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, công tác nhu cầu mua, sở hữu nhà đất không lớn.
Cùng nhận định trên, tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nếu các đề xuất của Bộ Xây dựng được thông qua thì cũng không thể tạo thành một làn sóng mua nhà của người nước ngoài. Do đó, không thể coi đây là "cứu cánh" để giải quyết hàng tồn kho.
Theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2006 hiện đang có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư dự án mới tại Việt Nam để bán hoặc cho thuê. Luật cũng nghiêm cấm hành các hành vi thuê bất động sản tại Việt Nam để cho thuê lại, đặc biệt là hoạt động mua, sở hữu văn phòng làm việc để cho thuê lại trên thị trường.
Tags:
kinh-te
Quy định trên được Bộ Xây dựng đề cập trong dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi, sắp được trình Chính phủ.
Thay vì phải đầu tư dự án mới để kinh doanh, tới đây các nhà đầu tư nước ngoài có thể sẽ được mở rộng thêm lĩnh vực cho thuê lại bất động sản tại Việt Nam.
Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được được mua, thuê, thuê mua nhà ở để kinh doanh |
Theo đó, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được bổ sung thêm lĩnh vực đầu tư mới là có quyền thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại, đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuê đất đã có hạ tầng.
Đặc biệt, dự thảo quy định tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bất động sản; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài; quỹ đầu tư nước ngoài; chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam được thuê, được mua và sở hữu diện tích văn phòng để làm việc, để cho thuê; được mua, thuê, thuê mua nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Ngoài ra, đối với lĩnh vực kinh doanh môi giới bất động sản, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn có thể tham gia các hoạt động hiện đã được quy định như dịch vụ môi giới bất động sản; định giá bất động sản; kinh doanh sàn giao dịch bất động sản; tư vấn bất động sản; đấu giá bất động sản, quản lý bất động sản...
Chính sách mở cửa cho người nước ngoài mua nhà theo nhiều chuyên gia đánh giá là một chính sách tích cực, song không nên trông chờ đây là giải pháp "cứu cánh" cho bất động sản Việt Nam.
Ông Nguyễn Văn Đực cho rằng, chính sách cho người nước ngoài mua nhà nếu được nới rộng cũng chỉ có thể giúp giao dịch trên thị trường tăng 3-5%, chắc chắn không có chuyện đột biến vì khách hàng chủ yếu là mua một vài căn riêng lẻ.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí Toàn cầu (GP-Invest) cho rằng chính sách này nếu được nới rộng thì có thể giúp thị trường đỡ tắc đầu ra. "Tuy nhiên, nếu trông chờ vào điều này thì tôi nghĩ sẽ không lấy gì làm sáng sủa", vị này nói.
Theo ông Hiệp, trong nhóm đối tượng này, chỉ có Việt kiều là số lượng mua có thể cải thiện, tạo nguồn cầu tốt hơn cho thị trường. Còn đối với các công ty và người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, công tác nhu cầu mua, sở hữu nhà đất không lớn.
Cùng nhận định trên, tiến sĩ Phạm Sỹ Liêm - Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng, nếu các đề xuất của Bộ Xây dựng được thông qua thì cũng không thể tạo thành một làn sóng mua nhà của người nước ngoài. Do đó, không thể coi đây là "cứu cánh" để giải quyết hàng tồn kho.
Theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản 2006 hiện đang có hiệu lực, các nhà đầu tư nước ngoài chỉ được đầu tư dự án mới tại Việt Nam để bán hoặc cho thuê. Luật cũng nghiêm cấm hành các hành vi thuê bất động sản tại Việt Nam để cho thuê lại, đặc biệt là hoạt động mua, sở hữu văn phòng làm việc để cho thuê lại trên thị trường.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét